img
Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 1.
Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 2.

Trước áp lực của cuộc khủng hoảng dịch tễ (và cả kinh tế) mang tên Covid-19, chuyển đổi số đã trở thành một trong những ưu tiên phải thực hiện của tất cả các doanh nghiệp, tổ chức. Không còn là thích ứng và chờ đợi một trạng thái bình thường mới được thiết lập, cùng với quá trình bùng nổ của công nghệ thông tin, thế giới hậu Covid-19 gần như là một thế giới bất định, không thể dự đoán các biến số một cách chắc chắn. 

Vai trò công nghệ không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ, thúc đẩy, công nghệ - chuyển đổi số đóng vai trò của sự kiến tạo, giúp doanh nghiệp xây dựng và đột phá quy trình vận hành, mô hình kinh doanh, trải nghiệm khách hàng để từ đó thiết lập nên những trạng thái bình thường tiếp theo, và tiếp theo nữa (next normal).

Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 3.

Tại Diễn đàn Công nghệ FPT Techday 2020, khi đề cập đến quá trình kiến tạo bình thường mới, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT đã nhận định, "next normal is now" (Một thế giới hậu bình thường mới đã bắt đầu), sự vận động và phát triển đã thực sự diễn ra, mạnh mẽ nhưng âm thầm. 

 Một minh chứng rõ nét nhất của đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tại thời điểm này là xu hướng chuyển đổi môi trường làm việc từ một địa điểm cố định như tại nhà hay tại văn phòng sang "Làm việc tại bất cứ đâu" nhờ sức mạnh của công nghệ điện toán đám mây (cloud). Những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft, Google, Facebook đều đã thay đổi các chính sách để cho phép nhân viên một số bộ phận có quyền làm việc ở nhà kể cả sau khi đại dịch kết thúc.

Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 4.

Theo khảo sát của PwC, có tới 42% lãnh đạo các công ty trong lĩnh vực tài chính khẳng định đầu tư vào các giải pháp chuyển đổi số để tạo ra những trải nghiệm mới cho khách hàng sẽ là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng trong vòng 12 tháng tới. 

 Hay thay đổi phương thức giao tiếp với khách hàng từ gặp gỡ trực tiếp sang trực tuyến, dịch chuyển từ vai trò nhà cung cấp dịch vụ sang vai trò mới - đối tác đồng sáng tạo các trải nghiệm tùy chỉnh, cá nhân hóa cho khách hàng. Những giải pháp mới liên tục được áp dụng trong quá trình chuyển dịch này, từ chatbot, voicebot,… để tạo nên một trải nghiệm độc đáo, cá nhân hoá và tuỳ biến cho khách hàng ngay tại điểm giao dịch với mức đầu tư hợp lí đi kèm với sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu.

Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 5.

Hoặc như tối ưu vận hành nâng cao hiệu suất dựa trên sự hợp lực giữa trí tuệ con người và sức mạnh không giới hạn của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) cũng đã được ứng dụng một cách mạnh mẽ. Việc cộng hưởng sức mạnh từ khả năng không giới hạn của AI và khả năng định hướng, xử lý các tình huống linh hoạt của trí tuệ con người đã giúp rất nhiều doanh nghiệp như Grab (vận chuyển thông minh), Home Credit (tài chính tiêu dùng) tìm ra những ý tưởng mới, hướng đi mới, từ đó, tạo ra đòn bẩy thay đổi toàn diện hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.

Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 6.

Thay đổi để tạo đột phá là nhiệm vụ tối quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, tổ chức, thế nhưng con đường chuyển đổi số thành công giữa rất nhiều những lựa chọn, giải pháp, chiến lược lại là một câu hỏi đầy thách thức. Theo các diễn giả tham dự FPT Techday 2020, doanh nghiệp cần phải tìm lời giải cho 4 vấn đề lớn sau đây:

Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 7.

Việc lựa chọn đúng các giải pháp công nghệ có thể mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp trên 3 khía cạnh hoạt động gồm quản trị vận hành, chăm sóc khách hàng và năng lực cạnh tranh. Cùng với việc lựa chọn đúng giải pháp công nghệ, doanh nghiệp cũng nên "khởi động thông minh" khi triển khai dựa trên mức độ cấp thiết, độ khả thi cao và khả năng đem lại kết quả cụ thể trong không quá 3 tháng.

Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 8.

Thay vì triển khai các giải pháp công nghệ một cách đơn lẻ, rời rạc, doanh nghiệp nên xây dựng một chiến lược chuyển đổi số tổng thể, toàn diện dựa trên sự căn chỉnh phù hợp, cân bằng giữa chiến lược kinh doanh, mục đích, tầm nhìn và sứ mệnh.

Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 9.
Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 10.

Điều này không chỉ áp dụng cho các công ty công nghệ mà còn cho toàn bộ các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ nói chung. Quá trình chuyển đổi, triển khai sẽ tác động như thế nào đến con người, cộng đồng, và mang lại những giá trị thiết thực nào.

Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 11.

Các doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình và các bước thực hiện, phương pháp đánh giá, xác định KPI và kế hoạch ngân sách để giám sát. Doanh nghiệp liên tục giám sát hiệu quả, phân tích và điều chỉnh sao cho phù hợp với sự biến động của thị trường cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Các giải pháp công nghệ số khi hiệu quả phải có khả năng triển khai quy mô lớn toàn doanh nghiệp. 

Chuyển đổi số tại thời điểm này được xem như một năng lực cốt lõi mới giúp doanh nghiệp gia tăng năng lực cạnh tranh, kiến tạo và định hình tương lai của doanh nghiệp trong bình thường mới. Theo khảo sát của McKinsey, tại thời điểm tháng 6/2020, có tới 68% doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tạo lợi thế và nâng cao năng lực cạnh tranh trước đối thủ.

Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 12.

Cùng chung quan điểm, ông Pankaj Rathi, Tổng Giám đốc Điều hành Công ty Tư vấn Deloitte Đông Nam Á, "trong bối cảnh hiện tại, tốc độ, linh hoạt và thông minh là 3 yếu tố cạnh tranh dẫn dắt sự thành công của các doanh nghiệp và các doanh nghiệp số đang đi đầu trong việc tạo ra và nắm giữ các giá trị, những doanh nghiệp truyền thống đang bị bỏ lại phía sau. Công nghệ đã loại bỏ các rào cản giới hạn sự phát triển của doanh nghiệp".

Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 13.

Một trong những xu hướng chủ đạo quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp trong thời gian tới chính là Hợp lực thông minh (Collaborative Intelligence) giữa sức mạnh của công nghệ và trí tuệ của con người. Đây cũng là xu hướng chính được thảo luận, mổ xẻ chi tiết tại Diễn đàn Công nghệ FPT Techday 2020.

Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 14.

Việc xây dựng một môi trường cộng tác giữa sức mạnh của công nghệ và trí tuệ con người – Hợp lực thông minh (Smart Collaboration) - được đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra cách nhanh hơn, linh hoạt hơn để xử lý các hoạt động vận hành, kinh doanh. Cộng hưởng sức mạnh từ khả năng không giới hạn của trí tuệ nhân tạo và khả năng định hướng, xử lý các tình huống linh hoạt của trí tuệ con người sẽ giúp tìm ra những ý tưởng mới, hướng đi mới, từ đó, tạo ra đòn bẩy thay đổi toàn diện hoạt động của doanh nghiệp. 

 Đồng thời, việc áp dụng xu hướng này cũng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tiến đến mô hình doanh nghiệp số trong tương lai - nơi những tiến bộ khoa học công nghệ mang con người và công nghệ đến gần nhau hơn. Các nhà lãnh đạo, quản lý có thể "đối thoại" với chính Doanh nghiệp mình như một thực thể có trí tuệ. Hệ thống báo cáo và phân tích dữ liệu trực tuyến được cập nhật theo thời gian thực (Real-time business dashboards) giúp lãnh đạo doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin hoạt động, kinh doanh, sản xuất theo thời gian thực để từ đó đưa ra quyết định kịp thời, triển khai đồng loạt nhanh chóng, khai phóng những cơ hội mới tạo ra những giá trị, hiệu quả theo cấp số nhân trong bình thường mới tiếp theo.

Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 15.

Bên cạnh việc mang đến bức tranh tương lai về thế giới tiếp theo của thời kỳ bình thường mới và lời giải tăng trưởng cho doanh nghiệp từ sự kết hợp giữa công nghệ và con người, FPT Techday 2020 cũng đưa ra 6 xu hướng công nghệ chủ đạo mà dựa vào đó FPT phát triển các giải pháp, nền tảng giúp các doanh nghiệp tối ưu vận hành, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tìm kiếm mô hình kinh doanh mới. Cụ thể là tự động hóa thông minh (Hyper-automation), chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), định danh số (Digital ID), mô hình hóa dữ liệu chuyên dùng (Ontologies) và đám mây (Cloud). 

Giám đốc Công nghệ FPT Vũ Anh Tú chia sẻ về những tiêu chí giúp FPT nhận diện và xác định các công nghệ lõi của tương lai: "Thứ nhất, đây phải là các xu hướng công nghệ có thể thay đổi đáng kể hoạt động kinh doanh và phục vụ khách hàng. Thứ hai, các xu hướng này phải có tính thực tiễn, ứng dụng. Hơn 10 sản phẩm dựa trên các công nghệ này đã được FPT nghiên cứu, thử nghiệm thành công và giải quyết một số bài toán thực tiễn tại các doanh nghiệp, đặc biệt trong các ngành viễn thông, bán lẻ, ngân hàng. Và cuối cùng, việc áp dụng những xu hướng này có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng tạo ra lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh kinh doanh mới!"

Kiến tạo bình thường tiếp theo bằng chuyển đổi số- Con đường của tương lai - Ảnh 16.

Trí Thức Trẻ