KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng

23/12/2023 09:10 AM | Sống

Cũng theo KTS An Việt Dũng, đưa thiên nhiên vào căn nhà là bản năng tự nhiên của con người.

Tháng 9/2023, công trình Urban Farming Home giành được giải Vàng Giải thưởng Kiến trúc châu Á 2023 (ARCASIA Awards for Architecture - giải thưởng do Hội đồng Kiến trúc sư khu vực châu Á tổ chức). Đây có thể xem là một sự kiện đặc biệt trong giới kiến trúc Việt Nam bởi quy mô và sự uy tín của giải thưởng.

Những người đứng sau công trình cũng nhận về nhiều sự chú ý, đó là KTS An Việt Dũng - chủ trì thiết kế và cũng là sáng lập văn phòng Farming Architect. Với slogan "Như một người nông dân, kiến trúc sư là người đi gieo những công trình xanh trên cánh đồng đô thị?", KTS An Việt Dũng cùng các cộng sự vẫn đang miệt mài theo đuổi phong cách kiến trúc cộng sinh, miệt mài tạo nên không gian xanh giữa lòng đô thị trong hơn 5 năm qua.

Cùng trò chuyện để tìm hiểu thêm về kiến trúc cộng sinh cũng như câu chuyện làm nghề của KTS An Việt Dũng!

KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 1.

KTS An Việt Dũng

ThS - KTS An Việt Dũng

- Sinh năm 1986

- Founder văn phòng Farming Architect

- Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Kỹ sư đất và môi trường - Đại học Brescia (Italy)

- Tốt nghiệp Kiến trúc sư chuyên ngành Kiến trúc và quy hoạch - ĐH Xây dựng Hà Nội

- Một số giải thưởng nổi bật: giải Vàng ARCASIA Awards for Architecture (AAA) 2023, giải Đồng Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022 - 2023, Top 3 KTS có tầm ảnh hưởng của KOHLER Bold Design Awards 2020, Công trình Thư viện VAC được tạp chí Times của Mỹ bình chọn là 1 trong 100 điểm đến của thế giới năm 2019, được đài truyền hình CNN chọn là biểu tượng mới của Hà nội trong series phim Iconic Hanoi-2020…

- Một số công trình nổi bật: Urban Farming Home, Đồng nhân tại Yokohama - Nhật bản, Thư viện VAC, KOI Café, ECO-Balcony...

Đưa thiên nhiên vào căn nhà là bản năng tự nhiên của con người

Chào anh Dũng,

Quả thực chưa nhiều người hiểu rõ về kiến trúc cộng sinh, theo anh phong cách này nên được hiểu thế nào mới đúng?

Khi mới lập văn phòng kiến trúc, tôi cũng chưa cắt nghĩa được một cách rõ ràng, khúc triết về kiến trúc cộng sinh. Nhưng càng làm, tôi càng mong muốn các công trình được kiến tạo như một hệ sinh thái mà trong đó rất nhiều mắt xích cùng cộng sinh, cùng nương vào nhau để mang những giá trị tốt cho người sử dụng và cho công trình .

Trong không gian này, có nhiều loài cùng sinh sống, có các thành tố như nước, cây, không khí trong lành,... cùng quyện vào nhau và tạo thành hệ sinh thái riêng. Điều này khiến các công trình không còn là một khối vật chất ở trạng thái tĩnh mà là bức tranh động, biến đổi theo thời gian như cách vận hành của tự nhiên. Con người cũng là một mắt xích trong đó và là mắt xích đặc biệt, giúp duy trì tính bền vững của sự cộng sinh này. Vì vậy để hệ sinh thái được sống một cách bền vững thì sự đón nhận và quan tâm của chủ nhà chính là điều quan trọng nhất. 

KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 2.

KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 3.
KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 4.
KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 5.
KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 6.

Công trình Urban Farming Home

Đưa thiên nhiên vào trong ngôi nhà đô thị là xu hướng dễ thấy trong nhiều năm gần đây. Anh có nhận định thế nào về xu hướng này?

Bản năng của con người là sống hòa với thiên nhiên. Từ xa xưa con người đã luôn sống nương vào tự nhiên với những nếp nhà ẩn mình bên những tán cây, bên cạnh là khu vườn để trồng trọt, chăn nuôi rồi thu hoạch, chế biến… Ở nông thôn những mô hình kiểu VAC chính là vòng tuần hoàn khép kín. Đô thị của chúng ta những năm gần đây biến đổi quá nhanh nên mảng xanh và không gian xanh cứ ít dần đi. Ngoài ra nhịp sống hối hả của người dân đô thị đã vô tình ngắt kết nối giữa con người với thiên nhiên và rồi họ lại thấy bức bối trong chính không gian sống của mình. Vậy thì tại sao trong mỗi không gian sống lại không tạo ra khu vực để tái tạo năng lượng? Tôi thấy đó là điều hợp lý.

Nhiều công trình có mảng xanh thường có không gian mở. Tính an toàn về PCCC và chống trộm, phòng tránh điện giật,... được anh và chủ nhà tính toán thế nào?

Cách đây nhiều năm về trước, bạn bè và giáo sư của tôi ở Ý sang Việt Nam đều nhìn thấy những ban công đóng kín. Khi họ hỏi vì sao, tôi cũng chỉ biết trả lời là vì khói bụi, tiếng ồn đô thị và an ninh. Sau này khi về nước tôi nghĩ lại, tại sao trước những lý do như vậy mình không làm một cái khẩu trang, một bộ lọc xanh cho ngôi nhà mà vẫn đảm bảo độ mở vừa đủ để con người được kết nối với thiên nhiên?

Việc tạo ra các mảng xanh, không gian xanh trong các công trình và việc đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng công trình là 2 việc hoàn toàn khác nhau trong tính toán thiết kế một công trình kiến trúc.

Chúng tôi luôn quy hoạch rất rõ ràng, chi tiết vì kiến trúc của chúng tôi không phải một bức tranh tĩnh hay cái đẹp đơn thuần, nó đến từ tính đúng và giá trị đúng trước. Đúng ở đây tức là đạt được các tiêu chí về an toàn, không gây hại cho con người sử dụng. Tính thẩm mỹ, cái đẹp hay đưa thiên nhiên vào vẫn là các yếu tố đến sau.

Chẳng hạn câu chuyện tránh điện giật ở khu vực hệ sinh thái - nơi có nhiều nước. Việc đầu tiên đó là tiêu chuẩn của các thiết bị và dây dẫn chống nước, nguồn cấp điện được đặt ở vị trí nào, thiết bị nào thì cần phải lắp thêm thiết bị chống rò điện... tất cả đều phải được tính toán chi tiết. Nhiều dự án được chúng tôi sử dụng một giải pháp khác là dùng pin năng lượng mặt trời và nạp vào ắc quy, sử dụng điện áp 12V thay cho việc dùng 220V. Còn chiếu sáng mặt nước thì phải qua aptomat và các thiết bị chống rò giật khác để tạo sự an toàn cho khu vườn.

Vậy giữa ban công/ sân thượng có nhiều cây cối và ban công/ sân thượng bình thường thì bên nào dễ thoát hiểm hơn?

Với vai trò KTS, người làm quy hoạch thì chúng tôi phải lường trước được những yếu tố rủi ro và có giải pháp cho thoát hiểm khi cần thiết đó là một phần không thể thiếu trong bất kỳ một công trình kiến trúc nào.

Thực tế, ban công bình thường của phần lớn nhà ở hiện nay cũng trồng cây nhưng lại chưa có sự tính toán khoa học và quy hoạch tối ưu nên mới dẫn đến trường hợp thoát hiểm khó khăn. Nhiều khi họ còn biến ban công thành kho đồ hoặc không gian chết nên chúng tôi tìm cách để đánh thức không gian đấy lên và vẫn phải đáp ứng được tính an toàn.

Vì vậy không thể kết luận được ban công/ sân thượng có cây hay không có cây thì dễ thoát hiểm hơn mà là bạn có quy hoạch lối thoát hiểm hay không.

KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 7.

KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 8.

Hình ảnh ban công sinh thái trước và sau khi được thay đổi

Anh có gặp một thắc mắc rất phổ biến mà mọi người hay dành công trình có nhiều cây xanh là vấn đề muỗi và côn trùng không…

Trong hệ sinh thái mà chúng tôi thực hiện ở các công trình, mặt nước luôn ở trạng thái luân chuyển và có cá nên không có bọ gậy để sản sinh ra muỗi hay các loại côn trùng. Ngoài ra các loại cây sẽ tập trung vào cây có khả năng xua đuổi côn trùng. Một số cây có rệp bám ở thân hoặc lá thì chúng tôi hướng dẫn chủ nhà dùng các chế phẩm tự nhiên.

Ví dụ như công trình Urban Farming Home, sau một thời gian sinh sống, chủ nhà nhắn tin cho chúng tôi rằng không bao giờ phải mắc màn, không bị muỗi đốt. Ngay từ lúc đầu, khâu làm đất đã được chúng tôi xử lý kỹ càng, phần nào giảm thiểu được vấn đề này. Đất cũng phải 3 - 5 năm sau mới cần phải thay lại vì tất cả thức ăn dư thừa hàng ngày, gia chủ không vứt đi mà ủ thành phân hữu cơ để làm giàu dinh dưỡng .

Và có khi nào anh nghĩ đến chuyện 1 căn nhà được bao phủ bởi cây xanh thì sẽ khó để người ta nhìn thấy được thiết kế và cái tài của KTS?

Tôi không có công trình nào để cây bao phủ hoàn toàn. Về kiến trúc, công trình vẫn đáp ứng đầy đủ công năng, mục đích sử dụng của gia chủ và thể hiện điều đó ra hình thức bên ngoài. Cây cối chỉ là một thành tố trong tổng thể và không phải công trình nào tôi cũng trồng cây.

Có thời điểm cây lớn chậm vì thời tiết hoặc gia chủ không muốn trồng nhiều cây nữa thì bản thân công trình vẫn phải có vẻ đẹp tự thân của nó thông qua ánh sáng, bóng đổ, vật liệu,... Không phải cây chết thì công trình chết, tôi đâu có làm công trình cho cây mà cho người ở trong đó.Trong hệ sinh thái mà chúng tôi thực hiện ở các công trình, mặt nước luôn ở trạng thái luân chuyển và có cá nên không có bọ gậy để sản sinh ra muỗi hay các loại côn trùng. Ngoài ra các loại cây sẽ tập trung vào cây có khả năng xua đuổi côn trùng. Một số cây có rệp bám ở thân hoặc lá thì chúng tôi hướng dẫn chủ nhà dùng các chế phẩm tự nhiên.

Ví dụ như công trình Urban Farming Home, sau một thời gian sinh sống, chủ nhà nhắn tin cho chúng tôi rằng không bao giờ phải mắc màn, không bị muỗi đốt. Ngay từ lúc đầu, khâu làm đất đã được chúng tôi xử lý kỹ càng, phần nào giảm thiểu được vấn đề này. Đất cũng phải 3 - 5 năm sau mới cần phải thay lại vì tất cả thức ăn dư thừa hàng ngày, gia chủ không vứt đi mà ủ thành phân hữu cơ để làm giàu dinh dưỡng .

Và có khi nào anh nghĩ đến chuyện 1 căn nhà được bao phủ bởi cây xanh thì sẽ khó để người ta nhìn thấy được thiết kế và cái tài của KTS?

Tôi không có công trình nào để cây bao phủ hoàn toàn. Về kiến trúc, công trình vẫn đáp ứng đầy đủ công năng, mục đích sử dụng của gia chủ và thể hiện điều đó ra hình thức bên ngoài. Cây cối chỉ là một thành tố trong tổng thể và không phải công trình nào tôi cũng trồng cây.

Có thời điểm cây lớn chậm vì thời tiết hoặc gia chủ không muốn trồng nhiều cây nữa thì bản thân công trình vẫn phải có vẻ đẹp tự thân của nó thông qua ánh sáng, bóng đổ, vật liệu,... Không phải cây chết thì công trình chết, tôi đâu có làm công trình cho cây mà cho người ở trong đó.

KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 9.

Một góc nhìn xanh mướt

KTS Việt Nam không sợ thất nghiệp nhưng không dễ để làm đúng nghiệp của mình

Quay lại câu chuyện của cá nhân anh, quá trình trưởng thành và quan điểm sống của anh có lẽ được ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình, tuổi thơ?

Tôi sinh ra và lớn lên ở Ninh Bình - một vùng nông thôn Bắc Bộ. Những cảnh vật và thiên nhiên tươi đẹp như cánh đồng lúa, con đường đến trường,... đã theo tôi từ khi còn nhỏ. Lúc đó tôi thấy các bác nông dân làm ruộng kỳ diệu lắm, không cần thước kẻ nhưng đường cày, đường cấy vẫn thẳng tắp. Tôi nghĩ đây là những người nghệ sĩ thực thụ và tự nhiên mê mẩn với nét đẹp lao động đấy.

Sau đó tôi được bố định hướng cho nghề kiến trúc. Đây là điều hoàn toàn hợp lý và may mắn vì tôi thích học toán với những con số và hình học không gian, lại có một chút sở thích hội hoạ, nghệ thuật. Đến hiện tại, nếu phải chọn lại tôi cũng chưa tìm được nghề nào phù hợp hơn kiến trúc.

Hình như cái tên Farming Architects cũng bắt đầu từ ước mơ của một người được sinh ra và lớn lên từ nông thôn?

Tôi nhận ra những nét tương đồng của một KTS và một người nông dân, họ cùng trải qua sự chờ đợi và cùng mang lại hạnh phúc cho mọi người. Để trồng cây, người nông dân phải bắt đầu từ việc gieo hạt, phải hiểu biết về khí hậu, thổ nhưỡng,... Để làm nên công trình, KTS phải hiểu về bối cảnh, nơi chốn, con người, văn hoá,... Và dù một cái cây hay công trình, mình không thể bắt ngay ngày mai phải có quả chín hay có căn nhà hoàn chỉnh được, nó cần quá trình. Từ đó mà cái tên Farming Architects ra đời, là nông trại, là cánh đồng gieo trồng những ý tưởng kiến trúc.

KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 10.
KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 11.
KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 12.
KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 13.

Một số công trình khác của KTS An Việt Dũng và ekip

Từng có thời gian học tập và làm việc ở nước ngoài - nơi được cho là có nhiều cơ hội hơn, tại sao anh lại quyết định quay trở về Việt Nam?

Điều này nói thế nào nhỉ? Hơi khó giải thích. Khi bạn ở một đất nước phát triển, hoa lệ với những công trình kiến trúc vĩ đại thì bạn sẽ hiểu điều gì hối thúc bạn quay về Tổ quốc của mình. Hơn nữa ở các nước phương Tây, hệ thống đã được cài đặt bài bản, vận hành trơn tru nên chúng ta chỉ là một mắt xích khi làm việc trong đó. Nếu làm tốt, bạn là một mắt xích tốt chứ không có cơ hội thiết lập lên bộ máy mới.

Cơ hội để làm nghề ở Việt Nam đang rất lớn nên nhiều bạn bè người nước ngoài học chung lớp với tôi ở Ý cũng tìm đến các nước châu Á, có cả Việt Nam để làm việc.

Nói vậy thì KTS ở Việt Nam sẽ không sợ thất nghiệp đúng không anh?

Tôi nghĩ họ sẽ không sợ thất nghiệp nhưng cũng không dễ để làm đúng nghiệp của mình. Trong số bạn bè của tôi, không nhiều người theo đuổi được con đường hành nghề chuyên sâu, tức là có văn phòng riêng, thực hành kiến trúc theo lối suy nghĩ của mình, đưa được kiến thức và trải nghiệm của bản thân vào công trình. Thay vào đó thường là những công việc có liên quan một phần đến kiến trúc như phát triển BĐS, làm truyền thông trong lĩnh vực kiến trúc, nghiên cứu hay chụp ảnh kiến trúc và nội thất,... Nhiều cơ hội nhưng khó khăn cũng rất nhiều.

KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 14.

Các KTS thường được nhận xét là khá bay bổng, tính nghệ sĩ cao. Làm sao để anh cân bằng điều đó với tính thực tế trong các thiết kế của mình?

Trong các công trình, sau khi giải quyết loạt yếu tố về kỹ thuật, công năng và nhu cầu sử dụng để mang lại không gian tiện nghi và phù hợp với gia chủ, tôi mới gieo gửi vào công trình những hy vọng và suy tư của người làm nghề. Sự gửi gắm này đi được đến đâu là do sự đón nhận của gia chủ và cái duyên của từng công trình còn tôi không áp đặt điều gì.

Thời gian đầu mới làm nghề nhiều khi tôi cũng bay bổng, nhưng càng vẽ tôi càng bớt huyễn hoặc về nghề nghiệp của mình hơn. Đến bây giờ tôi để ý và quan sát rồi cùng thảo luận với chủ nhà một cách tự nhiên, thay vì “Anh chị phải thế này, phải thế kia” bằng “Theo trải nghiệm chuyên môn của các KTS thì anh chị nên làm thế này thử xem có được không”. Cách tiếp cận của tôi dựa hoàn toàn vào nhu cầu và mong muốn của gia chủ, sau đó dùng ngôn ngữ chuyên môn chuyển hóa không gian của họ. Không gian phải ghi dấu ấn của gia chủ còn KTS chỉ là người đồng hành, không phải gồng lên kiểu “KTS là thay đổi thế giới”, không có chuyện đó. 

KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 15.

Nhiều chủ nhà có thể bị tác động từ ý kiến của những người xung quanh. Chẳng hạn ban đầu họ đồng ý với KTS phương án A rồi nhưng hàng xóm chê không đẹp nên đổi ý. Trong tình huống đó anh sẽ làm gì?

Tôi thường làm rõ việc này ngay từ đầu. Tôi làm việc với một người đại diện trong gia đình, người này có nhiệm vụ tổng hợp ý kiến của mọi người để truyền tải lại cho tôi và ekip. Sự lựa chọn cuối cùng phải là của gia chủ, vì đó là không gian sống của họ, không phải của hàng xóm. Còn nếu đã nghe lời hàng xóm như vậy thì gia chủ nên nhờ hàng xóm thiết kế ngay từ đầu. Nhìn chung mình cứ nhẹ nhàng đón nhận những chuyện đó, lý giải cho họ là vì sao làm thế này mà không làm thế kia, khi nó là lẽ phải thì “củ cải” cũng nghe thôi.

Có quan điểm cho rằng chỉ gia đình có điều kiện mới cho con theo được nghề kiến trúc. Anh nghĩ sao?

Bố mẹ tôi đều là giáo viên, lương viên chức nuôi 3 người con ăn học đại học thì không thể nói là có điều kiện được, có khi còn khó khăn nữa. Tôi ra nước ngoài học là được học bổng vì khi không có điều kiện, mình phải tìm cách khác để thỏa mãn sự tò mò của mình với thế giới ngoài kia. Còn những bạn mà gia đình có điều kiện hơn, tôi nghĩ các bạn cũng có khó khăn phải “vượt sướng”. Trong môi trường giáo dục công bằng như hiện tại, cơ hội chia đều cho tất cả mọi người nên biết đâu những khó khăn đôi khi còn là tài sản, là động lực để bản thân cố gắng hơn. 

Cảm ơn anh Dũng vì những chia sẻ!

KTS An Việt Dũng: Nhiều nhà dùng ban công để trồng cây nhưng khó thoát hiểm vì không quy hoạch kỹ lưỡng- Ảnh 16.

Theo Huyền Trang

Cùng chuyên mục
XEM