Kế hoạch tiêu hơn 60 triệu đồng cho dịp Tết, người phụ nữ khiến CĐM choáng váng vì 1 KHOẢN TIỀN mạnh tay nhưng đáng được tuyên dương!
Chi tiêu ngày Tết luôn là bài toán "đau đầu" của không ít cặp vợ chồng.
Chi tiêu Tết nguyên Đán vốn là một chủ đề luôn gây chú ý mỗi khi năm hết Tết đến với mọi gia đình do chi tiêu tăng vọt. Làm thế nào để có một cái Tết ấm no đầy đủ nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát đòi hỏi mỗi gia đình những kĩ năng nhất định về quản lý tài chính trong dịp đặc biệt này.
Mới đây, câu chuyện về chi tiêu Tết và một bảng dự trù ngân sách của một thành viên ẩn danh (tạm gọi chị A.) trong group "Vén khéo" đã gây sự chú ý của nhiều người, có thể sẽ là một góc nhìn thú vị cho những ai đang đối mặt với việc tính toán ngân sách cho dịp lễ này.
Theo nội dung bài viết, gia đình chị A. có tổng chi tiêu dự trù cho Tết nguyên đán 2025 là 61 triệu đồng. Đáng chú ý là, số tiền này chưa bao gồm chi phí cho quần áo và đồ ăn/thực phẩm Tết do nhà gia đình chị A về nội ngoại ăn Tết, không sắm sửa tại nhà.
Chị A cho biết gia đình hai bên nội ngoại chỉ cách nhau 3 - 4km nên nhà chị sẽ chia thời gian về hai bên suốt thời gian nghỉ Tết.
Cụ thể chi phí chi tiêu Tết của gia đình chị A gồm:
- Biếu ông bà nội (đồ ăn Tết, sắm Tết + mừng tuổi): 20 triệu đồng.
- Biếu ông bà ngoại (đồ ăn Tết, sắm Tết + mừng tuổi): 20 triệu đồng.
- Chi phí đối ngoại của chồng: 5 triệu Mừng tuổi em gái: 5 triệu đồng.
- Mừng tuổi các cháu: 2 triệu đồng.
- Quà Tết người thân: 3 triệu đồng.
- Dự trù mừng tuổi thêm: 1 triệu đồng (con bạn bè, hàng xóm, họ hàng)
- Trái cây, hoa trưng Tết: 2 triệu đồng.
- Phát sinh: 3 triệu đồng.
Với những chi phí này, tổng con số lên đến 61 triệu đồng. Và trong đó, số tiền chiếm 2/3 là tiền mừng tuổi và biếu bố mẹ hai bên. Hai bên gia đình nhận được sự quan tâm đồng đều như nhau vào dịp Lễ Tết quan trọng nhất trong năm cũng là một điểm đáng chú ý trong nội dung chia sẻ của chị A.
Trước tâm sự của chị A và bảng chi tiêu Tết của gia đình chị, thành viên của nhóm đã đưa ra nhiều ý kiến trong đó đáng chú ý:
- Thấy bạn biếu mỗi bên gia đình nội ngoại 20 triệu đồng là uy tín, với mình biếu bố mẹ bao nhiêu cũng vẫn ít.
- Có thì biếu ông bà cũng tốt ạ, như nhà mình khó khăn, chưa có tài sản gì, ở trọ. Lương tháng nào hết tháng đó. Tết có thưởng thì biếu mỗi bên 3 triệu đồng, mua thêm ít bia, bánh kẹo.
- Mình ở nội thì sắm thêm hoa quả, trái cây, chợ búa một tuần. Lì xì mỗi ông bà 200 nghìn đồng, cháu thì 100 - 200 nghì đồnn. Có điều kiện thì mừng bố mẹ càng nhiều càng tốt.
Có thể thấy chi tiêu Tết như gia đình chị A. là câu chuyện không của riêng ai. Tết là một dịp quan trọng trong đời sống của mỗi gia đình, đặc biệt là gia đình trẻ. Việc chi tiêu hợp lý trong dịp Tết không chỉ giúp gia đình giảm bớt gánh nặng tài chính mà còn mang lại một cái Tết ấm áp, ý nghĩa.
Theo các chuyên gia tài chính, để có một cái Tết đủ đầy, bạn cũng cần phải có kế hoạch chi tiêu và ngân sách cụ thể, vận dụng các phương pháp về tài chính linh hoạt, hiệu quả đảm bảo không tránh lãng phí, quá đà.
1. Lên kế hoạch ngân sách cụ thể
Điều quan trọng nhất trong việc chi tiêu Tết là phải có một kế hoạch chi tiết. Việc lập ngân sách cho Tết giúp gia đình trẻ biết trước được những khoản chi nào cần thiết, hạn chế việc chi tiêu vượt mức, tránh rơi vào tình trạng mua sắm bốc đồng.
Trong kế hoạch chi tiêu, các gia đình có thể phân chia các khoản chi theo từng mục như thực phẩm, quà biếu, lì xì, trang trí nhà cửa, và các khoản khác. Cách làm này giúp gia đình chủ động hơn trong việc quản lý chi tiêu.
2. Tránh mua sắm quá đà và quá gần ngày Tết
Tết thường đi kèm với việc mua sắm đồ đạc, trang trí nhà cửa và các món ăn đặc trưng. Tuy nhiên, không nhất thiết phải tiêu quá nhiều tiền cho những việc này. Những món đồ trang trí hay quần áo mới cho gia đình có thể được tính toán sao cho hợp lý, tránh việc mua nhiều thứ không cần thiết. Lên kế hoạch mua từ sớm sẽ giảm thời gian và chi phí vì không bị áp lực về việc tăng giá ngày Tết.
Các gia đình khi mua sắm có thể áp dụng quy tắc 30 giây để không mua phải những vật dụng không cần thiết. Quy tắc đó là, khi cần mua đồ, bạn hãy dừng lại khoảng 30 giây để tự hỏi và trả lời những câu hỏi: Món đồ này có cần thiết không? Ở nhà đã có chưa? Có thể tận dụng lại đồ cũ hay không? Nếu mua ở trên sàn TMĐT khác giá có tốt hơn không…
Đồng thời, hiện nay các siêu thị và chợ mở cửa khá sớm trong dịp Tết nên tránh mua sắm tích trữ đồ ăn thực phẩm, dễ gây hỏng mốc, lãng phí.
3. Tận dụng săn sale, voucher, giảm giá khuyến mại ở các sàn TMĐT/siêu thị
Cuối năm là thời gian các nhãn hàng tung ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu mua sắm. Chính vì thế, hãy tận dụng các chương trình khuyến mãi để mua sắm với giá rẻ hơn.
Đồng thời, người tiêu dùng có thể kết hợp với việc mua sắm ở các sàn TMĐT để nhận được voucher từ sàn hoặc dùng kích cầu hoàn tiền từ việc sử dụng thẻ visa của các ngân hàng. Điều này cũng giúp tiết kiệm được một số chi phi đáng kể trong dịp mua sắm lớn của cả năm.
Tổng hợp