Không khí cập rập đón Tết Nguyên đán ở làng nghề xây dựng cầu nối giữa hai thế giới

16/01/2022 10:20 AM | Xã hội

Sau nhiều tháng phải cách ly xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì nay làng nhang đã hoạt động nhộn nhịp hơn bao giờ hết bởi đơn hàng khắp nơi đang dồn về.

Cứ mỗi độ cuối năm, khi tiết trời Sài Gòn se se như mùa thu Hà Nội, chúng tôi lại có dịp ghé thăm làng nghề làm nhang ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh, TP.HCM) – một làng nghề bao đời với mệnh danh nghề xây cầu nối giữa thế giới thực tại và tâm linh.

Được công nhận là làng nghề truyền thống từ hàng chục năm trước, làng nhang hoạt động quanh năm suốt tháng. Nhưng vào dịp cuối năm, đặc biệt sau nhiều tháng phải cách ly xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì nay làng nhang đã hoạt động nhộn nhịp hơn bao giờ hết bởi đơn hàng khắp nơi đang dồn về những ngày cuối cùng của năm.

Dưới cái nắng óng ả vừa trải dài trên khắp nẻo đường cũng là lúc báo hiệu một ngày bận rộn. Nhiều công đoạn làm nhang còn phụ thuộc vào thời tiết. Mùi hương thơm của gỗ (nguyên liệu làm nhang) bắt đầu lan tỏa, trải khắp con đường Mai Bá Hương.

Không khí cập rập đón Tết Nguyên đán ở làng nghề xây dựng cầu nối giữa hai thế giới - Ảnh 1.

Các chân nhang được mang nhúng, sau đó phơi dưới trời nắng 1 ngày.

Sinh ra trong gia đình có ba đời làm nghề nhang, chú Bảy (ấp 2, 45 tuổi, xã Lê Minh Xuân) đã gắn bó suốt thời thanh xuân cho đến khi tuổi đang xế chiều với nghề này.

Chính vì thế, trải qua bao nhiêu sự thăng trầm để đến bây giờ làng nhang vẫn còn được duy trì đã ngấm vào trong máu thịt của người đàn ông đầu đã nhuốm màu muối tiêu.

"Tôi nhớ ngày tôi còn nhỏ, làm nghề này vất vả và bụi ghê lắm. Người dân làm nhang bằng cách se nhang bằng tay, nên năng suất thấp, cây nhang làm ra không đều. Mỗi ngày chỉ khoảng 8 đến 10 thiên (mỗi thiên 1.000 cây).

Không khí cập rập đón Tết Nguyên đán ở làng nghề xây dựng cầu nối giữa hai thế giới - Ảnh 2.

Nếu gặp hôm trời mưa, chân nhang chưa khô giòn sẽ phải phơi lại vào ngày hôm sau, nếu không sẽ bị mốc, khách hàng sẽ chê hàng kém chất lượng.

Khi máy làm nhang ra đời đã giúp cho công việc của người dân bớt vất vả, cực nhọc, năng suất hơn (từ 50 đến 60 thiên một ngày, giảm công lao động và cây nhang làm ra cũng rất đều, đẹp), chú Bảy niềm nở chia sẻ.

Máy làm nhang tự động ra đời mới thực sự cải thiện cả về chất lượng và số lượng. Người làm nhang chỉ cần chuẩn bị các công đoạn như nhuộm chân nhang, pha bột và cho vào máy, sau đó chỉ cần nhấn công tắc là máy tự hoàn thành các công đoạn và cho ra lò cây nhang đều, mịn. Công việc trở nên nhẹ nhàng hơn mà hiệu quả tăng gấp 2, gấp ba làm thủ công.

Không khí cập rập đón Tết Nguyên đán ở làng nghề xây dựng cầu nối giữa hai thế giới - Ảnh 3.

Gia đình ba đời làm nghề này nên mọi thăng trầm của nghề đã thấm đẫm vào từng đường gân, thớ thịt của chú Bảy.

Theo những người thợ, trong các công đoạn làm nhang, trộn bột là khó nhất. Bột phải mịn, độ ẩm phải đạt yêu cầu để có thể bám chặt vào thân nhang, nếu pha trộn không đúng cách thì nhang sẽ không thơm, cháy không đều hoặc tắt nửa chừng.

Không khí cập rập đón Tết Nguyên đán ở làng nghề xây dựng cầu nối giữa hai thế giới - Ảnh 4.

Sau khi pha chế bột, nhuộm chân nhang và đặt vào đúng vị trí của nó và chờ bật máy làm tự động. Phần còn lại là chỉ chờ máy làm đầy khay là thay khay mới.

Với nghề làm nhang, người thợ trộn bột đòi hỏi cần kinh nghiệm thì đối với người vận hành máy lại đòi hỏi phải có sự khéo léo. Mặc dù đây là công việc không nặng nhọc, nhưng mất khá nhiều thời gian nếu tăm bị nghẽn, lúc đó phải nhanh chóng xử lý để cho máy hoạt động liên tục mới đạt năng suất cao", một người thợ cho biết.

Không khí cập rập đón Tết Nguyên đán ở làng nghề xây dựng cầu nối giữa hai thế giới - Ảnh 5.

Nhang thành phẩm sẽ được mang ra ngoài trời phơi trong khoảng thời gian 3 tiếng nắng gắt. Vào ngày không có nắng, phải đưa khay nhang vào máy sấy để làm khô.

Từ những công đoạn thủ công, nay nghề này đã được công nghiệp hóa nhiều công đoạn để giảm sức lao động, nguyên liệu làm nhang vốn chỉ từ những sản phẩm rất gần gũi với môi trường.

Cây nhang được người sử dụng như những chiếc xe chở sự cầu mong, ước nguyện của người sống gửi đến người cõi niết bàn trong gia tộc, nhưng khi mang trong mình là những nguyên liệu thân thiện môi trường, nó bỗng tăng thêm giá trị thiết thực với đời sống con người.

Không khí cập rập đón Tết Nguyên đán ở làng nghề xây dựng cầu nối giữa hai thế giới - Ảnh 6.

Chú Bảy bận rộn với công việc phơi nhang để tận dụng khi trời nắng đang nhuộm vàng khắp nơi.

Quốc Trọng

Từ khóa:  tết nguyên đán
Cùng chuyên mục
XEM