img

Có thể nói trong vòng hai năm qua, người dùng smartphone phải chăng đã bị đối xử "tệ bạc" khi dần bị lấy đi những tiện ích và đặc quyền mà đáng lẽ họ phải được hưởng. Việc lấy đi một phiền hiển thị (tai thỏ) hay giác cắm 3.5mm đều không phải là thứ người dùng tha thiết cần. 

 Tuy nhiên, hầu hết những dòng flagship cao cấp đang là những gương mặt đã và đang làm điều này, dù giá bán ngày càng tăng lên. Duy chỉ có Samsung là chọn hướng đi khác. Liệu chiến lược đi ngược dòng xu hướng, chọn cái khó để làm của Samsung có tạo nên chuyện cho hãng Hàn Quốc này?

Galaxy S10+ sẽ tiếp tục chứng minh đẳng cấp kẻ thống trị? - Ảnh 1.
Galaxy S10+ sẽ tiếp tục chứng minh đẳng cấp kẻ thống trị? - Ảnh 2.

Sau khi Samsung tiên phong cho trải nghiệm Vô Cực vào năm 2017, các nhà sản xuất bỗng dưng lại chạy theo một trào lưu ngập tràn những thỏa hiệp: màn hình toàn viền. Để đạt được mục tiêu thiết kế cao cả này, 3 “tính năng” đáng chê trách ra đời: tấm màn “tai thỏ”, nhận diện khuôn mặt kém an toàn và những bộ camera trước kém chất lượng.

Trước khi tai thỏ ra đời, chưa bao giờ lại có một thiết bị nào cố gắng phá vỡ chuẩn mực hình chữ nhật. Theo OnePlus, “Điều chúng tôi làm thực chất là kéo cả thanh thông báo lên phía trên, cho người dùng thêm nội dung trên màn hình”.

Galaxy S10+ sẽ tiếp tục chứng minh đẳng cấp kẻ thống trị? - Ảnh 3.

Tiếp đến, viền màn hình bị loại bỏ cũng có nghĩa rằng nút Home bị loại bỏ. Buộc lòng, nhà sản xuất phải chuyển cảm biến vân tay về phía sau/sang cạnh lưng hoặc chuyển sang dùng nhận diện khuôn mặt. 

Nhưng công nghệ nhận diện khuôn mặt (dạng 2D) đã được chứng minh là không an toàn, thậm chí chính các nhà sản xuất Android khi ra mắt công nghệ này trên điện thoại còn phải cảnh báo tới người dùng:... xin đừng dùng nhận diện khuôn mặt. Còn biến vân tay đặt cạnh lưng rõ ràng là gây bất tiện, còn những mẫu smartphone đầu tiên đặt cảm biến dưới màn thì thường sử dụng công nghệ quang học lỗi thời, không chỉ có diện tích hiển thị nhỏ mà còn khó dùng dưới ánh sáng mạnh. 

Và cuối cùng là những chiếc camera mặt trước. Muốn có ảnh chụp đẹp, smartphone cần phải mở một diện tích vừa đủ trên màn hình để thu ánh sáng. Nhưng ống kính của camera trước cũng không thể đặt sang sát viền, vì làm như vậy rất dễ gây hư hỏng, dễ bị ốp lưng che khuất, dễ bị chạm vào tay của người dùng. Thế là, để giữ camera trước ở vị trí truyền thống – cũng là vị trí hợp lý nhất, các nhà sản xuất lại dùng những chiếc “tai thỏ” - dễ dãi về mặt thiết kế.

Galaxy S10+ sẽ tiếp tục chứng minh đẳng cấp kẻ thống trị? - Ảnh 4.

Một lần nữa, cả thị trường phải hướng về người đã luôn tiên phong cách mạng công nghệ màn hình để tìm hướng đi cho tương lai. Và một lần nữa, Samsung lại gánh trọng trách đưa người dùng vào kỷ nguyên toàn màn hình: cắt lỗ nhỏ bên trong màn hình AMOLED bằng công nghệ laser, Samsung đưa ra trải nghiệm Infinity-O nhằm thay thế cho tai thỏ.

Galaxy S10+ sẽ tiếp tục chứng minh đẳng cấp kẻ thống trị? - Ảnh 5.

Kết quả là bộ đôi Galaxy S10 và S10+. Không có cái “rãnh” lớn chen vào một bên màn hình, 2 mẫu đầu bảng đem đến trải nghiệm liền mạch chưa từng có trên smartphone không viền. Ở tỷ lệ màn hình/mặt trước thân máy lên tới 93%, S10 cũng có viền mỏng hơn bất kỳ một chiếc smartphone Android nào khác. Samsung gọi công nghệ đó là Infinity-O, là bước kế thừa tất yếu của trải nghiệm Infinity đã từng khiến người dùng Android ngỡ ngàng vào năm 2017, khi ra mắt cùng Galaxy S8. 

 2 lần tiên phong chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi thực chất lại đòi hỏi tới 30 năm tiên phong lĩnh vực hiển thị. Thập niên 1990, Samsung là kẻ dẫn đầu cuộc cách mạng LCD. Thập niên 2000, cuộc cách mạng Full HD/HD cũng là do Samsung khởi xướng. Bước vào kỷ nguyên smartphone, Galaxy S3 và Note II đã tiên phong mở rộng kích cỡ hiển thị, Galaxy S6 edge tiên phong cuộc cách mạng màn hình cong viền. Một thế lực liên tục dẫn đầu những cuộc cách mạng hiển thị sẽ không chấp nhận khung hình của mình có thêm... 2 tai thỏ, và Galaxy S10 là minh chứng cho thấy, viền màn hình không nhất thiết đi kèm với “cái rãnh” xấu xí.

Galaxy S10+ sẽ tiếp tục chứng minh đẳng cấp kẻ thống trị? - Ảnh 6.

Không chỉ là mẫu đầu bảng đầu tiên có màn hình Infinity-O cao cấp, bộ đôi S10 cũng là những chiếc smartphone đầu tiên sở hữu cảm biến vân tay siêu âm. Không sử dụng đến ánh sáng mà thực chất lại sử dụng một máy phát siêu nhỏ để truyền sóng âm đến ngón tay người dùng (và thu lại tín hiệu phản chiếu), Galaxy S10 đem đến diện tích nhận diện lớn cho phép người dùng có thể mở khóa một cách tự nhiên và bản năng mà không cần nhìn lên màn hình. Dĩ nhiên, do không phải là cảm biến quang học, người dùng cũng chẳng cần lo lắng khi sử dụng smartphone dưới ánh sáng mạnh. 

 Khác với nhận diện khuôn mặt, sự tiện dụng của cảm biến siêu âm không đồng nghĩa với việc bức tường bảo mật bị đánh đổ. Theo phân tích của chuyên trang Android Authority, “Công nghệ siêu âm hoạt động rất khác so với cảm biến điện dung, vốn chỉ tạo ra hình ảnh 2D. Chi tiết 3D thì rõ ràng là khó làm giả hơn hẳn, giúp cho hệ thống siêu âm an toàn hơn. Dĩ nhiên, siêu âm cũng an toàn hơn hẳn so với cảm biến vân tay quang học, vốn thực sự là đã quá lỗi thời”.

Còn camera trước thì sao? Nói về Galaxy S10+, DxOMark khẳng định đây là “thiết bị đứng top của chúng tôi về hiệu năng camera trước, là một sự lựa chọn dễ dàng cho những người thích chụp ảnh selfie”. 

 Hơn nửa thập kỷ phổ cập AMOLED lên smartphone, Samsung mới là công ty có thể cắt laser làm chỗ đựng smartphone thay vì chọn cách dễ dàng – cắt “lẹm’ vào cạnh trên của màn hình. Hơn nửa thập kỷ là nhà cung ứng top 2 trong lĩnh vực cảm biến camera, lại nắm trong tay thế mạnh AI độc nhất, chỉ Samsung mới có thể tạo ra chất lượng selfie được DxOMark hết lời khen ngợi.

Galaxy S10+ sẽ tiếp tục chứng minh đẳng cấp kẻ thống trị? - Ảnh 7.
Galaxy S10+ sẽ tiếp tục chứng minh đẳng cấp kẻ thống trị? - Ảnh 8.

Không chỉ có camera mặt trước, ngay cả bộ 3 camera ở mặt sau cũng đã giúp Galaxy S10+ trở thành “smartphone chụp ảnh đẹp nhất” của DxOMark. Điều gì đã giúp cho Samsung đoạt danh hiệu này? Nhiều người sẽ nghĩ rằng đó là 3 camera chất lượng cao phục vụ cho mọi tình huống chụp ảnh: camera chính, camera góc siêu rộng và camera tele. Nhưng chỉ từng đó thôi là chưa đủ, bởi Samsung còn là một thế lực trên một lĩnh vực không mấy ai nghĩ đến: Phần mềm. 

 Đúng vậy, gã khổng lồ phần cứng số 1 thế giới cũng là một thế lực phần mềm. Công ty Hàn Quốc là kẻ duy nhất có nền tảng bảo mật riêng, đã từng đóng góp nhiều tính năng mới mẻ cho Android – gần đây nhất là giao diện chuột/phím DeX trên Galaxy S8 và S9. Giao diện đa nhiệm chia màn hình lần đầu tiên có mặt trên tablet Galaxy từ tận 2014, tức là đi trước Google 2 năm. Đặc biệt, Samsung cũng là nhà sản xuất Android duy nhất ngoài Google có thể tự tạo ra trợ lý ảo cho riêng mình.

Galaxy S10+ sẽ tiếp tục chứng minh đẳng cấp kẻ thống trị? - Ảnh 9.

Thế mạnh này nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực AI. Không sử dụng các giải pháp sẵn có, Samsung đã tự “dạy” lại engine nhận diện khung cảnh trên Galaxy S10 bằng bộ dataset bao gồm 100 triệu bức ảnh. Tính năng nhận diện khung cảnh quen thuộc vẫn có mặt với 30 loại cảnh vật, nhưng Galaxy S10 thậm chí còn có thể tự động chụp cho người dùng khung hình với bố cục chuẩn mực nhất. Bật tính năng Shot Suggestions, di chuyển camera đến điểm được gợi ý và chiếc S10 sẽ tự động chụp lại khoảnh khắc vàng cho người dùng. Theo tạp chí SMH, “với những người chụp ảnh chưa đẹp và muốn tự cải thiện, Shot Suggestions thật là tuyệt vời”. 

 Những thế mạnh độc đáo khác của bộ AI Camera thực thụ cũng trở lại từ S8 và S9. Với Bixby Vision, Galaxy S10 có thể nhận diện vật thể đang ở trong khung hình. Với Flaw Detection, S10 sẽ cảnh báo người dùng khi có ai đó đang nhắm mắt trong khung hình, khi cảm biến bị bám bẩn hoặc khi ảnh bị ngược sáng. Một lần nữa, đó là những tính năng đòi hỏi nhà sản xuất phải thực sự “hiểu” AI, những tính năng chưa có trên bất kỳ một thương hiệu nào khác ngoài Galaxy.

Galaxy S10+ sẽ tiếp tục chứng minh đẳng cấp kẻ thống trị? - Ảnh 10.
Galaxy S10+ sẽ tiếp tục chứng minh đẳng cấp kẻ thống trị? - Ảnh 11.

Cũng như Samsung, các thương hiệu smartphone Android khác cũng rất hay nhắc đến AI. Nhưng khác với Samsung, các tính năng AI của họ hoặc là rất dễ tìm trên mạng, hoặc đến từ... Google và Microsoft. 

 Về giao diện, có quá nhiều các nhà sản xuất Android đang sử dụng giao diện “nhái” iOS của Apple. Từ bố cục, ngôn ngữ bên trong các ứng dụng cho đến màn hình Home dạng kéo-trượt, các bộ UI từ Trung Quốc khiến cho những thành tựu của Android bị che khuất bởi những lời chỉ trích không đáng có. Tệ hơn cả, vì phải tùy biến sâu để sao chép iOS, hiệu năng của các thiết bị này cũng bị ảnh hưởng nặng nề. 

 Android cần một gã khổng lồ đứng lên chứng minh sự sáng tạo, và One UI là câu trả lời của Samsung dành cho cả Apple lẫn những kẻ đạo nhái. Theo nhận định của The Verge, “Đây là phần mềm tốt nhất từng có mặt trên một chiếc smartphone”.

Galaxy S10+ sẽ tiếp tục chứng minh đẳng cấp kẻ thống trị? - Ảnh 12.

Bởi đây vẫn là một thiết bị Android thực thụ, với màn hình Home của Google mà không một fan Android nào có thể nhầm lẫn. Trên nền thiết kế ấy, từng yếu tố nhỏ trong thiết kế chuẩn của Google được gọt dũa lại để phù hợp hơn với nhu cầu của người dùng. 

 Kết quả tạo ra là một trải nghiệm liền mạch, tự nhiên và dễ chịu chưa từng có. Một trải nghiệm chỉ có thể có mặt trên smartphone đầu bảng của Samsung.

Tháng 5/2017, Xiaomi tuyên bố với Android Central: "Bằng cách loại bỏ cổng tai nghe, chúng tôi có thể để chỗ cho những linh kiện khác như là pin chẳng hạn". Tháng 11/2017, CEO Của Razer là Min-Liang Tan đưa ra tuyên bố “Có cổng tai nghe là mất 500mAh pin”. Đến cả cha đẻ của Android là Andy Rubin cũng đặt cổng tai nghe vào thế khó: muốn có cổng tai nghe, Essential sẽ phải “tạo ra một cái ‘cằm’ rất lớn cho màn hình và giảm thời lượng pin khoảng 10%”.

Galaxy S10+ sẽ tiếp tục chứng minh đẳng cấp kẻ thống trị? - Ảnh 13.

Thế rồi, Galaxy S10 ra đời. Theo phát hiện của Forbes, “Mặc dù có màn hình lớn hơn, có nhiều camera hơn và pin lớn hơn, bằng cách nào đó Samsung vẫn có thể giúp cho cả 2 mẫu S10 và S10+ mỏng và nhẹ hơn người tiền nhiệm”. Bên dưới thân hình mỏng nhẹ ấy, Galaxy S10+ có pin 4100 mAh và bộ 3 camera tuyệt đẹp. Màn hình có “cằm” mỏng hơn bất kỳ một chiếc Android nào khác. Những lời bào chữa mà các hãng khác đưa ra để khai tử cổng tai nghe đã bị chứng minh là hoàn toàn sai sự thật. Bởi họ đơn giản không phải là kẻ đã đi đầu thế giới di động trong gần 1 thập kỷ vừa qua. 10 năm sau ngày cuộc cách mạng Galaxy bắt đầu, những chiếc S10 lại tiếp tục phá bỏ kỷ lục đặt hàng tại những thị trường khó tính như Anh và Mỹ. Đó là 10 năm không chấp nhận bất kỳ một thỏa hiệp nào với người dùng, để Galaxy S10 là sự hội tụ của tất cả những gì tuyệt vời nhất dành cho người dùng.

Gia Cuong Le
Minh
Theo Trí Thức Trẻ23.03.2019

Trí Thức Trẻ