Khởi nghiệp F&B: Không bây giờ thì bao giờ?

27/02/2023 10:00 AM | Kinh doanh

Trong bối cảnh thị trường hiện nay đang gặp nhiều thách thức và biến động, song ngành kinh doanh F&B vẫn đang tăng trưởng và mang lại lợi nhuận rất tốt. Trong nguy có cơ, điều đó lại trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp F&B thích ứng, duy trì và phát triển.

Thị trường F&B, thách thức và cơ hội

Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, khó lường làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Việt Nam với mức tăng trưởng kinh tế đạt 7% trong năm 2022 và dự báo sẽ giảm xuống còn 6,2% trong năm 2023. Điều đó cho thấy nền kinh tế đang vẫn còn gặp nhiều khó khăn, các kênh đầu tư trong năm 2023 sẽ gặp nhiều thách thức. Tuy nhiên, một số ngành đã có dấu hiệu khởi sắc, trong đó có ngành F&B đã khôi phục mạnh mẽ với mức tăng trưởng cao 40,61% sau dịch bệnh. (Nguồn: Gso.gov.vn)

Theo Báo Cáo Thị Trường Kinh Doanh Ẩm Thực tại Việt Nam năm 2022, quy mô doanh thu ngành F&B 2022 đạt gần 610 nghìn tỷ đồng (tăng 39% so với năm 2021). Tính đến hết năm 2022, Việt Nam có khoảng 338,600 nhà hàng/café. (nguồn: ipos.vn)

Khởi nghiệp F&B: Không bây giờ thì bao giờ? - Ảnh 1.

Quy mô thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam năm 2022 tăng trưởng ở mức 29.9 nghìn tỷ đồng, gấp 3 lần so với trước khi dịch bệnh bùng phát và có tốc độ tăng trưởng hằng năm là 17.5%, tương đương với 1.8 triệu người.

Khởi nghiệp F&B: Không bây giờ thì bao giờ? - Ảnh 2.

Dịch bệnh vừa qua được cho là ảnh hưởng nhiều nhất đến FMCG và F&B, khiến các kênh bán hàng truyền thống bị ngưng trệ. "Trong nguy có cơ" là nhận định của nhiều chuyên gia và các nhà đầu tư trong thời điểm hiện nay. Nếu nắm bắt được cơ hội cùng sự chuyển đổi số từ offline sang online, quảng bá và hợp tác với các dịch vụ giao hàng tận nơi, thương mại điện tử… thì đây là thời điểm lý tưởng để doanh nghiệp vừa củng cố nền tảng, vừa xây dựng kế hoạch để tăng tốc. Khi ăn uống vẫn luôn là nhu cầu tiêu dùng cơ bản, thói quen ăn uống đặc trưng của người Việt giúp ngành F&B luôn phục hồi nhanh và vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất.

Trong các mô hình kinh doanh ăn uống, doanh thu từ cửa hàng cafe/bar đóng góp tỷ trọng lớn nhất, chiếm đến 44.30%. (nguồn: ipos.vn)

Khởi nghiệp F&B: Không bây giờ thì bao giờ? - Ảnh 3.

Sau mùa dịch, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân, gia đình và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho các thực phẩm ăn uống tốt cho sức khoẻ. Vì thế, nhu cầu thưởng thức các loại thực phẩm thanh mát, giải nhiệt, healthy trở thành xu hướng tất yếu góp phần phát triển mô hình kinh doanh thức uống healthy và trở thành phân khúc có tiềm năng lớn nhất trong ngành F&B.

Nổi bật trong thời gian vừa qua là thương hiệu thức uống healthy CPlus của Công Ty CP ĐT và Phát Triển Công Nghệ Nông Sản Sạch GreenUP với tốc độ phát triển kinh doanh vượt bậc: với cửa hàng đầu tiên ra đời vào tháng 12 năm 2021, trong nỗ lực bình thường mới sau đại dịch, sau hơn một năm phát triển, CPlus đánh dấu cột mốc phát triển hệ thống 15 cửa hàng tại các tỉnh thành lớn: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh và Lạng Sơn.

Nắm bắt được xu hướng này, CPlus đã nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm thức uống healthy có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp cân bằng dinh dưỡng, bổ sung vitamin, giảm cân, giữ dáng khoa học và nạp năng lượng mỗi ngày phù hợp với các đối tượng khách hàng. Ngoài ra, CPlus nhận được sự đồng hành đến từ CCV, tập đoàn sở hữu những trang trại Xanh – Sạch, cho ra đời những nông sản đạt các tiêu chuẩn Viet Gap, Global Gap. CPlus độc đáo bởi sự kết hợp hương vị giữa các loại nguyên liệu thuần tự nhiên cùng dược liệu quý hiếm tạo ra thức uống không những giàu dinh dưỡng mà hương vị lại rất thơm ngon giúp cải thiện sức khỏe và thể chất.

Khởi nghiệp F&B: Không bây giờ thì bao giờ? - Ảnh 4.

Bà Mai Hà Trang – Tổng Giám Đốc Công Ty CP ĐT và PT Công Nghệ Nông Sản Sạch GreenUP và Ban Giám Đốc cắt băng khánh thành tưng bừng khai trương cửa hàng CPlus thứ 15

Khởi nghiệp với ngành F&B – Đầu tư thông minh

Thị trường F&B sẽ luôn sôi động nhộn nhịp và cơ hội sẽ chỉ dành cho những thương hiệu có chiến lược kinh doanh đúng đắn và nhà đầu tư giỏi nắm bắt xu hướng. Câu hỏi đặt ra là làm cách nào để nhà đầu tư vừa và nhỏ có thể tồn tại trong thị trường đầy thách thức và cơ hội này?

Đối với những nhà đầu tư có vốn nhưng thiếu kinh nghiệm trên thương trường, việc lựa chọn đầu tư F&B nói chung và mô hình kinh doanh thức uống nói riêng, được xem là biện pháp khá an toàn. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành F&B thời gian vừa qua sẽ mở ra cơ hội kinh doanh hiệu quả và thông minh cho các nhà đầu tư giỏi nắm bắt xu hướng.

Với khả năng nắm bắt nhạy bén đúng xu hướng và nhu cầu của khách hàng cùng kết quả kinh doanh ấn tượng, CPlus là một minh chứng về một mô hình đầu tư đầy triển vọng.

Ánh Dương

Cùng chuyên mục
XEM