Không phải thẳng thắn thật thà luôn thua thiệt, thực tế chứng minh người tốt sẽ thành công hơn, kiếm được nhiều tiền hơn
Đó là lý do những người tốt kiếm được nhiều tiền hơn. Dale Carnegie cũng đã khẳng định điều này trong cuốn Đắc nhân tâm của ông.
Thành công là một vấn đề rất chủ quan. Có thể bạn biết rằng mình thành công không như mong muốn nhưng liệu bạn có biết tại sao không? Dưới đây là 10 lý do khiến thành công tránh xa chúng ta cùng cách thay đổi nếu bạn sẵn sàng thay đổi cách tư duy và hành vi.
10. Cư xử tệ với mọi người xung quanh
Bạn có thể nghĩ rằng để làm tốt thì bạn cần thể hiện mình là kẻ mạnh nhưng thực tế không phải. Cách tốt nhất để khiến mọi người ủng hộ mình là giúp họ đạt được những gì họ muốn chứ không phải ích kỷ nghĩ cho bản thân trước. Đó là lý do những người tốt kiếm được nhiều tiền hơn. Dale Carnegie cũng đã khẳng định điều này trong cuốn Đắc nhân tâm của ông. Ngược lại thì cách tốt nhất khiến mọi người đẩy bạn xuống la đối xử với họ thật tồi tệ. Hãy đối xử với mọi người xung quanh giống như cách mà bạn muốn được người khác đối xử.
9. Không giữ lời
Tài sản giá trị nhất mà bạn có chính là danh dự của bản thân, và bạn cũng chỉ có cơ hội để mất nó một lần. Một khi bạn nói mình sẽ làm gì thì hãy thực hiện. Ngay cả khi hoàn cảng thanh đổi và kết quả không được như mong đợi ban đầu.
Nếu bạn liên tục thất hứa sẽ có 2 điều xảy ra. Đầu tiên, ngày càng ít người muốn làm việc với bạn. Điều này sẽ hạn chế cơ hội của bạn trong tương lai. Thứ hai là nếu bạn vẫn chứ tiếp tục nói hay mà không làm, bạn sẽ luôn tìm cách trốn tránh trách nhiệm, không tận tụy với công việc và thất bại hết lần này đến lần khác.
8. Không suy tính cho tương lai
Những hành vi bạn làm hôm nay sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống tài chính của bạn nhiều năm sau. Bởi vậy, hãy suy nghĩ và lên kế hoạch cho 5, 10 hay 20 năm tới. Dĩ nhiên bạn chẳng dự đoán được tương lai. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn không thể suy nghĩ để đưa ra sự lựa chọn tốt nhất. Hãy gặp gỡ những người thành công, trao đổi ý tưởng và lắng nghe họ, bạn sẽ học được điều gì đó.
7. Chọn sai công việc
Đừng làm một công việc mà không có tương lai hay không thể đem lại cho bạn một cuộc sống bạn hằng mong muốn. Có thể trong ngắn hạn, bạn vẫn hài lòng và vui vẻ. Nhưng chỉ vài năm thôi, bạn sẽ hối tiếc với quyết định của mình. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy khó khăn và tốn kém để có thể thay đổi. Hãy suy nghĩ về những gì bạn đang làm. Nghĩ xem cuộc sống của bạn sẽ thế nào 10 hay 20 năm nữa nếu bạn vẫn tiếp tục công việc này. Nếu đó là viễn cảnh bạn không muốn có, hãy đổi việc ngay.
6. Lấy sai người
Nếu bạn cưới một người có quan niệm về tài chính khác bạn hoàn toàn thì bạn sẽ khó có cơ hội thành công. Bạn sẽ lãng phí thời gian và năng lượng chỉ để cố gắng thuyết phục người kia về vấn đề chi tiêu hay đầu tư. Thêm vào đó, bạn rất dễ tốn tiền cho tư vấn kết hôn cũng như ly hôn.
Để thành công cần có sự hi sinh cũng như đồng lòng. Nếu bạn có mâu thuẫn với nửa kia, việc chi tiêu sẽ ngoài tầm kiểm soát và các kế hoạch tiết kiệm sẽ bị bỏ qua. Bạn cũng sẽ thấy gần như không thể đồng ý với bản kế hoạch tài chính cho tương lai. Hãy tránh bi kịch này bằng việc trao đổi về tiền bạc trước khi kết hôn. Còn nếu bạn đã kết hôn rồi, hãu nỗ lực để hai người cùng chung chí hướng trước khi làm gì đó.
5. Ly hôn
Nếu bạn lấy nhầm người thì có lẽ việc ly hôn là lựa chọn tốt cho cả hai. Tuy nhiên, chi phí ly hôn cũng vô cùng đắt đỏ. Bạn sẽ mất một nửa những gì mình có và các chi phí pháp lý khác nữa. Chẳng có chuyện gì tàn phá tài chính kinh khủng như ly hôn cả.
4. Cho con học trường quá đắt đỏ so với khả năng
Chúng ta chẳng cần cho con đi học trường quá tốn kém chỉ vì chúng được nhận vào đó. Đừng tự tạo áp lực cho mình hay khiến con cái đi theo vết xe đổ của mình. Bạn không cần phải đặt cược tương lai chỉ vì muốn khoe khoang.
3. Bạn không lập kế hoạch
Có một câu châm ngôn: Nếu bạn không lập kế hoạch tức là bạn đang lên kế hoạch thất bại cho mình. Theo kinh nghiệm của tôi thì điều này hoàn toàn đúng. Bạn cần dành thời gian để lên kế hoạch. Đó là kế hoạch tài chính, kế hoach tiết kiệm,… Bạn hoàn toàn có thể tự mình làm mà không cần nhờ tới chuyên gia.
2. Bạn không giám sát chi tiêu
Hãy theo dõi chi tiêu của mình nếu bạn không muốn phá sản. Khi bạn làm điều này sẽ có hai thứ xảy ra. Một là chi tiêu của bạn sẽ ngay lập tức giảm một cách thần kỳ. Điều này xảy đến khi bạn bắt đầu theo dõi và chú tâm. Điều tiếp theo là bạn sẽ biết khoản nào cần thiết phải chi ra và khoản nào thì không.
1. Bạn không biết cân đối thu chi
Lý do đâu tiên khiến nhiều người không thành công là họ không nắm được mối quan hệ giữa thu nhập, tài sản và chi tiêu. Dù thu nhập của bạn nhiều đến cỡ nào thì bạn vẫn có thể phá sản nếu bạn tiêu quá nhiều.
Chắc hẳn bạn đã nghe quá nhiều trường hợp người nổi tiếng phá sản. Họ kết thúc như vậy bởi họ không cân đối tài chính. Bạn cần phải theo dõi chi tieu và mua các tài sản sinh lời. Bạn cũng cần dự đoán thực tế thu nhập của mình trong tương lai. Nếu vẫn giữ cách làm như hiện tại thì sẽ sống ra sao? Nếu như bạn sớm hiểu được điều này, bạn sẽ hoàn toàn làm chủ được tài chính của mình.