Không chỉ nước nghèo, tầng lớp thu nhập thấp ở các nước siêu cường cũng oằn mình chống bão lạm phát lương thực

09/07/2022 16:43 PM | Kinh doanh

Lạm phát lương thực đang gây áp lực lớn đến đời sống của những người dân nghèo khó đang sinh sống tại các quốc gia phát triển. Giá lương thực đang ngày càng vượt khả năng chi trả của họ và buộc họ phải thắt chặt chi tiêu đến từng xu.

Lạm phát lương thực tăng cao đang làm chao đảo các quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới, đồng thời nó cũng tác động lớn đến những người nghèo sinh sống ở các quốc gia phát triển nhất.

Ông Matsentralen Norge, Nhà điều hành ngân hàng thực phẩm (Foodbank), mô hình thực phẩm cho người có thu nhập thấp ở Na Uy - quốc gia giàu dầu mỏ, cho biết họ đang phân phối lượng thực phẩm nhiều hơn 30% so với cùng kỳ năm 2021, một năm mà ​​nhu cầu cao hơn hẳn do đại dịch Covid-19.

Lạm phát lương thực cũng đang gia tăng ở Mỹ, trong khi các cửa hàng tạp hóa báo cáo rằng khách hàng ở đó đang có nhu cầu mua sắm giảm đi, mua nhiều thực phẩm hơn và tránh những mặt hàng thịt và cá đắt đỏ.

Những con số báo động

Tình hình đặc biệt nghiêm trọng hơn ở Anh khi tỉ lệ lạm phát của nước này đạt 9,1% vào tháng 5, mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia G7. Giá các mặt hàng thực phẩm đã tăng 8,5% trong tháng 5 vừa qua. Ông John Allan, chủ tịch Tesco PLC, chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn nhất của Anh chia sẻ.

 Không chỉ nước nghèo, tầng lớp thu nhập thấp ở các nước siêu cường cũng oằn mình chống bão lạm phát lương thực  - Ảnh 1.

Lạm phát tại Anh qua các năm. Nguồn: ONS.

Giá trị của đồng bảng Anh giảm mạnh đã khiến một số thực phẩm nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn trong vài năm qua. Tuy nhiên thực tế là Anh đã có một thời gian dài giá lương thực tương đối thấp. Một số ít các chuỗi siêu thị quốc gia đã cạnh tranh nhau gay gắt về giá cả.

Theo một cơ quan thương mại, vào tháng trước, giá trung bình của pho mát cheddar, một mặt hàng chủ lực của Vương quốc Anh, đã tăng 59% so với tháng 6 năm ngoái. Còn theo số liệu của Chính phủ, giá sữa đã tăng 27% trong tháng 4 so với tháng 4/2021.

Mức tăng chóng mặt này đã vượt khả năng chi trả đối với nhiều người. Theo khảo sát từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, khoảng 44% người trưởng thành cho biết họ đang mua ít thực phẩm hơn vì giá cao. Còn theo Trussell Trust, một nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng thực phẩm, các ngân hàng thực phẩm đang chứng kiến ​​lượng truy cập nhiều hơn 30% kể từ khi bắt đầu đại dịch.

 Không chỉ nước nghèo, tầng lớp thu nhập thấp ở các nước siêu cường cũng oằn mình chống bão lạm phát lương thực  - Ảnh 2.

Bức tranh chung về mức độ lạm phát lương thực của các quốc gia

Theo Food Foundation, một nhóm vận động hành lang về thực phẩm và dinh dưỡng, họ đã nhận thấy tình trạng nghèo đói hoặc mất an ninh lương thực đang diễn ra và đã ảnh hưởng đến khoảng 15,5% người dân Anh trong sáu tháng tính đến tháng 4. Đây cũng là mức tăng từ mức 7,6% trước dịch Covid-19. Thực trạng này mô tả tình trạng nghèo đói về lương thực khi nhiều người không có khả năng tiếp cận với một lượng thức ăn đủ dinh dưỡng và giá cả phải chăng.

Trong một cuộc khảo sát được công bố vào tháng 5, tỉ lệ các hộ gia đình ở Anh đã cắt giảm hoàn toàn thực phẩm hoặc thiếu bữa đã tăng 57%. Ngoài ra 7,3 triệu người trưởng thành cho biết họ không có thức ăn hoặc không thể mua được trong tháng 3, con số này so với hồi tháng 1/2022 là 4,7 triệu người.

Người phát ngôn của Chính phủ Anh cho biết: "Chúng tôi đã nhận thấy chi phí thực phẩm đang tác động mạnh mẽ đối với người dân trên khắp đất nước. Chính phủ đã cung cấp các khoản thanh toán bằng tiền mặt và cắt giảm thuế cho những người dân có thu nhập thấp nhất để giảm bớt sự gia tăng chi phí sinh hoạt, đồng thời đưa ra các biện pháp dài hạn hơn để giảm bớt các nút thắt trong chuỗi cung ứng thực phẩm."

Thắt chặt chi tiêu

Bà Deshia Shkalla, một bà mẹ đơn thân thất nghiệp sống trong căn hộ chỉ có một phòng ngủ, đã tiết kiệm bằng cách cho con bú sữa ngoài thay vì sữa công thức, ăn ít thịt hơn và dự trù ngân sách thực phẩm của mình xuống đến từng xu. Lần đầu tiên bà nhận thấy giá tăng kể từ sau cuối tháng 2, khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra với Ukraine đóng vai trò là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới.

 Không chỉ nước nghèo, tầng lớp thu nhập thấp ở các nước siêu cường cũng oằn mình chống bão lạm phát lương thực  - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

"Tất cả chúng tôi đều đã nghe nói về vấn đề Nga với Ukraine, nhưng chúng tôi không ngờ giá lương thực lại leo thang như thế này, nó đã thay đổi mọi thứ".

Lạm phát đang hoành hành trong từng căn bếp trên khắp thế giới. Giá ngũ cốc đã tăng vọt kể từ cuối tháng 2 và nguồn cung càng hạn hẹp khi Ukraine không có khả năng xuất khẩu sản phẩm thu hoạch được của mình một cách hợp lí.

Ukraine sản xuất hơn một nửa lượng dầu hướng dương của thế giới. Ở Anh, các cửa hàng tạp hóa lớn đang đưa ra giới hạn về số lượng chai mà khách hàng có thể mua cùng một lúc.

Giá năng lượng tăng cao cũng đã làm tăng thêm chi phí vận chuyển và sản xuất lương thực. Trong khi trước đó đại dịch cũng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng của ngành này.

Tại các quốc gia nghèo, giá cả tăng vọt đã khiến người dân chao đảo. Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng khoảng 2,46 tỷ người tương đương với khoảng 30% dân số thế giới, phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng.

Ở các nước nước này, thực phẩm chiếm phần lớn hơn trong chi tiêu của các hộ gia đình. Theo Trading Economics, một trang web theo dõi các chỉ số kinh tế và tài chính, tỷ lệ này là 59% ở Nigeria và 28% ở Mexico. Còn tại Anh, con số này là 9,4%.

Tuy nhiên ở các quốc gia giàu có, thu nhập của người dân càng ít thì chi tiêu cho thực phẩm cũng nhiều hơn. Ví dụ tại Mỹ, các hộ gia đình trong nhóm thu nhập thấp đã chi 27% thu nhập của họ cho thực phẩm, còn đối với nhóm người thu nhập cao, chi phí cho thực phẩm chiếm 75% thu nhập của họ, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ.

 Không chỉ nước nghèo, tầng lớp thu nhập thấp ở các nước siêu cường cũng oằn mình chống bão lạm phát lương thực  - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Tại ngân hàng thực phẩm của cô Shkalla, nằm trong phòng giải trí của nhà thờ ở Bounds Green, một khu phố ở phía bắc London, dòng người đi ra vào tấp nập và xếp thành hàng dài. Cô Anita Trisanska, một người đang xếp hàng cho biết cô mua ít cá và thịt hơn để thu nhập của gia đình tăng lên.

"Nếu không có ngân hàng thực phẩm, tôi không biết mình sẽ phải làm gì. Chồng tôi làm việc bảy ngày một tuần trong lĩnh vực khách sạn để kiếm sống còn tôi đang phải ở nhà trông con nhỏ".

Theo số liệu, số người sử dụng ngân hàng lương thực đã tăng lên thêm 80 hộ gia đình. Những ngân hàng thực phẩm hiện đang hỗ trợ vài trăm người. Nhu cầu lớn đến mức có nhiều người phải xếp hàng từ 9h sáng để có được những sản phẩm tốt nhất khi ngân hàng mở cửa vào buổi trưa.

Theo Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh, doanh số bán hàng của các cửa hàng thực phẩm đã giảm 1,6% trong tháng 5 và thấp hơn 2,4% so với giai đoạn trước khi xuất hiện dịch Covid-19 vào tháng 2 năm 2020.

Ông Matt Hood, Giám đốc điều hành mảng kinh doanh thực phẩm của Co-operative Group Ltd., cho biết họ cũng đang chuyển từ phân phối thịt bò sang thịt gà, khi loại thịt này ít tốn kém hơn. Ở giai đoạn này, mọi người đang khôn ngoan với số tiền của họ và khiến nó mua được nhiều thứ nhất có thể.

Anh Biniam Abraham, trợ lý giám đốc của một hãng tin tức tại Nam London, sở hữu một cửa hàng tạp hóa nhỏ cho biết giá cả sẽ tăng trung bình hai tuần một lần. Anh cho biết anh đã chứng kiến ​​một số khách hàng yêu cầu nhân viên quầy thanh toán ngừng quét khi họ đạt đến mức ngân sách của họ. Đôi khi khách hàng rơi vào tranh cãi với nhân viên vì họ bối rối trước sự gia tăng quá nhanh chóng này.

Tham khảo: WSJ

Theo Huyền Như

Cùng chuyên mục
XEM