Jeff Bezos đã cho chúng ta biết về một sự thật mà hầu hết mọi người không bao giờ biết được
Tôi chưa từng thấy một CEO nào tự hạ thấp vị thế của công ty của mình và đề cao các bên liên quan như Jeff Bezos.
Vào thứ 5, Jeff Bezos công bố lá thư cổ đông cuối cùng của mình với tư cách là giám đốc điều hành của Amazon. Trong thư Bezos đã viết về tầm nhìn chiến lược của ông trong tương lai và những nỗ lực của ông trong việc bảo vệ và phát triển Amazon.
Mặc dù lá thư dài 5600 từ nhưng trọng tâm của bức thư chỉ nằm ở 6 từ. Thêm vào đó, trong thư Bezos còn nói về một vấn đề vừa đơn giản lại vừa phức tạp. Đó cũng là quan điểm mà rất nhiều người có thể không bao giờ hiểu được. Ông cũng cho biết rằng Amazon đã và đang đi theo quan điểm này.
Vậy 6 từ đó là gì? "Tạo ra nhiều giá trị hơn."
"Nếu bạn muốn thành công trong kinh doanh (thực tế là trong cuộc sống), bạn phải tạo ra nhiều giá trị hơn. Mục tiêu của bạn phải là tạo ra giá trị cho những người mà bạn tiếp xúc. Bất kỳ doanh nghiệp nào không tạo ra giá trị cho những người mà nó tiếp xúc, kể cả doanh nghiệp đó có vẻ thành công trên bề nổi, thì họ sẽ không thể tồn tại được lâu. Hay nói cách khác là họ đang tự đào hố chôn mình."
Tại sao đây lại được xem là một vấn đề nan giải?
Bước vào bất kỳ trường đào tạo về kinh doanh nào trên thế giới, bạn sẽ nhanh chóng nghe thấy mọi người nói về "tạo giá trị" và "nắm bắt giá trị".
Chúng có vẻ như là những thuật ngữ khá dễ hiểu và nghĩa của chúng gần được thể hiện ngay trên mặt chữ, nhưng thực ra chúng khó hiểu hơn chúng ta tưởng. Thậm chí nhiều khi chúng còn tạo ra nhiều mâu thuẫn.
Mâu thuẫn nảy sinh vì cả hai thuật ngữ này không phải đều có giá trị giống nhau vì như Bezos nói, thời gian là yếu tố có thể đánh giá việc tạo ra giá trị trong kinh doanh và trong cuộc sống một cách chính xác nhất..
Tuy nhiên, càng ít giá trị mà công ty tạo ra tại bất kỳ thời điểm nào, thì công ty sẽ càng phải đối mặt với nhiều áp lực trong việc nắm bắt giá trị. Hãy thử đặt câu hỏi với cụm từ này và áp dụng nó cho bất kỳ doanh nghiệp nào hoặc bất kỳ người nào bạn gặp:
● Doanh nghiệp này có tạo ra nhiều giá trị không?
● Người này có tạo ra nhiều giá trị không?
Và chúng ta hãy xem xét điều này thật công bằng và nghiêm túc:
Bạn nên suy nghĩ xem liệu đây có phải là người bạn muốn cộng tác, hay đây có phải là doanh nghiệp bạn muốn làm việc cùng. Hoặc ngược lại, liệu người khác có nên bỏ thời gian để hợp tác và kinh doanh với bạn hay không.
Tất nhiên, trước khi xem xét, bạn cũng cần phải đáp ứng một điều kiện cơ bản đó là bạn đã tạo ra giá trị. Trong phần còn lại của bức thư, Bezos đưa ra nói về việc ông đã tạo ra giá trị cho các cổ đông như thế nào.
Và tôi chưa từng thấy một CEO nào tự hạ thấp vị thế của công ty của mình và đề cao các bên liên quan như Jeff Bezos.
Cổ đông cá nhân
Jeff Bezos là cha đẻ của Amazon nên không có gì ngạc nhiên khi tài sản của ông trị giá lên đến 200 tỷ USD. Ông khẳng định rằng 7/8 tổng quyền sở hữu của công ty, "1,4 nghìn tỷ USD tạo ra giá trị" đều do những người khác nắm giữ, chẳng hạn như:
"Các quỹ hưu trí, các trường đại học, và chương trình 401(k), và người nắm giữ là Mary và Larry và tôi đã nhận được giấy nợ từ họ khi đang viết bức thư này."
(Hai người họ là của một cặp vợ chồng. Họ nói rằng họ đã mua hai cổ phiếu của Amazon từ lúc công ty mới bắt đầu phát hành cổ phiếu và chỉ bán chúng gần đây vì con trai họ muốn mua nhà.)
Năm ngoái, Amazon có thu nhập ròng là 21,3 tỷ USD. Và đó là con số đó được xem là giá trị mà công ty đã tạo ra cho cổ đông.
Nhân viên
Cách Amazon đối xử với nhân viên đã trở thành tâm điểm trong thời gian qua. Vấn đề này được nhiều người chú ý một phần là do cuộc bỏ phiếu thành lập công đoàn của nhân viên (không thành công) và một phần là do có tin đồn chế độ dành cho nhân viên không tốt như nhân viên không có chỗ nghỉ ngơi hay môi trường làm việc không an toàn.
Mặc dù đến gần cuối bức thư Bezos mới nhắc đến vấn đề này, nhưng ông vẫn khẳng định đãi ngộ của nhân viên ở Amazon thực sự rất tốt. Bằng chứng là "năm 2020 nhân viên kiếm được 80 tỷ USD, cộng thêm 11 tỷ USD bao gồm các khoản phúc lợi và các khoản thuế khác, tổng cộng là 91 tỷ USD".
Người bán (bên thứ 3)
Đãi ngộ của công ty dành cho người bán hàng trên Amazon cũng là một chủ đề gây xôn xao dư luận. Nhưng Bezos nói rằng, theo số liệu của công ty, những người này đã kiếm được "từ 25 tỷ đến 39 tỷ USD" nhờ bán hàng trên Amazon vào năm ngoái. Ông còn nói: "Để chắc chắn, tôi sẽ lấy con số 25 tỷ". Điều này có nghĩa là số tiền mà người bán kiếm được ít nhất cũng lên đến 25 tỷ USD.
Khách hàng
Tôi thấy luận điểm cuối cùng này rất thú vị. Thông thường người ta sẽ nói nhiều đến việc tiết kiệm chi phí (hoặc đặc biệt là tránh thuế bán hàng cho nhiều khách hàng) và cố gắng đo lường các giá trị lợi ích bằng tiền. Nhưng Jeff Bezos lại không làm vậy thay vào đó ông đưa ra những luận cứ chứng minh cho về việc mua hàng trực tuyến trên Amazon tiết kiệm được bao nhiêu thời gian.
Cuối cùng, Bezos đã tính xem Amazon tạo được nhiều giá trị hay không. Ông có 75 giờ mỗi năm, nhân nó với 10 USD/giờ. Sau đó để có 630 USD cho mỗi thành viên của Prime, ông đã trừ đi phần tiền của mình. Với 200 triệu thành viên, ông đã tính được giá trị được tạo ra là 126 tỷ USD.
Sau khi cộng tất cả lại. Bezos cho biết mỗi năm, Amazon tạo ra 301 tỷ USD cho 4 đối tượng trên.
Liệu ở đây có thiếu sót gì không? Tất nhiên là có. Tuy nhiên, với lối lập luận chặt chẽ và mạch lạc thì Jeff Bezos đã thành công trong việc chứng minh rằng Amazon "sống" với quan điểm- tạo ra nhiều hơn những gì bạn hưởng thụ.