Khai quật mộ cổ gần 400 tuổi, chuyên gia tranh cãi gay gắt vì sự xuất hiện của đồng hồ 'xuyên không'

31/07/2023 11:40 AM | Sống

Đến nay, lý do vì sao chiếc đồng hồ này xuất hiện trong lăng mộ đóng kín vẫn là một ẩn số.

Đến nay, lý do vì sao chiếc đồng hồ này xuất hiện trong lăng mộ đóng kín vẫn là một ẩn số.

Sự xuất hiện bí ẩn của chiếc đồng hồ "xuyên không"

Theo tờ Nhật báo Nhân dân của Trung Quốc, vào năm 2008, một nhóm các nhà khảo cổ và nhà báo thực hiện một bộ phim tài liệu tại một lăng mộ từ thời nhà Minh (1368–1644). Lăng mộ này được tìm thấy tại Thượng Tư, một huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong lúc khai quật, một chuyện bất ngờ đã xảy ra, đó là các chuyên gia đã tìm thấy một "vật thể lạ" ở trong lăng mộ bị đóng kín này.

Trước khi mở quan tài, các chuyên gia đã quyết định làm sạch lớp đất đá rơi trên nắp. Đột nhiên, một thành viên trong nhóm nghiên cứu nghe thấy tiếng kim loại lẫn trong tiếng đất đá rơi xuống. Khi người này nhặt thứ đó lên thì thấy nó giống như một chiếc nhẫn. Tuy nhiên, sau khi vệ sinh chiếc nhẫn xong thì anh ta lại nhận ra nó là một chiếc nhẫn đồng hồ.

Kỳ lạ hơn, "vật thể lạ" này dày khoảng 2 mm, có phần mặt giống hệt mặt của một chiếc đồng hồ. Các kim của nó đang dừng ở thời điểm 10:06. Đằng sau chiếc đồng hồ có khắc dòng chữ "Swiss" – Thụy Sĩ. Bên dưới còn có dòng chữ Philip Melanchthon, vinh danh chúa 1530.

Khai quật mộ cổ gần 400 tuổi, chuyên gia tranh cãi gay gắt vì sự xuất hiện của đồng hồ 'xuyên không' - Ảnh 1.

Trong lúc khai quật lăng mộ đóng kín gần 400 tuổi, chuyên gia bất ngờ tìm thấy một chiếc nhẫn đồng hồ. (Ảnh: Sohu)

Các nhà khoa học không thể giải thích được tại sao từ "Thụy Sĩ" được khắc bằng tiếng Anh trên mặt sau của chiếc đồng hồ bởi ở thời điểm ấy, người dân Thụy Sĩ chỉ sử dụng tiếng Pháp và tiếng Đức. Ngoài ra, các chuyên gia khảo cổ khẳng định lăng mộ này hoàn toàn nguyên vẹn và chưa từng được mở từ khi nó được niêm phong từ thời Minh cách đây 400 năm. Hơn nữa, tới tận năm 1848, nước Thụy Sĩ mới ra đời khi trước đó vẫn còn là Liên Bang Thụy Sĩ. Vậy tại sao chiếc đồng hồ này xuất hiện trong ngôi mộ của nhà Minh? Các nhà khảo cổ học đã đặt nghi vấn về việc liệu chiếc đồng hồ đã "xuyên không" tới thời đại khác. Một cuộc tranh cãi gay gắt đã nổ ra.

Tranh cãi gay gắt về lai lịch chiếc đồng hồ

Sau đó, nhiều giả thuyết được các chuyên gia đưa ra. Trong đó, giả thuyết về việc chiếc nhẫn đồng hồ này được đưa vào lăng mộ theo cách không chính thống nhận được nhiều sự đồng tình hơn cả. Bởi họ cho rằng nếu chiếc nhẫn đồng hồ này thuộc quyền sở hữu của chủ nhân lăng mộ thì nó đã được đeo trên tay của người đó. Đặc biệt, ở thời nhà Minh, đồng hồ vẫn chưa xuất hiện nên ai sở hữu chúng chắc chắn sẽ rất trân trọng mà dùng chúng như một vật tùy táng quý giá. Thế nhưng, nơi chiếc đồng hồ được tìm thấy là bên ngoài quan tài, chứng tỏ nó chỉ ngẫu nhiên ở trong lăng mộ mà thôi.

Khai quật mộ cổ gần 400 tuổi, chuyên gia tranh cãi gay gắt vì sự xuất hiện của đồng hồ 'xuyên không' - Ảnh 2.

Đến nay các nhà khảo cổ vẫn chưa thể tìm được câu trả lời vì sao chiếc nhẫn đồng hồ lại xuất hiện trong lăng mộ đóng kín. (Ảnh: Sohu)

Theo nhiều ghi chép dã sử, vào năm 1558 nữ hoàng Elizabeth I đã sở hữu một chiếc nhẫn đồng hồ thô sơ. Năm 1755, Caron, một thợ đồng hồ đã tạo ra chiếc đồng hồ nhẫn với nút bấm đầu tiên tại Paris. Như vậy có thể thấy, những chiếc nhẫn đồng hồ cũng được sản xuất từ khá lâu nhưng xét về thời gian thì khả năng nó xuất hiện từ thời nhà Minh là không thể. Vì thế, các nhà khảo cổ đã đặt ra thêm một giả thuyết là chiếc nhẫn đồng hồ này thuộc về một tên trộm mộ đã từng đột nhập lăng mộ này. Và nó đã rơi ra trong lúc kẻ này tìm kiếm quanh quan tài.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng đưa ra một giả thuyết khác là một loài động vật nào đó, ví dụ như chuột đã tìm thấy chiếc đồng hồ này và tha vào khu lăng mộ.

Dù các chuyên gia đã đưa ra nhiều khả năng nhưng họ vẫn chưa thể kết luận về lai lịch của chiếc đồng hồ Thụy Sĩ trong lăng mộ thời nhà Minh này. Đến nay, sự xuất hiện của nó vẫn là một trong những bí ẩn khảo cổ khiến các nhà khảo cổ Trung Quốc đau đầu nhất.

Nguồn: Sohu

Theo Nguyệt Phạm

Từ khóa:  mộ cổ , nhà Minh
Cùng chuyên mục
XEM