Không tiền, không mối quan hệ, học tư duy BÁN NGỖNG của người Do Thái: Tiền và giá trị thăng hạng ngay lập tức!
Nguy cơ và cơ hội luôn đi đôi với nhau, nếu bạn muốn nắm bắt cơ hội, bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro, đây là điều mà bất cứ người Do Thái nào cũng luôn ý thức được.
Đối với hầu hết những người không có tiền, không có mối quan hệ, có thể họ sẽ nghĩ dù có làm việc chăm chỉ tới mấy thì cũng sẽ khó mà có ngày trở nên giàu có.
Không thể không nói rằng một người muốn trở thành một người giàu có, tiền và các mối quan hệ tất nhiên rất quan trọng, nhưng tiền và các mối quan hệ không phải là tất cả những yếu tố quyết định thành công.
Cuộc sống không bao giờ thiếu những người tự cường, và hầu hết những người thành công đều đã phải trải qua vô số những lần trầy da tróc vảy và gặp vô vàn khó khăn để có được những thành tựu như ngày hôm nay.
Nếu bạn đang không biết phải làm gì khi không có tiền và không có mối quan hệ, có lẽ câu trả lời mà bạn đang tìm có thể được tìm thấy từ kinh nghiệm làm giàu được người Do Thái đúc kết. Người Do Thái được mệnh danh là "dân tộc giỏi kiếm tiền nhất thế giới", trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, họ đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm làm giàu được giới thượng lưu kinh doanh trên toàn thế giới học hỏi.
Người Do Thái kiếm tiền giỏi ra sao?
Mặc dù dân số Do Thái chỉ có 16 triệu người, chiếm chưa đến 0,25% dân số toàn cầu, nhưng họ đã giành được 27% giải thưởng Nobel của thế giới. Người Do Thái ở Hoa Kỳ chiếm chưa đến 3% tổng dân số Hoa Kỳ, nhưng họ kiểm soát hơn 60% của cải của quốc gia này.
Câu chuyện "bán ngỗng" của người Do Thái
Một thương gia Do Thái đến một ngôi làng để mua ngỗng và ra giá 100 ngàn mỗi con, mức giá này là mức giá khá ổn so với giá thị trường lúc bấy giờ là trên dưới 80 ngàn. Một người dân nuôi 130 con ngỗng đã bán 100 con cho thương gia Do Thái này với giá 10 triệu đồng.
Vài ngày sau, thương gia người Do Thái lại đến và lần này ông ra giá cao hơn, 300 ngàn mỗi con. Giá gần gấp 4 lần giá thị trường, người dân này vui mừng đến mức nhanh chóng bán hết 30 con ngỗng còn lại cho thương gia Do Thái.
Khi biết chuyện này, những người dân trong làng tranh nhau bán hết đàn ngỗng mình nuôi cho thương nhân Do Thái. Lần này, thương nhân người Do Thái đã mua tổng cộng 1.000 con ngỗng và tính ra, số tiền chi ra 300 triệu đồng.
Gần một tháng sau, thương nhân người Do Thái lại đến và mang theo một tin vui: ông ta ra giá 1 triệu tệ để mua ngỗng, nhưng lúc này trong làng chẳng còn con ngỗng nào.
Một người dân làng phát hiện ra có một trang trại ngỗng mới mở ở một thị trấn cách đó không xa, đang bán ngỗng với giá 700 ngàn mỗi con. Mặc dù giá như vậy đã là rất cao nhưng mỗi con ngỗng có thể giúp người dân kiếm được khoản chênh lệch 300 ngàn nếu bán lại cho thương nhân Do Thái.
Nghĩ vậy, dân làng đã nhanh chóng mua lại 1.100 con ngỗng tại trang trại với giá 700 ngàn mỗi con rồi trở về nhà chờ thương nhân Do Thái đến mua với giá cao.
Tuy nhiên, điều bất ngờ là khi thương gia người Do Thái quay lại, ông chỉ đưa ra giá mua 60 ngàn cho một con ngỗng. Ông nói rằng tình hình thị trường gần đây không tốt và ngỗng không dễ bán. Dân làng đều mong kiếm bộn tiền từ việc thương nhân Do Thái mua với giá cao nên họ không muốn bán ngỗng cho thương nhân Do Thái với giá này.
Tất nhiên, những người dân làng này sẽ không bao giờ có thể đợi giá cao, bởi lẽ doanh nhân Do Thái là cùng một nhóm với trang trại mới mở đó, họ đã thiết lập quan hệ đối tác để thổi phồng giá ngỗng, sau đó để dân làng mua với giá cao. Trên thực tế, 1.100 con ngỗng trong trang trại đều là ngỗng được dân làng bán trước đó, nhưng cuối cùng chúng được trả lại cho dân làng với giá cao ngất ngưởng.
Phương Pháp Tư Duy "Bán Ngỗng"
1. Cởi mở và sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Chúng ta có lẽ sẽ không đồng tình với cách hành xử của những người kinh doanh và người dân trong câu chuyện này, nó phản ánh mặt "xấu xa" của bản chất con người. Nhưng câu chuyện này có thể nhắc nhở chúng ta rằng con người không thể cứ đi theo con đường cũ, tư duy cũng không thể nào luôn bảo thủ, cứng nhắc. Nguy cơ và cơ hội luôn đi đôi với nhau, nếu bạn muốn nắm bắt cơ hội, bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
2. Nhìn đúng thời điểm và hành động nhanh chóng
Nếu thời gian quay trở lại, người dân có cơ hội khác, chắc chắn họ sẽ bán hết số ngỗng đã mua với giá cao lần trước cho thương nhân người Do Thái, không để mình bị tiền mất tật mang. Đáng tiếc là không có cái gọi là "nếu như", và nếu cơ hội bị bỏ lỡ, sẽ không có lần thứ hai để làm lại. Lòng tham vốn là vô đáy, kết cục cuối cùng chắc chắn sẽ rất thảm hại, vậy cho nên, vào lúc nên hành động, hãy nắm bắt cơ hội đúng lúc.