Khám phá bí mật đằng sau "sự thống trị" của ngành ngân hàng Mỹ: Động lực và rủi ro cho nền kinh tế lớn nhất thế giới

05/05/2023 15:56 PM | Kinh doanh

Mỹ có hơn 4.000 ngân hàng nhỏ. Con số này nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới và nhiều hơn tất cả các ngân hàng nhỏ trong toàn Liên minh châu Âu (EU) cộng lại.

Khám phá bí mật đằng sau "sự thống trị" của ngành ngân hàng Mỹ: Động lực và rủi ro cho nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

Điều đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Tại sao Mỹ lại có nhiều ngân hàng như vậy và liệu chúng có gây rủi ro cho nền kinh tế hay không?

Dưới đây là một số lý do tại sao đất nước này lại có quá nhiều ngân hàng như vậy và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.

Tại sao Mỹ có nhiều ngân hàng nhỏ?

Mọi chuyện bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước. Trước thời của các ngân hàng quốc gia lớn như Bank of America và JPMorgan Chase, người Mỹ không quá tin tưởng vào các ngân hàng lớn.

Richard Squire, giáo sư luật tại Đại học Fordham, chuyên về luật tài chính và ngân hàng, giải thích: "Trước đây, người dân hay có một nỗi lo lắng đối với các ngân hàng lớn, đặc biệt là các ngân hàng ở thành phố lớn, ví dụ như 'Họ có hoàn toàn đáng tin cậy không? Liệu họ có kiếm lợi từ nông dân, doanh nghiệp nhỏ và những người ngây thơ hay không?'".

Khám phá bí mật đằng sau "sự thống trị" của ngành ngân hàng Mỹ: Động lực và rủi ro cho nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 2.

Để giải quyết những lo ngại này và bảo vệ các ngân hàng nhỏ, nhiều tiểu bang đã đưa ra cái gọi là luật chi nhánh đối với ngân hàng .

Giáo sư Squire lí giải: "Luật này khiến cho việc điều hành một ngân hàng từ nhiều hơn một tòa nhà là bất hợp pháp. Vì vậy, mọi thị trấn nhỏ ở Mỹ đều có ngân hàng địa phương của riêng mình".

Do quy định này, vào những năm 1920, có thời điểm Mỹ có tới gần 30.000 ngân hàng.

Vấn đề lớn với các ngân hàng nhỏ

Việc có quá nhiều ngân hàng nhỏ đặt ra một vấn đề lớn cho nền kinh tế Mỹ: chúng hay phá sản và mọi người sẽ mất tất cả tiền bạc gửi tại đây.

Trong những tình huống như vậy, người dân thường có tâm lí rút tiền hàng loạt và gián tiếp khiến cả cộng đồng lâm vào cảnh khó khăn.

Sau đó, một chính sách xuất hiện vào năm 1934 đã thay đổi hoàn toàn cuộc chơi đối với các ngân hàng nhỏ: hệ thống bảo hiểm tiền gửi liên bang.

Theo đó, chính phủ liên bang bảo đảm rằng họ sẽ sao lưu mọi khoản tiền gửi vào bất kỳ ngân hàng nào với số tiền lên tới 2.500 USD vào năm 1934 (tương đương 250.000 USD ngày nay).

Đây là một biện pháp được áp dụng trong thời kỳ suy thoái nhằm ổn định hệ thống ngân hàng đang phát triển lúc bấy giờ, nhưng cuối cùng nó lại trở thành yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với các ngân hàng nhỏ.

Khám phá bí mật đằng sau "sự thống trị" của ngành ngân hàng Mỹ: Động lực và rủi ro cho nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 3.

Ông Squire nói: "Điều này thực sự giúp các ngân hàng nhỏ hơn cạnh tranh với các ngân hàng lớn hơn về mức độ an toàn".

Luật chi nhánh đối với ngân hàng gần như biến mất sau đó. Tuy nhiên, số lượng ngân hàng ở Mỹ vẫn cao hơn nhiều so với số lượng ở bất kỳ quốc gia nào khác.

Các ngân hàng nhỏ đã định hình nền kinh tế như thế nào

Số lượng lớn các ngân hàng nhỏ ở Mỹ đã định hình nền kinh tế theo nhiều cách. Ví dụ, theo ông Squire, việc có nhiều ngân hàng đồng nghĩa với nguồn tín dụng dồi dào luôn sẵn sàng cung cấp cho nền văn hóa khởi nghiệp đặc trưng ở Mỹ.

Tuy nhiên, nó cũng có thể là một điểm yếu lớn. Các hoạt động cho vay quá đà là nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, một cuộc khủng hoảng cũng xoay quanh các ngân hàng mà hầu hết mọi người chưa từng nghe đến.

Câu chuyện về một ngân hàng nhỏ

Một số chuyên gia coi các ngân hàng nhỏ chính là lý do khiến Mỹ trở thành siêu cường. Các ngân hàng nhỏ cho phép các khoản vay phù hợp với các cộng đồng cụ thể - họ biết những rủi ro và cơ hội trong một khu vực và cộng đồng của họ tốt hơn nhiều so với một số tổ chức đa quốc gia khổng lồ.

Ngân hàng Bird-in-Hand là một trường hợp điển hình như vậy. Nó đã mở cửa ở Bird-in-Hand, Pennsylvania, vào năm 2013.

Đây là ngân hàng đầu tiên mở cửa sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và được cả nước chú ý. Sau nhiều năm cứu trợ, khủng hoảng và đấu tranh kinh tế, mọi người đều nghĩ rằng mở ngân hàng mới là điều điên rồ.

Dù vậy, giám đốc điều hành ngân hàng Lori Maley không lo lắng bởi bà hiểu rõ cộng đồng và tự tin rằng ngân hàng sẽ làm nên chuyện.

Bird-in-Hand nằm ở vùng trung tâm Amish. Maley cho biết các khách hàng tại Amish có nhu cầu ngân hàng rất cụ thể mà hầu hết các ngân hàng khác không thể đáp ứng.

Bà giải thích: "Các khách hàng tại Amish sẽ không thể đến một ngân hàng thông thường và vay thế chấp bởi các căn nhà của họ không có điện".

Khám phá bí mật đằng sau "sự thống trị" của ngành ngân hàng Mỹ: Động lực và rủi ro cho nền kinh tế lớn nhất thế giới - Ảnh 4.

Ngân hàng Bird-in-Hand cung cấp các khoản vay đặc biệt cho các ngôi nhà và trang trại của cộng đồng dân cư Amish. Ngoài ra, nhân viên cũng lái xe tới các vùng xa xôi để tiếp cận khách hàng.

Chiến lược của ngân hàng Bird-in-Hand đã tỏ ra có hiệu quả. Tới nay, Bird-in-Hand có sáu cơ sở, bốn xe ngân hàng lưu động và nguồn vốn lên tới một tỷ USD. Nhu cầu vay vốn luôn ở mức cao.Có thời điểm, ngân hàng có hàng dài khách hàng chờ mở tài khoản.

Điểm yếu của các ngân hàng nhỏ

Các ngân hàng nhỏ vẫn có thể gặp rủi ro và dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc, chẳng hạn như việc rút tiền hàng loạt dẫn đến sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon. Ngày nay, việc rút tiền hàng loạt còn diễn ra nhanh hơn nhiều khi mọi người có thể giao tiếp và chuyển tiền của họ gần như ngay lập tức.

Sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân hàng Signature đã làm dấy lên lo ngại rằng những ngân hàng nhỏ khác cũng có thể phải đối mặt với các rủi ro lớn.

Giáo sư Squire cho rằng các sự kiện trong vài tháng qua có thể đồng nghĩa với việc sẽ có ít ngân hàng nhỏ hơn trong tương lai gần, vì những ngân hàng nhỏ sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn, phải đối phó với quy định khắt khe hơn và số lượng người gửi tiền ngày càng giảm.

Người Mỹ đã rút gần 200 tỷ USD ra khỏi các ngân hàng nhỏ trong vài tháng qua. Hầu hết họ gửi số tiền đó vào một số ngân hàng lớn để cảm thấy an toàn hơn.

Theo Tất Đạt

Cùng chuyên mục
XEM