‘Kho vàng’ của Việt Nam được Trung Quốc liên tục đổ tiền săn lùng: Nước ta đứng thứ 6 trên bản đồ thế giới, Hàn Quốc, Mỹ cũng tranh mua

13/03/2024 15:16 PM | Kinh tế vĩ mô

Trong 2 tháng đầu năm, mặt hàng này đã thu về hơn 666 triệu USD.

‘Kho vàng’ của Việt Nam được Trung Quốc liên tục đổ tiền săn lùng: Nước ta đứng thứ 6 trên bản đồ thế giới, Hàn Quốc, Mỹ cũng tranh mua - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xơ sợi dệt các loại của Việt Nam trong tháng 2 đạt 120.210 tấn và thu về hơn 292 triệu USD, giảm 25,7% về lượng và giảm 21,9% về trị giá so với tháng 1/2023. Tính chung trong 2 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu 282.059 tấn xơ sợi dệt các loại, tương đương trị giá hơn 666,75 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

‘Kho vàng’ của Việt Nam được Trung Quốc liên tục đổ tiền săn lùng: Nước ta đứng thứ 6 trên bản đồ thế giới, Hàn Quốc, Mỹ cũng tranh mua - Ảnh 2.

Xét về thị trường, Trung Quốc luôn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ở ngành hàng này. Trong tháng 2/2023, nước ta xuất sang Trung Quốc 56.206 tấn xơ sợi với trị giá thu về hơn 144,5 triệu USD. Lũy kế 2 tháng đầu năm sản lượng đạt 129.112 tấn, tương đương với hơn 329 triệu USD, tăng 60% về lượng và tăng 35% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Đáng nói, Trung Quốc là một quốc gia đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới, do đó đã có truyền thống sản xuất vải từ lâu đời, nhất là vải lụa vốn đã là thứ vải thượng hạng từ thời xa xưa. Tuy nhiên vì là quốc gia xuất khẩu dệt may đứng đầu thế giới, nhu cầu nguyên liệu luôn ở mức cao khiến quốc gia này luôn phải tăng nhập khẩu xơ sợi từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Lợi thế của Trung Quốc trong ngành dệt may là chi phí sản xuất thấp, nguồn nguyên liệu thô chất lượng, cơ sở hạ tầng công nghiệp hiện đại và máy móc công nghệ cao có sẵn khiến thị trường này luôn được các quốc gia khác ưu tiên nhập khẩu.

Không chỉ áp đảo cả thế giới về sản lượng vải và hàng may mặc, nhiều cơ sở dệt may tại Trung Quốc cũng tích cực chuyển hướng sang ứng dụng tự động hóa vào các dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất và tránh tình trạng thiếu nhân công.

‘Kho vàng’ của Việt Nam được Trung Quốc liên tục đổ tiền săn lùng: Nước ta đứng thứ 6 trên bản đồ thế giới, Hàn Quốc, Mỹ cũng tranh mua - Ảnh 3.

Xếp thứ 2 là thị trường Hàn Quốc, lũy kế 2 tháng đầu năm, xứ kim chi đã nhập khẩu 25.637 tấn xơ sợi, tương đương với hơn 74,1 triệu USD, tăng 19,5% về lượng và tăng 4% về trị giá so với 2T/2023.

Mỹ là thị trường lớn thứ 3 của xơ sợi Việt Nam. Tổng kết 2 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu xơ sợi sang Mỹ cán mốc 30,4 triệu USD, tương đương với 24.598 tấn, tăng 155% về lượng và tăng 508% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài 3 thị trường trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường lớn khác như Indonesia, Bangladesh, Brazil, Campuchia,…

Kể từ năm 2022, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc trở thành quốc gia xuất khẩu xơ sợi đứng thứ 6 thế giới. Trong cả năm 2023, nước ta đã thu về hơn 4,3 tỷ USD từ xuất khẩu xơ sợi dệt các loại, tương đương với hơn 1,7 triệu tấn, tăng 13,4% về lượng nhưng giảm 7,6% về trị giá so với năm 2022.

Theo Liên đoàn Các nhà sản xuất Dệt may Quốc tế (ITMF), ngành dệt may toàn cầu đang trên đà phục hồi khi các công ty trong ngành dệt may thích nghi với khó khăn chung và tìm ra hướng đi để cải thiện tình hình. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm ngành dệt may toàn cầu đã có sự cải thiện đáng kể, đây là tín hiệu cho đà phục hồi nhu cầu tiêu thụ trong ngành thời gian tới.

Các chuyên gia dự báo khu vực nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới là Mỹ và châu Âu có xu hướng giảm nhập khẩu nguyên liệu dệt từ Trung Quốc trong khi tăng nhập khẩu từ các nước khác trong thời gian tới. Vì vậy, Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu xơ, sợi và dệt may trong tương lai.

Theo Như Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM