"Kẻ giết người" cực đáng sợ trong phòng tắm vào mùa đông, dành vài giây đọc có thể giúp bạn tránh được tai nạn nguy hiểm trong tương lai gần

15/11/2021 08:59 AM | Sống

Trong mùa đông, khi các gia đình sử dụng bình nước nóng cũng nên cảnh giác với 'sát thủ phòng tắm' đó là ngộ độc khí carbon monoxide (CO).

Càng về cuối năm, thời tiết càng lạnh hơn khiến cho nhu cầu tắm nước nóng của con người càng tăng cao. Tuy nhiên, khi các gia đình sử dụng bình nước nóng cũng nên cảnh giác với "sát thủ phòng tắm" đó là ngộ độc khí .

Ngộ độc khí trong nhà tắm nguy hiểm như thế nào?

Ngộ độc khí trong phòng tắm thường là do khí carbon monoxide (CO). Loại khí này được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng", là một loại khí không mùi, không màu và không vị.

Bình nước nóng sản sinh ra CO là loại máy sử dụng gas để làm nóng nước. Loại máy này hít khí Oxy trong phòng và thải ra CO trong quá trình đốt cháy. Càng tắm lâu trong môi trường kín, lượng CO trong phòng càng lớn dễ dẫn đến ngộ độc.

Kẻ giết người cực đáng sợ trong phòng tắm vào mùa đông, dành vài giây đọc có thể giúp bạn tránh được tai nạn nguy hiểm trong tương lai gần  - Ảnh 1.

Tại Thâm Quyến, Trung Quốc vào tháng 11/2020 từng có trường hợp một cô gái họ Trương bị ngộp thở, tử vong do tắm quá lâu trong phòng kín có bình nước nóng sử dụng gas.

Được biết, loại máy nước nóng sử dụng gas là loại bình nước nóng thời kỳ đầu. Nhưng kể từ năm 1999, Trung Quốc đã cấm sản xuất loại máy này. Tuy nhiên đến nay vẫn có không ít người tiếp tục sử dụng mà không biết đến hậu quả.

Loại máy này thải ra khí đốt có chứa CO. Khi nồng độ CO trong không khí tăng lên 0,04-0,06% sẽ xuất hiện tình trạng ngộ độc nhẹ. Hít phải quá nhiều loại khí này có thể gây ra tình trạng thiếu oxy, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, yếu tay chân, khó thở... Chỉ mất vài giây để một người hít phải CO bị nhiễm độc, trong hoàn cảnh đó nạn nhân đã không còn sức lực để tự cứu chính mình.

Để an toàn hơn khi sử dụng, phòng tắm phải được thiết kế thông thoáng để tránh bị ngộp trong trường hợp bị rò rỉ gas, đồng thời các gia đình cũng nên sử dụng các loại máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời hoặc theo các công nghệ hiện đại hơn...

Kẻ giết người cực đáng sợ trong phòng tắm vào mùa đông, dành vài giây đọc có thể giúp bạn tránh được tai nạn nguy hiểm trong tương lai gần  - Ảnh 2.

Thực tế, ngoài bình nước nóng ra thì CO còn "rình rập" rất gần xung quanh chúng ta, xuất hiện từ việc đốt than trong nhà để sưởi ấm, từ bếp gas, điều hòa không khí ô tô...

Khi bị ngạt khí CO, cơ thể sẽ có phản ứng như thế nào?

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ngộ độc khí CO là một tai nạn thường gặp nhất trong các loại ngộ độc khí độc, thường gây tử vong và để lại di chứng thần kinh – tâm thần cao.

Các dấu hiệu nhận biết cơ thể đã bị ngạt khí CO đó là:

- Ở mức độ nhẹ: Bệnh nhân thường chỉ đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi... Một số người có thấy da đỏ nhưng đây là triệu chứng không dễ gặp.

- Ở mức độ vừa: Người bị ngộ độc khí than sẽ thấy đau ngực, khó tập trung, nhìn mờ, khó thở nhẹ, mạch nhanh, thở gấp.

- Khi bị ngộ độc nặng: Các triệu chứng sẽ cụ thể hơn đó là mất ý thức, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, bỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.

Ngoài ra, nạn nhân còn có thể bị ngất, tím môi và các đầu ngón tay, ngón chân, đồng thời bị co cứng tay chân hoặc có những động tác bất thường.

Khi phát hiện nạn nhân bị ngộ độc khí CO phải nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nhiễm độc và đưa đi cấp cứu vì khi ngộ độc mức độ CO trên 60% thì tỷ lệ hôn mê và tử vong là khá cao.

Kẻ giết người cực đáng sợ trong phòng tắm vào mùa đông, dành vài giây đọc có thể giúp bạn tránh được tai nạn nguy hiểm trong tương lai gần  - Ảnh 3.

Trường hợp nạn nhân thở yếu, ngừng thở thì phải tiến hành ngay việc thổi ngạt bằng hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi.

Trường hợp nạn nhân không còn tỉnh, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách và kịp thời.

Đậu Đậu

Cùng chuyên mục
XEM