Khoảng 99% F0 đã tiêm vaccine khỏi bệnh không cần chữa gì nhưng bác sĩ nhấn mạnh 2 NHÓM NGƯỜI có nguy cơ tăng nặng bệnh này cần phải hết sức lưu ý

27/02/2022 21:32 PM | Sống

"Tỷ lệ F0 khỏi bệnh không cần chữa gì hiện tại tại VN là khoảng 99% đối với nhóm đã tiêm vaccine", BS Bùi Nghĩa Thịnh - Phòng khám Gia đình TP HCM cho biết.

Trong một tuần qua, số lượng F0 tăng "đột biến" trên cả nước. Mỗi ngày có khoảng vài chục nghìn ca F0 và ngày sau lại cao hơn ngày trước. Do chính sách của các địa phương, phần lớn trong số đó được theo dõi và điều trị tại nhà. Vì vậy, việc tự chăm sóc sức khỏe ở nhà sẽ có những khó khăn nhất định nếu bệnh nhân không nắm rõ được vấn đề sức khỏe của bản thân.

Chính vì lẽ đó, Toạ đàm trực tuyến "Theo dõi và điều trị F0 tại nhà: Để an toàn và không mắc sai lầm" với sự tham gia của khách mời - BS Bùi Nghĩa Thịnh - Phòng khám Gia đình TP HCM chính là cầu nối giúp cung cấp những thông tin thiết thực để F0 theo dõi điều trị tại nhà được hiệu quả, an toàn, tránh những sai lầm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng.

Khoảng 99% F0 đã tiêm vaccine khỏi bệnh không cần chữa gì nhưng bác sĩ nhấn mạnh 2 NHÓM NGƯỜI có nguy cơ tăng nặng bệnh này cần phải hết sức lưu ý - Ảnh 1.

Khi mắc virus Sar-CoV-2, làm sao để biết liệu mình có nguy cơ tăng nặng bệnh không ?

Bác sĩ Thịnh cho biết: "Tỷ lệ F0 khỏi bệnh không cần chữa gì hiện tại tại Việt Nam là khoảng 99% đối với nhóm đã tiêm vaccine", do đó, bác sĩ khuyên người dân không cần phải quá hoảng loạn khi trở thành F0 mà hãy an tâm tự chăm sóc sức khỏe tại nhà.

Dù vậy, nhiều bệnh nhân khi nhận được kết quả dương tính với virus Sar-CoV-2 đều có một tâm lý lo lắng, không biết rằng mình có bị tăng nặng bệnh hay không. Trước thắc mắc này, bác sĩ Thịnh cũng đã có những giải đáp rõ ràng dành cho khán giả quan tâm: "Chúng tôi có đánh giá tình hình bệnh nhân, thường những người bệnh có nguy cơ trở nặng ít sẽ tự chăm sóc ở nhà, còn nhóm đối tượng có nguy cơ trở nặng cao thì sẽ được nhập viện."

Theo bác sĩ Thịnh, một F0 có nguy cơ tăng nặng bệnh sẽ nằm trong 2 nhóm đối tượng sau đây: "Đối với phân tầng nguy cơ, bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: Nhóm đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine và nhóm chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine.

- Đối với nhóm đã tiêm đủ 2 mũi vaccine: Đây là nhóm có nguy cơ thấp hơn rất nhiều khi nguy cơ nhiễm của người được tiêm đã giảm 6,1 lần khi ở trong cộng đồng ( đối với chủng dalta) và giảm tử vong 11,3 lần. Dù vậy, bác sĩ Thịnh nhấn mạnh, ở nhóm đối tượng này, có 3 nhóm người có nguy cơ tăng nặng bệnh chính là người đang bị bệnh tiểu đường, bị béo phì và nhóm có bệnh nền chưa ổn định.

- Đối với nhóm chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine: Đây là những trường hợp người bệnh chưa tiêm mũi vaccine nào hoặc vừa chỉ tiêm 1 mũi. Những người thuộc nhóm này sẽ ở trong tình trạng bệnh phức tạp hơn, cụ thể:

- Người lớn tuổi: Đây là nhóm nguy cơ cao bị tăng nặng bệnh do khả năng dự trữ sinh học đã bị giảm đi rất nhiều ở những người trên 60 tuổi.

- Nhóm người có bệnh nền ( Ung thư, HIV, chạy thận nhân tạo, viêm gna, tiểu đường...).

- Phụ nữ có thai: Bác sĩ Thịnh cho biết: "Khi phụ nữ mang thai chưa được tiêm vaccine thì mức độ mắc, tỷ lệ mắc y hệt như khối cộng đồng dân cư nhưng khi bị mắc bệnh rồi thì tỷ lệ trở nặng ở phụ nữ mang thai chưa tiêm vaccine cao hơn rất nhiều so với phụ nữ không mang thai. Khi so sánh giữa nhóm phụ nữ trong độ tuổi mang thai, không có thai và đang mang thai thì người ta nhận ra rằng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ thở máy ở đối tượng này cũng cao hơn."

Trên đây là cách mà bác sĩ Thịnh chỉ ra để giúp chúng ta nhận diện được ai là nhóm nguy cơ cao và ai là nhóm an toàn. Bác sĩ cũng khuyến cáo những người ở nhóm nguy cơ cao nên đi bệnh viện thay vì tự chữa ở nhà để có thể được điều trị hiệu quả và an toàn.

Khoảng 99% F0 đã tiêm vaccine khỏi bệnh không cần chữa gì nhưng bác sĩ nhấn mạnh 2 NHÓM NGƯỜI có nguy cơ tăng nặng bệnh này cần phải hết sức lưu ý - Ảnh 2.

Theo Ánh Lê

Cùng chuyên mục
XEM