IIF: 'Cơn sóng thần nợ' đang càn quét cả thế giới
IIF cho biết các chính phủ và công ty đã vay thêm 15 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2020 và theo đà này có thể vượt qua con số 277 tỷ USD vào năm nay.
Theo một nghiên cứu mới của IIF, nợ công toàn cầu đã tăng với tốc độ chưa từng có trong 9 tháng đầu năm nay, khi các chính phủ và công ty lao vào "cơn sóng thần nợ" vì phải đối mặt với cuộc khủng Covid-19.
Viện Tài chính Quốc tế (IIF) đưa ra cảnh báo hôm 18/11, tốc độ tích lũy nợ hiện tại sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn để giảm lượng vay nợ trong tương lai, trong khi phải tránh cũng tác động tiêu cực "đáng kể" đến hoạt động kinh tế.
IIF – cơ quan đại diện cho các định chế tài chính, cho biết tổng nợ toàn cầu đã tăng 15 tỷ USD trong năm nay và theo đà này có thể vượt qua con số 277 tỷ USD vào năm 2020. Tổ chức này dự kiến tổng lượng nợ sẽ đạt 365% GDP toàn cầu vào cuối năm nay, tăng từ mức 320% vào cuối năm 2019.
Số liệu của IIF cho thấy, gánh nặng nợ sẽ đặc biệt nặng nề ở các thị trường mới nổi, khi đã ghi nhận tỷ lệ nợ/GDP tăng 26% lên mức 250% trong năm nay. Ngoài ra. tình trạng sử dụng tiền thu thuế để trả nợ đang tăng ở các quốc gia mới nổi trong những năm gần đây. Tuần này, Zambia đã trở thành quốc gia đang phát triển thứ 6 vỡ nợ hoặc tái cơ cấu nợ vào năm 2020. Dự kiến, số vụ vỡ nợ do ảnh hưởng của đại dịch sẽ ngày càng tăng.
Nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới G20 đã đưa ra một sáng kiến, cho phép 46 quốc gia nghèo nhất thế giới được hoãn trả khoản nợ khoảng 5 tỷ USD trong năm nay. Ngoài ra, G20 cũng chuẩn bị mở thêm quỹ hỗ trợ các quốc gia nghèo.
Tỷ lệ nợ công toàn cầu/GDP tăng vọt trong thời gian đại dịch diễn ra.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cần đưa ra nhiều hành động hơn nữa để ứng phó với nguy cơ gia tăng cuộc khủng hoảng tài khóa đối với một số lượng lớn các quốc gia đang phát triển.
Luis Oganes – trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường mới nổi tại JPMorgan, cho biết các nền kinh tế mới nổi có nguy cơ đối mặt với lạm phát gia tăng nếu họ tìm cách kiếm tiền tự nợ, bằng cách mua trái phiếu chính phủ trong nước.
Trong khi đó, một số quốc gia đã làm điều này và họ thậm chí cũng gặp rủi ro giảm phát nếu số nợ tăng quá cao. Ông nói: "Mức nợ cao sẽ tạo ra nhiều công ty và ngân hàng ‘thây ma’, điều này sẽ kìm hãm đà tăng trưởng."
Kể từ khi đại dịch bắt đầu bùng phát, các ngân hàng trung ương đã bắt đầu hạ lãi suất và đưa ra các gói kích thích tiền tệ cho nền kinh tế. Theo đó, chi phí đi vay trên toàn thế giới đều giảm xuống. Dẫu vậy, nguồn thu từ thuế sụt giảm đã khiến các khoản nợ của thị trường mới nổi khó xử lý hơn nhiều.
Theo ước tính của IIF, các nền kinh tế mới nổi sẽ phải trả khoảng 7 nghìn tỷ USD cho các "chủ nợ" từ nay đến cuối năm sau. Trong đó, 15% là nợ định danh bằng đồng USD, điều này khiến các "cơn nợ" gặp rủi ro khi thị trường tiền tệ biến động.
Tỷ lệ sử dụng nguồn thu từ thuế để trả nợ của các nền kinh tế mới nổi và phát triển.
Emre Tiftik – giám đốc nghiên cứu tính bền vững của IIF, cho biết mức nợ đã tăng nhanh hơn nhiều so với dự báo khi cuộc khủng hoảng bắt đầu. Từ năm 2016 đến cuối tháng 9/2020, nợ toàn cầu đã tăng 52 tỷ USD, trong khi giai đoạn năm 2012-2016 chỉ tăng 6 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu lại ít có thay đổi trong giai đoạn đó, cho đến khi đại dịch bùng phát gây ra cuộc suy thoái lịch sử.
Tiftik cho hay, sự thay đổi này diễn ra trong khi tốc độ GDP không có biến chuyển tương ứng "cho thấy chúng ta đang chứng kiến khả năng tạo ra GDP của nợ." Ông nói thêm, những biện pháp hỗ trợ tích cực sẽ được đưa ra trong một thời gian và chắc chắn sẽ khiến nợ công tăng đáng kể.
Tình trạng nợ gia tăng ở thị trường mới nổi được thúc đẩy bởi khoản nợ của các doanh nghiệp phi tài chính tại Trung Quốc. Theo đó, tổng số nợ của thị trường mới nổi tăng lên 76 tỷ USD. Ngoại trừ Trung Quốc, khoản nợ định danh bằng đồng USD của các thị trường mới nổ khác đều giảm trong năm nay, cho thấy giá trị đồng tiền địa phương giảm so với đồng USD.
Tiftik cho biết các định chế tài chính đã nỗ lực "xây dựng phương án dự phòng để ứng phó với cú sốc do dịch bệnh". Một phần đáng kể trong các khoản nợ mới của họ được chuyển cho khách hàng, điều này rất hữu ích trong việc giải quyết cú sốc ban đầu của cuộc khủng hoảng.
Vào cuối tháng 9, tỷ lệ nợ công ở các nền kinh tế phát triển đã tăng hơn 50 điểm phần trăm trong năm nay. Trong khi đó, Mỹ chiếm gần 1 nửa trong số này, các khoản nợ của quốc gia này dự kiến sẽ đạt mức 80 tỷ USD vào năm nay, tăng từ mức 71 tỷ USD vào cuối năm 2019.
Tham khảo Financial Times