Kho thành tựu đồ sộ và những điều ít biết về cuộc đời cựu Tổng thư kí LHQ Kofi Annan
Ông Annan từng phát biểu: "Thế giới ngày hôm nay dành hàng tỉ USD để chuẩn bị cho chiến tranh; vậy chúng ta không nên dành một hay hai tỉ USD để chuẩn bị cho hòa bình sao?"
Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan sinh ngày 8/4/1938 tại Kumasi, Ghana. Ông là Tổng Thư ký thứ 7 của Liên Hợp Quốc - tổ chức đa quốc gia được tạo lập để duy trì và thúc đẩy nền hòa bình thế giới. Ông là người châu Phi da màu đầu tiên lãnh đạo tổ chức và từng được nhận giải Nobel Hòa bình vào năm 2001.
Luôn thận trọng trong đường lối đối ngoại, ông Annan là người có những quyết định mềm mỏng xuyên suốt thời kì còn đương nhiệm.
Một học giả tầm cỡ thế giới
Ông Annan sinh ra trong một gia đình ưu tú, cả họ nội và họ ngoại của ông đều có những thành viên là trưởng bộ tộc. Là người có học thức rộng, từ nhỏ ông Annan đã có cơ hội tiếp xúc với cả đời sống truyền thống lẫn hiện đại.
Sau khi học tại những trường hàng đầu ở Ghana, ông Annan theo học Đại học Khoa học Kĩ thuật tại thủ đô Kumasi. Ở độ tuổi 20, ông giành được học bổng của Quỹ Ford cho sinh viên tại Đại học Macalester ở St. Pual, Minnesota, nơi ông theo học kinh tế .
Từ thời điểm này, ông đã bắt đầu bộc lộ những tố chất của một học giả, một người có niềm đam mê với các vấn đề quan hệ quốc tế. Ông Annan nhận bằng cử nhân kinh tế vào năm 1961. Ít lâu sau khi hoàn thành chương trình học tại Đại học Macalester, ông tiếp tục tới Switzerland để tiếp tục con đường học vấn của mình.
Những thành tích đồ sộ trong suốt quá trình hoạt động đã giúp ông nhận được đa số tín nhiệm từ Đại hội đồng LHQ và trở thành Tổng thư kí LHQ vào tháng 12/1996. Ảnh: NPR
Sự nghiệp
Kết thúc các khóa học, ông Annan trở thành nhân viên tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hoạt động tại bộ phận hành chính và ngân sách ở Geneva. Trong quá trình công tác, ông Annan được điều tới Addis Ababa, Ethiopia, và thành phố New York.
Dù luôn nung nấu quyết định trở về quê hương sau khi tốt nghiệp, ông Annan gặp nhiều trở ngại do sự thay đổi chính quyền liên tục tại Ghana hồi những năm 1970.
Thay vào đó, ông tiếp nhận một vị trí tại trụ sở của LHQ ở thành phố New York.
Hoạt động trong Liên Hợp Quốc.
Năm 1974, ông tới Cairo, Ai Cập, với cương vị là người phụ trách vấn đề nhân sự trong Lực lượng Khẩn cấp của LHQ. Từ năm 1976, ông hoạt động tại Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn ở Geneva. Suốt hơn 20 năm sau đó, ông công tác tại nhiều vị trí khác nhau và phần lớn sự nghiệp của ông Annan gắn liều với thành phố New York.
Những thành tích đồ sộ trong suốt quá trình hoạt động đã giúp ông nhận được đa số tín nhiệm từ Đại hội đồng LHQ và trở thành Tổng thư kí LHQ vào tháng 12/1996. Ông bắt đầu nhiệm kì 4 năm từ ngày 1/1/1997.
Lãnh đạo Liên Hợp Quốc
Vị trí Tổng thư kí LHQ được gọi là một trong những "công việc lâu đời nhất thế giới". Theo trang web của LHQ thì "đối với cộng đồng thế giới, Tổng thư kí LHQ chính là hình ảnh của cả LHQ".
Tổng thư kí LHQ là người quản lí hơn 10.000 nhân viên và cũng là người chịu trách nhiệm điều hành các tổ chức quốc tế lớn khác (với đại diện đến từ tất cả các quốc gia trên thế giới).
Như vậy, ông Annan (và các tổng thư kí khác) sẽ phải điều phối hoạt động của những tổ chức như là Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO). Ông là người thực hiện "chính sách ngăn trở", tức là phải cố gắng ngăn chặn, phòng ngừa, và giải quyết các vấn đề lớn của quốc tế.
Trên hết, Tổng thư kí LHQ là người duy trì nền hòa bình thế giới.
Ông Annan từng phát biểu: "Nếu chiến tranh là sự thất bại trong đối ngoại, thì đối ngoại là bức tường phòng thủ đầu tiên của chúng ta. Thế giới ngày hôm nay dành hàng tỉ USD để chuẩn bị cho chiến tranh; vậy chúng ta không nên dành một hay hai tỉ USD để chuẩn bị cho hòa bình sao?"
Nhiệm kì thứ hai
Mùa hè năm 2001, LHQ đồng thuận tiếp tục đề cử ông Kofi Annan đảm nhiệm chức Tổng thư kí LHQ lần thứ 2. Ngày 12/10/2001, ông Kofi Annan và LHQ cùng được trao giải Nobel Hòa bình.
Theo đó, ông Annan đã đem lại nguồn sống mới cho tổ chức giữ gìn hòa bình thế giới, đề cao cuộc đấu tranh của LHQ cho quyền con người, và công nhận những nỗ lực trong việc đối đầu với những thử thách mới của thế giới như khủng bố và các đại dịch như HIV/AIDS.