Kiếm 10 triệu dựa vào chăm chỉ, kiếm 100 triệu dựa vào năng lực, vậy kiếm 10 tỷ dựa vào cái gì?
Trên con đường thành công, tốc độ không phải thứ chúng ta cần để tâm. Thế nên, trong bài viết này, tôi muốn nói cho bạn biết những bí mật mà những người kiếm được hàng chục tỷ đồng không bao giờ nói ra. Chính tỷ phú Jack Ma cũng đã âm thầm áp dụng!
Nhớ hồi bắt đầu bước sang năm mới, tôi thấy rất nhiều người đặt mục tiêu cho năm 2023 trên trang cá nhân của mình. Có lẽ bạn cũng vậy phải không?
Có người từng hỏi kế hoạch của tôi cho năm 2023 là gì, tôi nói 2023 cứ đặt ra một mục tiêu nhỏ trước đã, đó là kiếm được 10 tỷ trước năm 30 tuổi. Con người ấy à, đừng đặt ra giới hạn cho bản thân, điều này rất quan trọng. Bởi lẽ những thứ trái tim bạn không khát khao, nó sẽ không bao giờ ở gần bạn.
Trong bài viết này, tôi muốn nói cho bạn biết những bí mật mà những người kiếm được hàng chục tỷ đồng không bao giờ nói cho bạn biết.
Kiếm 10 triệu dựa vào chăm chỉ, kiếm 100 triệu dựa vào năng lực, vậy kiếm 10 tỷ dựa vào cái gì?
Câu trả lời là: Kiếm 10 tỷ phụ thuộc vào tâm thái.
Công thức cốt lõi của huyền thoại Jack Ma là: 20% (khả năng) + 80% (tâm thái) = thành công.
Trên con đường thành công, tốc độ không phải thứ chúng ta cần để tâm.
01Thành công = 20% (năng lực) + 80% (tâm thái)
Tôi từ nhỏ đã lấy "thất bại là mẹ của thành công" làm tín ngưỡng sống của mình, nhưng khi biết về La Kính Vũ, người đã kiếm được 10 tỷ đầu tiên trong đời ở tuổi 20, tôi đã có những suy nghĩ khác.
La Kính Vũ, khi đó là sinh viên năm thứ hai chuyên ngành truyền thông thị giác tại học viện Nghệ thuật, trường Đại học Hồ Bắc, trung Quốc. Ở tuổi 20, anh đã trải qua 5 năm thăng trầm trong hành trình khởi nghiệp của mình và trở thành cổ đông lớn của 9 công ty, sở hữu 16 cửa hàng thực, 3 cửa hàng trực tuyến và khối tài sản hơn 60 tỷ đồng.
Cha anh làm kinh doanh, còn mẹ anh là giáo viên tiểu học, không có xuất thân từ gia đình giàu có, anh từ nhỏ đã được cha mẹ dạy phải tự lập, phải tự mình đứng lên nắm lấy thứ mà mình muốn.
Chính vì nhận ảnh hưởng của tư duy này mà anh đã mơ ước khởi nghiệp từ khi còn nhỏ, anh nói: "Tôi muốn trở thành một doanh nhân nổi tiếng như Jack Ma và Dư Mẫn Hồng, muốn có một sự nghiệp của riêng mình."
Trong vỏn vẹn 4 năm, La Kính Vũ và các đối tác của mình đã thành lập 4 công ty, lần lượt nắm giữ 40%, 25%, 50% và 40% cổ phần, đồng thời mở 8 cửa hàng thực và 3 cửa hàng trực tuyến. Một trong những cộng sự của anh, Điền Khải Kiệt, hiệu trưởng trường đào tạo nghệ thuật Wuhan Rongyi 100, cho biết: "La Kính Vũ không chỉ là cổ đông của trường mà còn giữ chức phó hiệu trưởng, thanh niên này rất dám nghĩ dám làm".
Cửa hàng văn phòng phẩm ở đại học Hồ Bắc của anh ấy kinh doanh 1.600 loại vật liệu vẽ và nhạc cụ, kiếm được vài triệu tệ mỗi năm.
Tuy nhiên, triệu phú 19 tuổi sống một cuộc sống rất bình dị - sử dụng điện thoại di động chỉ 499 nhân dân tệ (khoảng 1,6 triệu đồng), không bao giờ chơi trò chơi trực tuyến và mặc quần áo rẻ tiền từ cửa hàng quần áo của chính mình. Anh ấy nói: "Kiếm tiền không dễ, tiêu là phải đáng".
La Kính Vũ nói rằng anh ấy hy vọng rằng trong tương lai sẽ có thể thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp nhiều người thành công hơn trong việc khởi nghiệp.
Trong quá trình tiến tới thành công của mình, thứ giúp anh ấy thành công là rất nhiều những thành công nhỏ, chúng mang lại cho anh ấy một tâm thái tốt, tâm thái tốt sẽ dẫn đến kết quả tốt, và kết quả tốt sẽ thúc đẩy anh ấy đạt được thành công....
Bạn đã phát hiện ra được điều gì hay chưa? Ở đây, một "vòng lặp tích cực" liên tục được xây dựng.
Vậy cho nên, thành công là gì?
Thành công = 20% (năng lực) + 80% (tâm thái)
Khi mọi người muốn phát triển và thay đổi tư duy để thăng tiến trong sự nghiệp, chữa lành vết thương, giúp con cái phát triển, giảm cân hay kiểm soát cơn giận… thì sự thay đổi đó cần phải được duy trì.
Điều đáng nói là khi mọi thứ trở nên tốt hơn, mọi người lại có xu hướng ngừng làm những việc giúp mọi thứ tốt hơn đó và quên đi việc mình cần không ngừng thay đổi và phát triển, giống như khi bạn cảm thấy tốt hơn, bạn sẽ ngừng uống thuốc.
Nhưng phát triển và thay đổi không tự tồn tại. Sau khi bạn giảm cân thành công, vấn đề khiến bạn béo phì thực ra vẫn còn đó. Sau khi con bạn bắt đầu quan tâm đến việc học, vấn đề cũng sẽ không hề được giải quyết một lần và mãi mãi.
Ngay cả khi bạn và bố mẹ bạn bắt đầu giao tiếp tốt hơn, thì mọi chuyện vẫn chưa kết thúc ở đó. Những thay đổi này phải được duy trì, nếu không chúng sẽ biến mất nhanh hơn so với khi chúng xuất hiện.
Do đó, sự thay đổi trong mô thức tư duy không thể đạt được chỉ bằng cách dựa vào một mánh lới quảng cáo nhỏ hay một vài lời khuyên. Trên thực tế, nếu ai đó sử dụng tư duy cố định hay tư duy bảo thủ để suy nghĩ về một vấn đề nhưng lại sử dụng chiến lược tăng trưởng để giải quyết nó, kết quả thường sẽ là tiêu cực.
Ví dụ, có một câu chuyện như này, Wees, một người cha có tư duy bảo thủ cảm thấy bất lực trước con trai mình. Mỗi tối, anh ấy trở về nhà trong tình trạng mệt mỏi sau giờ làm việc, nhưng cậu con trai Mickey luôn không để anh ấy được yên.
Wees muốn yên tĩnh nghỉ ngơi, nhưng Mickey lại quá ồn ào. Wees cảnh báo con trai mình, nhưng Mickey vẫn sẽ việc mình mình làm. Wees cảm thấy con trai mình bướng bỉnh và ương ngạnh, không tôn trọng mình. Hai cha con thường la mắng nhau và cuối cùng Mickey luôn bị trừng phạt.
Cuối cùng, Wees quyết định bắt đầu cố gắng sử dụng các chiến lược định hướng tư duy phát triển để giải quyết mối quan hệ cha con.
Anh thể hiện sự tôn trọng đối với những nỗ lực của Mickey và khen ngợi con trai mình khi cậu bé thể hiện lòng tốt hoặc đề nghị giúp đỡ. Sau khi làm như vậy, hành vi của Mickey đã thay đổi đáng kể.
Nhưng ngay khi Mickey thay đổi và tiến bộ hơn, Wees đã ngay lập tức dừng chiến lược của mình. Anh ấy đã có được thứ mình muốn và hy vọng con trai sẽ tiếp tục biểu hiện tốt như hiện tại.
Nhưng khi mọi thứ không theo ý muốn của anh, anh lại càng trở nên tức giận hơn trước và trừng phạt con trai mình nhiều hơn bao giờ hết. Mickey cũng từng nghĩ rằng mình có thể vẫn sẽ biểu hiện tốt, nhưng giờ cậu bé từ chối làm như vậy.
Điều tương tự cũng xảy ra với cặp đôi có tư duy cố định Marlene và Scott.
Hai vợ chồng họ luôn cãi nhau không dứt: "Sao anh không bao giờ sắp xếp gọn gàng đồ đạc của mình?" "Nếu không phải lúc nào anh cũng nói để đó anh làm thì em sớm đã giải quyết rồi." "Nếu anh làm tốt việc mà anh nên làm, em đã chẳng bắt bẻ được gì anh rồi." "Ai cho em quyền quyết định những gì anh phải làm?"
Sau khi tham gia tư vấn hôn nhân, Marlene và Scott bắt đầu nhận ra sự nỗ lực và chu đáo của nhau nhiều hơn. Tình yêu và sự dịu dàng mà họ từng nghĩ đã biến mất dần quay trở lại.
Nhưng khi nó vừa quay lại, cả hai lại ngựa quen đường cũ. Với những người có tư duy bảo thủ, không cần tốn nhiều công sức để làm điều này. Một người có tư duy tiến bộ tự nhiên sẽ có biểu hiện tốt, và một mối quan hệ tốt sẽ tự nhiên cũng sẽ phát triển theo hướng tốt.
Cuộc cãi vã sau khi bắt đầu lại, nó thậm chí còn dữ dội hơn trước. Bởi lẽ lần này, cuộc cãi vã ấy xen lẫn với những hy vọng đã vụt tắt của cả hai. Thay đổi tư duy không phải là điều có thể thực hiện được chỉ với một chút lời khuyên, nó có nghĩa là nhìn nhận vấn đề theo một cách hoàn toàn mới.
Cho dù đó là mối quan hệ giữa vợ chồng, huấn luyện viên và vận động viên, quản lý và nhân viên, cha mẹ và con cái, giáo viên và học sinh, một khi bạn bắt đầu nhìn mọi thứ với tư duy phát triển, bạn sẽ chuyển từ mối quan hệ phán xét và bị đánh giá sang mối quan hệ học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.
Trong nhiều trường hợp, thành công không đáng quý, thứ đáng quý là tâm thái không ngừng phát triển và thay đổi, đó cũng chính là điềm báo của thành công.
Sau cùng, bạn sẽ thấy rằng thành công không thuộc về những người đi nhanh nhất, mà thuộc về những người đi chậm mà chắc!