Không phải ngẫu nhiên người nghèo mãi nghèo còn người giàu mãi giàu, mấu chốt không nằm ở khả năng kiếm tiền của họ!

12/02/2021 13:50 PM | Kinh doanh

Theo các nghiên cứu khoa học, chúng ta đã được "lập trình" từ khi sinh ra và 95% cuộc đời chúng ta sau này là những gì chương trình được thiết lập.

Bạn có bao giờ tự hỏi "Tại sao hầu hết người nghèo vẫn nghèo và người giàu vẫn cứ giàu?". Câu trả lời không nằm ở khả năng kiếm tiền hay tài sản của họ mà ở một thứ sâu xa hơn: Tiềm thức.

Tiến sĩ Bruce Lipton cho biết trong 7 năm đầu đời, mỗi người trong chúng ta thu nhận mọi thứ của thế giới xung quanh trong trạng thái "thôi miên". 7 năm đó chính là "chương trình" và 95% cuộc đời chúng ta sau này là những gì chương trình được thiết lập.

[Bài lên luôn] Không phải ngẫu nhiên người nghèo mãi nghèo còn người giàu mãi giàu, mấu chốt không nằm ở khả năng kiếm tiền của họ! - Ảnh 1.

Tiến sĩ Bruce Lipton.

Chúng ta đã được lập trình từ lúc sinh ra như thế nào?

Theo nghiên cứu khoa học, trong mỗi người đều có một dòng điện và nó được tìm thấy nhiều nhất ở tế bào tập trung trong não. Hoạt động phát điện của não sinh ra sóng não.

Loại mà Lipton nhắc đến là sóng não Theta. Nó gắn liền với vô thức, nơi tâm trí có thể hiểu biết sâu sắc, trực giác phát triển. Ở trạng thái này, tâm trí của chúng ta có thể kết nối với "vũ trụ" và tạo ra những thay đổi mang tính đổi đời. Sóng não ở tần số càng thấp thì khả năng học hỏi càng nhanh. Lipton cho biết não bộ của trẻ dưới 7 tuổi có tốc độ chuyển động thấp hơn để tiếp nhận những điều mới mẻ dễ dàng hơn.

[Bài lên luôn] Không phải ngẫu nhiên người nghèo mãi nghèo còn người giàu mãi giàu, mấu chốt không nằm ở khả năng kiếm tiền của họ! - Ảnh 2.

Theo nghiên cứu của Harvard, 7 năm đầu đời quyết định đến 80% tương lai của trẻ.

Nếu không có bất kỳ "chương trình" nào, bạn sẽ nhận thức ra sao? Tự nhiên đã trao tặng cho chúng ta 7 năm đầu tiên. Có một cuốn sách khá nổi tiếng nói rằng nếu bạn đến từ một gia đình nghèo, bạn có thể sẽ phải vật lộn cả cuộc đời và tìm mọi cách để thoát nghèo. Tuy nhiên, không nhiều người làm được điều này.

Còn nếu sinh ra trong một gia đình giàu có, bạn có thể "ngu ngốc" nhưng vẫn giàu! Đó chính là hành vi vô thức được bạn thu nhận từ cha mẹ ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Trong suốt quá trình sống cùng gia đình giàu có của mình, bạn đã có những suy nghĩ và hành động đúng đắn một cách vô thức.

Sự vô thức này cũng xảy ra ở người nghèo. Họ thường có niềm tin từ gia đình rằng cuộc sống khó khăn và họ không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nếu đó là "chương trình" mà bạn được lập trình, bạn sẽ phá hủy chính mình. Lipton nói rằng đây là lý do tại sao hầu hết người nghèo vẫn nghèo và người giàu vẫn cứ giàu.

[Bài lên luôn] Không phải ngẫu nhiên người nghèo mãi nghèo còn người giàu mãi giàu, mấu chốt không nằm ở khả năng kiếm tiền của họ! - Ảnh 3.

Hãy nhìn vào cuộc sống của bạn. Những thứ bạn mong muốn đến với bạn vì có một "chương trình" hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu gặp phải bất cứ vướng mắc nào, hãy nỗ lực để giải quyết.

Hành động này của bạn đồng nghĩa với việc sửa đổi "chương trình" đã được lập trình từ trước. Ai cũng có khả năng làm như vậy, chỉ là họ không biết hoặc không muốn lấy can đảm để thực hiện mà thôi.

Bước đầu tiên bạn cần làm là xác định xem mình đang gặp khó khăn ở đâu bởi đó là nơi mà "chương trình" trong tiềm thức không hỗ trợ bạn.

Bước thứ hai là đưa "chương trình" mới vào tiềm thức của bạn.

Khi bạn nghe một chương trình hay đọc một cuốn sách, ý thức của bạn sẽ học hỏi được từ đó. Tuy nhiên, đây không phải cách "tiềm thức" học hỏi.

"Tiềm thức" học theo hai cách cơ bản: Một là thôi miên tự nhiên – chính là 7 năm đầu đời. Vậy sau 7 năm đó, làm thế nào để đưa "chương trình" mới vào tiềm thức?

Câu trả lời là "lặp đi lặp lại" và đó là cách học thứ hai.

Ví dụ, khi muốn lái xe, ngoài học lý thuyết, bạn còn phải thực hành rất nhiều lần chứ không thể chỉ đơn giản là ngồi vào xe và điều khiển. Hay khi muốn học thuộc bảng chữ cái, bạn cũng phải đọc nhiều lần từ A đến Z.

Có một cụm từ nổi tiếng trong tiếng Anh là "Fake it until you make it" (Tạm dịch: Giả vờ cho đến khi thành sự thật). Ví dụ, bạn không phải một người hạnh phúc và rất muốn điều đó. Vậy thì đừng ngại ngần nói hay viết ra giầy nhiều lần "Tôi hạnh phúc" mỗi ngày trong thời gian dài.

[Bài lên luôn] Không phải ngẫu nhiên người nghèo mãi nghèo còn người giàu mãi giàu, mấu chốt không nằm ở khả năng kiếm tiền của họ! - Ảnh 4.

Bạn có thể thực hành phương thức "lặp đi lặp lại" bằng lời nói hoặc chữ viết.

Trên thực tế, bạn nói ra câu đó không phải để người khác nghe hay nhìn thấy mà để cho tiềm thức của bạn. Nếu tiềm thức nhận được thông điệp trên, 95% cuộc sống của bạn sẽ trở thành một phần hoặc toàn bộ những gì nó nhận được.

Đây là lý do nhiều người thường viết nhật ký về những điều mà họ muốn thu hút vào cuộc sống hay điều họ biết ơn. Việc này khác với việc viết giấy nhớ để nhắc nhở bởi nó là sự lặp đi lặp lại và đã trở thành thói quen chứ không phải hành động gợi nhắc bộc phát.

Nếu bạn cảm thấy mình đã "phí" 7 năm đầu đời thì đừng lãng phí thêm một phút giây nào nữa sau khi biết cách đặt "chương trình" mới vào tiềm thức trên. Hãy hình thành thói quen lặp đi lặp lại để tiềm thức của bạn giúp bạn biến điều mong muốn thành hiện thực.

Nguồn: Tổng hợp

Mộc Tiên

Cùng chuyên mục
XEM