Khoa học chứng minh: Thay vì làm việc 8 tiếng trong văn phòng, sếp nên bắt nhân viên ngồi café nhiều để nâng cao năng suất

27/12/2017 07:15 AM | Sống

Xung quanh bạn: Một mẹ bỉm sữa đang ngồi buôn chuyện con đi mẫu giáo. Một dân sales đang ngồi thuyết phục khách hàng. Một đứa dở hơi bên cạnh thì không ngừng chat Facebook lạch cạch. Rồi thỉnh thoảng ông sếp lại lao vào, căn dặn vài ba câu bâng quơ rồi lại chạy đi. Không thể tin nổi! Đây là môi trường làm việc mà hàng triệu nhân viên Việt Nam phải chịu đựng. Vậy mà, mỗi lần tôi xin ra quán café làm việc cho tập trung thì ý như rằng bà nhân sự lại...

"Tôi không thể hiểu tại sao cậu có thể làm việc ở quán cà phê mỗi ngày. Tiếng ồn ở đó làm tôi phát bực".

Đó là câu tôi thường nghe mỗi khi ông sếp phát cáu với việc tôi suốt ngày Email xin ra quán café đối diện công ty để ngồi làm việc. Tôi không phải là một người hướng nội, xin nói trước, nhưng tôi nghĩ mỗi người nhân viên đều xứng đáng có một môi trường làm việc tốt để phát huy hết năng suất của mình.

Tôi cũng hiểu đối với sếp, quán cafe là một nơi ầm ĩ, toàn người lạ, và phần lớn đến đó để "chém gió", chứ không phải làm việc. 

Và mặc dù, chúng ta vẫn tưởng đó là chốn giải trí, nhưng nghiên cứu đã chứng minh rằng quán cafe thực sự là nơi làm việc lý tưởng hơn nhiều môi trường khác.

Tại sao khoa học lại cho rằng các văn phòng mở là nơi tồi tệ nhất để làm việc?

Ngày nay, 80% các văn phòng đều thuộc dạng mở, nghĩa là hoàn toàn không có vách ngăn truyền thống giữa bàn làm việc của các nhân viên. 

Truyền thuyết kể rằng nếu loại bỏ hết các bức tường, dẹp hết những vách ngăn, bằng cách nào đó sự sáng tạo và hợp tác giữa các nhân viên sẽ gia tăng.

CEO Twitter, Jack Dorsey viết rằng: "Chúng tôi khuyến kích mọi người làm việc ở môi trường mở vì chúng tôi tin vào sự thần kì – khi mọi người vô tình chạm mặt nhau và dạy cho nhau những điều mới."

Mặc dù đây là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng nó trái ngược hoàn toàn với các nghiên cứu khoa học về năng suất.

Sự thật là các văn phòng mở là nơi tồi tệ để làm việc. Thay vì thúc đẩy sự sáng tạo và đối thoại mở, chúng là nguồn gốc của sự phân tán liên tục.

Các nghiên cứu cho thấy vấn đề lớn nhất mà nhân viên gặp phải ở những văn phòng không vách ngăn này là những tiếng ồn không mong muốn. 

Mẹ bỉm sữa ngồi buôn chuyện con đi mẫu giáo. Đứa làm "sales" ngồi thuyết phục khách. Bạn dở hơi bên cạnh thì không ngừng chat Facebook. Thỉnh thoảng sếp lại lao vào, căn dặn vài ba câu bâng quơ rồi lại chạy đi. 

Khoa học chứng minh: Thay vì làm việc 8 tiếng trong văn phòng, sếp nên bắt nhân viên ngồi café nhiều để nâng cao năng suất - Ảnh 1.

Tất cả tạo nên một nồi lẩu "âm thanh" không khác gì bạn đang ngồi cạnh công trường.

Tiến thêm một bước nữa, nghiên cứu mới cho thấy không chỉ tiếng ồn là nguyên nhân làm phiền chúng ta, mà quan trọng hơn là người tạo ra nó. 

Trong tất cả những âm thanh khiến chúng ta sao nhãng khỏi công việc, các nhà nghiên cứu cho biết tiếng xì xào, bàn tán – đặc sản của chốn công sở – có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến năng lực tập trung của nhân viên.

Chẳng phải các quán cafe cũng tệ, thậm chí còn tệ hơn sao?

Đây là điểm thú vị.

Đúng là quán cafe có ồn, có nhiều người nói chuyện, nhưng nó lại là một dạng tạp âm tốt cho sự tập trung.

Khi các nghiên cứu kiểm tra bốn nhóm nhân viên làm việc trong các môi trường có mức âm thanh khác nhau, họ thấy rằng những người trong nhóm 70 dB (tương tự như tiếng chat chit ở các quán cafe) thể hiện tốt hơn nhiều các nhóm khác.

Khoa học chứng minh: Thay vì làm việc 8 tiếng trong văn phòng, sếp nên bắt nhân viên ngồi café nhiều để nâng cao năng suất - Ảnh 2.

Không chỉ thế, một phân tích tổng kết 242 nghiên cứu riêng rẽ chỉ ra rằng khi lắng nghe hai chiều của một cuộc đối thoại – giống như hai người nói trong quán cafe – sẽ dễ chịu hơn nhiều khi phải ngồi cạnh ai đó nói chuyện điện thoại trên công sở. 

Lý do đơn giản thôi: vì chỉ được một chiều của cuộc đối thoại, bạn sẽ "hóng" xem họ đang nói chuyện gì ấy nhỉ, dẫn đến khó tập trung vào công việc.

Bài học rút ra là bạn không nhất cần sự yên tĩnh tuyệt đối để tạo ra những sản phẩm tuyệt vời. Nhưng nếu gặp được đúng "loại" tiếng ồn, bạn vẫn có thể hoàn thành công việc hiệu quả.

Phan Ngọc

Từ khóa:  làm việc
Cùng chuyên mục
XEM