Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội

13/08/2023 14:13 PM | Kinh doanh

Huyện Đông Anh (TP Hà Nội) có diện tích tự nhiên 185,68 km2, quy mô dân số đạt hơn 437.000 người, có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc; nơi tập trung nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch

Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội - Ảnh 1.

Tại kỳ họp thứ 12 HĐND TP Hà Nội khóa XVI vừa qua đã thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Đông Anh và 24 phường thuộc quận Đông Anh trên cơ sở nguyên trạng 185,68 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 437.308 người.

Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội - Ảnh 2.

Huyện Đông Anh là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội nơi tập trung nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch.

Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội - Ảnh 3.

Đặc biệt, địa bàn huyện cách sân bay quốc tế Nội Bài 13 km - cửa ngõ thông thương với quốc tế đã tạo cho Đông Anh nhiều lợi thể phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội. Theo đề án, huyện Đông Anh được định hướng phát triển thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, tài chính, thương mại và giao dịch quốc tế khu vực bắc sông Hồng, đóng vai trò động lực phát triển ở phía bắc thủ đô.

Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội - Ảnh 4.

Việc thành lập quận sẽ tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng kinh tế của huyện nói riêng và toàn TP Hà Nội nói chung. Tuy nhiên, khi trở thành quận cũng sẽ có những khó khăn nhất định, nhất là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; thói quen, lối sống về bảo vệ môi trường của một số người dân còn hạn chế.

Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội - Ảnh 5.

Sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình đô thị hóa trong giai đoạn công nghiệp hóa sẽ dẫn đến nhiều vấn đề bất cập mới nảy sinh như: Quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp; tình trạng lao động nông thôn chuyển về đô thị để tìm kiếm việc làm sẽ tạo ra áp lực về nhu cầu việc làm, nhà ở.

Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội - Ảnh 6.

Hiện tại, có 3 cây cầu huyết mạch nối Đông Anh với các quận nội thành gồm cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long và cầu Đông Trù (bắc qua sông Đuống) nối quận Long Biên.

Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội - Ảnh 7.

Những năm trở lại đây, huyện Đông Anh đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp một cách hợp lý.

Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội - Ảnh 8.

Nhà văn hóa huyện Đông Anh trị giá 300 tỉ đồng có thiết kế mái mô phỏng trống đồng Đông Sơn. Công trình này nằm trên đường Cao Lỗ (đối diện sân vận động Đông Anh) gồm 1 tầng trệt và 4 tầng nổi với tổng diện tích sàn 17.913 m2.

Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội - Ảnh 9.

Trong ảnh là công trình Nhà thi đấu đa năng có diện tích khoảng 33 ha với tổng mức đầu tư 672 tỉ đồng, sức chứa 2.650 chỗ ngồi, được khởi công từ tháng 10-2020.

Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội - Ảnh 10.

Từ năm 1961, huyện Đông Anh được sáp nhập về Hà Nội với diện tích hơn 18.000 ha. Mặc dù có diện tích rộng lớn, nhưng một nửa là đất nông nghiệp và đến hiện tại tốc độ đô thị hóa của địa phương tương đối chậm.

Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội - Ảnh 11.

Tuyến đường dẫn vào trung tâm hành chính của huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội - Ảnh 12.

Dù với điều kiện giao thông thuận lợi nhưng hoạt động thương mại, dịch vụ vẫn chưa phát triển tương xứng tại địa phương này.

Huyện Đông Anh trước ngày trở thành 1 quận của TP Hà Nội - Ảnh 13.

Ngoài việc phát triển nông nghiệp và dịch vụ, với việc giao thông thuận lợi cho việc vận tải, huyện Đông Anh vẫn đang duy trì thế mạnh phát triển công nghiệp. Tiêu biểu nhất là khu công nghiệp Thăng Long thuộc xã Võng La và xã Kim Chung. Khu công nghiệp Thăng Long thành lập năm 1997, là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất tại Hà Nội với diện tích gần 300 ha.

Theo Hữu Hưng

Cùng chuyên mục
XEM