Không phải năng khiếu cũng chẳng phải IQ, đây mới là yếu tố quyết định thành công của mỗi người
Người ta thường cho rằng để thành công chúng ta cần thông minh hay may mắn, mặc dù vậy đó không phải là tất cả khi thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào quá trình thiết lập, xác định mục tiêu của mỗi người.
Nhiều người tin rằng chỉ số IQ hay sự thông minh là yếu tố quyết định thành công. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng thông minh không phải là yếu tố quyết định.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu kéo dài 30 năm trên 1.000 trẻ em và nhận thấy rằng kiểm soát nhận thức là một yếu tố tiên đoán sự thành công đáng tin cậy hơn chỉ số IQ. Khả năng trì hoãn sự hài lòng và duy trì định hướng mục tiêu là chìa khóa cuối cùng cho sự thành công .
Những người thành công không phải là người thông minh hơn. Tuy nhên họ giỏi hơn trong việc thiết lập và đạt được các mục tiêu .
Bước 1. Đặt mục tiêu dài hạn TRƯỚC TIÊN
Viết ra 1 danh sách những mục tiêu dài hạn cần thực hiện: Ví dụ có thể là
- Một chuyến du lịch Châu Âu.
- Học lặn biển
- Tìm một công việc mới
Con người luôn có xu hướng mơ những giấc mơ lớn, và đặt ra các mục tiêu thiếu thực tế mà bản thân khó có thể thực hiện được. Việc hoàn thành mục tiêu sẽ dễ dàng hơn khi bạn liệt kê được danh sách những mục tiều mà khả năng bản thân bạn có thể đạt được.
Mong muốn không phải là mục tiêu. Mục tiêu mà không có kế hoạch thì chỉ là ước mơ thôi. Khi chúng ta thích nghi với hoàn cảnh và quyết định đạt được điều gì đó thì đó chính là tất cả những gì chúng ta sẽ đạt được. Người thành công bắt đầu bằng cách thiết lập các mục tiêu dài hạn (ít nhất là năm năm ) đầu tiên. Mục tiêu của họ có thể rất lớn lao tuy nhiên họ biết cách đạt được mục tiêu có hệ thống- từng bước một.
Thiết lập mục tiêu dài hạn buộc bạn phải nhìn vào con đường bạn đang đi và lên kế hoạch cho tương lai. Theo đuổi mục tiêu giúp chúng ta luôn giữ được động lưc, đặc biệt là khi đối mặt với những công việc tẻ nhạt nhưng cần thiết hàng ngày.
Bước 2. Chia những mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn
Trong khi các mục tiêu dài hạn giúp cho chúng ta có được sự tập trung và hướng đi đúng đắn, mục tiêu ngắn hạn cho chúng ta động lực.
Sau khi thiết lập các mục tiêu dài hạn, việc đặt ra các mục tiêu nhỏ hơn, ngắn hạn là rất quan trọng bởi vì nó giúp bạn không mất quá nhiều thời gian để đạt được mục tiêu và cho phép bạn trải nghiệm nhiều "thành công nhỏ" trên con đường dẫn đến thành công lớn.
Bước 3. Đặt mục tiêu SMART (Specific, Measureable, Attainable, Relevant, Time-based)
Các mục tiêu bạn đưa ra cần đạt được các yếu tố:
Cụ thể
Mục tiêu của bạn cần được cụ thể hóa. Điều này cho phép bạn lập kế hoạch tốt hơn và ưu tiên thời gian và nguồn lực. Nó cũng giúp bạn duy trì được sự tập trung và kiểm soát.
Ví dụ, mục đích: "Tôi muốn nổi tiếng" không cụ thể. Một mục tiêu cụ thể là 'Tôi muốn trở thành một người nổi tiếng trên YouTube. Bằng cách xác định nền tảng, bây giờ bạn đã có hướng đi. Bạn có thể bắt đầu bằng cách học các kỹ năng quay phim , chỉnh sửa video, điều này sẽ giúp bạn tập trung và dễ dàng tiến tới mục tiêu của mình.
Dễ dàng đo lường được
Bạn cũng nên định lượng cụ thể mục tiêu của mình. Sử dụng các con số thay vì các tính từ trống rỗng hoặc không có ý nghĩa. Ví dụ: nếu bạn muốn trở thành người nổi tiếng trên You tube, việc đặt ra mục tiêu thu được một triệu người đăng ký có thể đo lường được so với việc nói "rất nhiều" người đăng ký. Điều này cho phép bạn xem xét sự tiến bộ của mình bất cứ lúc nào và đánh giá được bạn đang ở vị trí nào trong cả quá trình tiến tới mục tiêu. Khi đó bạn sẽ biết rất rõ bạn cần phải làm gì.
Có thể đạt được
Mục tiêu của việc đặt ra mục tiêu là lập kế hoạch, làm việc và thực sự đạt được mục tiêu đó. Bạn không thể làm điều này nếu mục tiêu của bạn là không thể hoàn thành. Mục tiêu có thể đạt được phải thực tế và phải phù hợp với khả năng và nguồn lực của bạn. Nếu nó liên quan đến vô số điều ngoài tầm kiểm soát của bạn, thì mục tiêu đó có thể sẽ không đạt được.
Chúng ta hãy xem lại mục tiêu trở thành một nhân vật nổi tiếng trên YouTube với một triệu người theo dõi. Giả sử bạn chưa từng quay, chỉnh sửa hoặc sản xuất bất cứ video nào. Bước đầu tiên trong quy trình này là xác định liệu bạn có thời gian, năng lượng và nguồn lực để học những kỹ năng cần thiết để tạo ra nội dung đặc biệt cho video hay không. Nếu điều này dường như không thực tế đối với bạn thì mục tiêu bạn đặt ra cũng không thể đạt được
Có sự liên quan và phải thực tế
Mục tiêu bạn đưa ra chắn chắn sẽ phải liên quan đến bạn và phải thực tế. Nếu để đạt được mục tiêu bạn phải đánh đổi và chấp nhận sự hy sinh rất lớn , có thể bạn phải tự hỏi mình "liệu nó có xứng đáng không?”.
Để có được một triệu người đăng ký trên YouTube bạn cần phải dành 10 tiếng mỗi ngày để chỉnh sửa video, khi đó có thể bạn sẽ gặp vấn đề khi thanh toán hoá đơn, duy trì mối quan hệ và ngủ đủ giấc. Nếu sự hy sinh là không thực tế và chi phí quá lớn, thì mục tiêu của bạn là không hợp lý.
Dựa trên yếu tố thời gian (kịp thời, có thể theo dõi được)
Mục tiêu dựa trên thời gian phải có một thời hạn cụ thể. Bạn cũng nên lập kế hoạch các mốc quan trọng và đặt thời gian để tiếp cận mục tiêu.
Trong quá trình tiến tới mục đạt được một triệu người đăng ký trên YouTube, bạn có thể thiết lập mốc thời gian ba tháng với 300.000 người đăng ký. Điều này giúp bạn theo dõi và điều chỉnh tiến trình của cho phù hợp.
Bước 4. Đánh giá lại mục tiêu dài hạn của bạn theo định kỳ (ít nhất hai lần một năm)
Thành công là một quá trình năng động đòi hỏi sự điều chỉnh và tính toán liên tục.
Đánh giá lại mục tiêu của bạn thường xuyên (ít nhất hai lần một năm) để đảm bảo rằng mục tiêu của bạn phù hợp với khuôn khổ SMART và để đảm bảo bạn vẫn đang đi đúng hướng.
Mục tiêu của bạn chính là hành động của bạn trong suốt một quá trình. Mục tiêu cung cấp cho bạn ý thức về mục đích. Điều chỉnh kế hoạch và quy trình của bạn khi cần thiết nhưng hãy cố gắng duy trì sự tập trung....