Không chỉ giàu và nổi tiếng, Jack Ma còn có 4 tuyệt chiêu thuyết trình không phải ai cũng nhận ra
Một biên tập viên của trang Tech in Asia - người thường xuyên làm việc với những bài diễn thuyết của các tỷ phú nổi tiếng - đã nhận ra những đặc điểm khi thuyết trình mà Jack Ma có nhưng những Bill Gates, Mark Zukerberg...không có
Là một nhà sản xuất video cho trang Tech in Asia, công việc của tôi hàng ngày là lắng nghe các vị doanh nhân, CEO các công ty công nghệ trên toàn thế giới nói về sản phẩm của họ, từ đó nghe lấy những điểm hay để làm ra video.
Như thế, tôi đã 'làm việc' với rất nhiều bài diễn thuyết của nhiều người nổi tiếng như từ Min-Liang Tan ở châu Á cho tới Elon Musk ở Mỹ. Tuy nhiên, có một nhân vật luôn khiến tôi bị cuốn hút khi nghe những bài nói của ông ấy, đồng thời chính những người xem cũng xem nhân vật này nhiều nhất đến mức tạo ra lượng view khủng cho những video tôi làm. Người đó chính là tỷ phú đến từ tập đoàn Alibaba - Jack Ma.
Tại sao người ta lại sẵn sàng lắng nghe Jackma nhiều đến như thế? Lý do rõ ràng cho điều đó là ông ta giàu có và nổi tiếng. Thế nhưng, sự thực là Jackma không phải người giàu nhất thế giới. Đồng thời, cũng có rất nhiều nhân vật khác nổi tiếng hơn người đàn ông Trung Quốc.
Trong những bài thuyết trình của Jackma, ông luôn thể hiện mình có nhiều điều để nói hơn chỉ là sự giàu có và nổi tiếng. Có rất nhiều CEO công ty công nghệ giàu có và nổi tiếng khác, ví dụ như Elon Musk, Mark Zuckerberg.v…, tuy nhiên những người này không có những điều trong khả năng thuyết trình mà Jackma có.
Khi nói công khai trước công chúng, Jack Ma sẽ luôn làm một vài điều khác biệt mà hầu hết các CEO khác đều không làm được. Đối với những ai đang muốn rèn luyện khả năng thuyết trình, bạn hoàn toàn có thể học hỏi lấy những điều này từ Jackma để biến mỗi bài nói của mình thành điều mà mọi người xung quanh đều muốn lắng nghe.
1. Jack Ma nói chậm và rõ ràng
Nếu bạn nghe Jack Ma nói tiếng Anh, bạn có thể nghĩ rằng phong cách trình bày nói chậm, với những khoảng dừng dài, của vị tỷ phú này là sản phẩm của thực tế tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Jack Ma Thế nhưng trong thực tế, Jack Ma sử dụng cùng một phong cách chậm rãi này trong các bài phát biểu bằng tiếng Trung Quốc.
Đó chính là phong cách của người đàn ông này. Tất cả mọi thứ trong sự chậm rãi ấy đều được tạo ra để giúp người nghe hiểu được rõ ràng nhất điều Jack Ma muốn nói. Ông nói tương đối chậm, để mọi người nghe có thể theo kịp. Jack Ma cũng có những đoạn ngừng rất thường xuyên sau những điểm nhấn đặc biệt để cho khán giả có thời gian xử lý, ghi nhớ những gì ông vừa nói.
Một điểm quan trọng không kém là Jack Ma sử dụng ngôn ngữ tương đối đơn giản, có những giải thích rõ ràng về thuật ngữ và hạn chế những từ ngữ quá chuyên môn. Điều này giúp cho khán giả tiếp thu một cách nhanh nhất. Trong khi đó, nhiều vị CEO của các công ty công nghệ lại thường xuyên dùng những thuật ngữ khó hiểu – một điều rất dễ gây khó chịu cho người nghe.
Kết quả cuối cùng của phong thái trên là hầu như bất cứ ai - ngay cả những người không làm về công nghệ và không quan tâm đến tinh thần doanh nhân – cũng có thể nghe ‘ngấu nghiến’ một bài diễn văn Jack Ma.
Nếu để ý, bạn sẽ không bao giờ nghe thấy Jack Ma ta đi sâu vào nói về công nghệ của Alibaba. Ông cũng tuyên bố rằng điều đó là bởi vì ông không quá am hiểu về máy tính. Có thể điều này là đúng, có thể sai, tuy nhiên điều quan trọng là nhờ nó mà những lời nói của Jack Ma trở nên ‘đời thường’ nhưng vẫn đầy sức hấp dẫn trên toàn cầu.
2. Lặp lại để nhấn mạnh những điều quan trọng
Một kỹ thuật hùng biện Ma sử dụng thường xuyên là lặp lại. Trong một clip nói về việc thuê người, tuyển dụng, đào tạo nhân tài, Jack Ma nói rằng những người giỏi nhất luôn là những người biết tự rèn luyện bản thân. Sau đó, trong những câu tiếp theo, ông ta lặp đi lặp lại với cùng một thái độ, chỉ khác là dùng những từ ngữ khác so với câu đầu tiên.
Thực ra, sự lặp lại đó không phải là một nhầm lần cũng Jack Ma cũng không phải là một điều ngẫu nhiên. Jack Ma đã chủ ý sử dụng một kỹ thuật rất hay dùng khi trang luận: Bằng cách lặp lại cùng một thông điệp theo một cách hơi khác một chút, người ta có thể mang đến tính thuyết phục cao hơn cho khán giả, nhấn mạnh tầm quan trọng của lời nói và đồng thời cho khán giả thêm thời gian để ‘tiêu hóa’ ý nghĩa của thông điệp đó.
Không phải ai cũng có thể sử dụng kỹ thuật nói này một cách thật thành công. Nếu bạn lạm dụng nó, kỹ thuật này có thể bị đi quá xa - bạn sẽ lặp lại một thứ và khiến cho khán giả cảm thấy chán nản. Bên cạnh việc lặp lại, điều tạo nên sức mạnh cho thông điệp còn là ngữ điệu và thái độ ẩn sau lời nói đó. Về điểm này thì quả thực, Jack Ma đã lên đến tầm bậc thầy.
3. Biết tỏ ra hài hước
Một điều khác bạn sẽ nhận thấy về phong cách nói của Jack Ma là ông ấy khá hài hước. ví dụ, Jack Ma thích đùa với những hạn chế của mình. Ông thường nói về việc ông ấy hiểu công nghệ kém như thế nào cũng như ông ấy không thực sự quá thông minh lắm. Ông cũng liên tục kể lại câu chuyện về việc mình là người duy nhất trong nhóm những người xin việc bị KFC từ chối. Thậm chí, Jack Ma còn công khai thừa nhận về vẻ ngoài có phần không được đẹp của mình.
Nhiều người có thể nói rằng đây là một phong thái có phần tự ti, tuy nhiên, nó làm cho những điều Jack Ma nói ra sau đó trở nên hấp dẫn hơn. Tiếng cười tạo ra nơi khán giả làm người ta cảm thấy thoải mái. Người ta có cảm giác rằng mình đang giống như nói chuyện với một con người bình thường chứ không hẳn là một tỷ phú đã thành công.
Tất nhiên, sự hài hước có thể là một con dao hai lưỡi, biến một bài thuyết trình không nghiêm túc trở nên thiếu nghiêm túc. Thế nhưng, thỉnh thoảng tạo ra một vài câu chuyện cười về những điểm mình còn kém, nhấn mạnh những sai lầm cá nhân, trong xuyên suốt bài nói chuyện hoàn toàn có thể giúp bạn kết nối với khán giả một cách dễ dàng hơn.
4. Biết thẳng thắn, nhấn mạnh khi cần thiết
Có sự hài hước, nhưng điều làm nên những bài thuyết trình của Jackma còn là những quan điểm rất thẳng thắn của ông.
Nếu để ý khi nghe, bạn sẽ bắt gặp những điều mà Jackma không những không mơ hồ mà còn thể hiện rất rõ quan điểm. Ví dụ, trong video này, ông gọi những khiếu nại của mọi người là "ngu ngốc". Nghe có vẻ hơi khắc nghiệt (và sau này ông làm dịu nó bằng cách nói rằng ông cũng từng có lần khiếu nại), nhưng thực tế là những câu nói thẳng thắn, như thế này là điểm nhấn trong bài thuyết trình.
Chúng tạo ra âm thanh tuyệt vời và có thể giúp bài thuyết trình được phủ sóng trên truyền thông. Chỉ cần một câu nói có tính tranh luận cao được thành title của các bài báo – Bài thuyết trình của Jackma đã có thể đến với toàn thế giới
Tất nhiên, Jackma có thể có quan điểm đúng, có quan điểm sai. Nhưng không thể phủ nhận rằng đó là một kỹ thuật hùng biện, giúp bài nói có tính hung biện hơn là nhập nhằng giữa các quan điểm. Và đó là điều mà Jack Ma hầu như luôn luôn làm. Ông ấy rất rõ ràng: làm điều này, đừng làm điều này. Bạn hầu như không bao giờ nghe thấy ông ta khuyên nnhững điều lấp lửng nước đôi cả.