Hướng nội không phải là cái cớ để bạn đối xử tệ với mọi người: Sự khác biệt giữa người hướng nội và người tự cô lập bản thân

09/10/2020 09:14 AM | Sống

Hướng nội không có nghĩa là cắt đứt mối liên hệ với mọi người, tìm kiếm sự an toàn trong cô lập thay vì kết nối với chính mình.

Đã quá lâu, những người hướng nội được hiểu như là một kiểu người lủi thủi làm việc, lặng lẽ qua ngày, một mình đó đây và hẹn hò với bản thân. Tất cả những điều này là một sự lựa chọn, một sự lựa chọn khiến tôi hạnh phúc. Thứ cảm giác ấy thật thảnh thơi, tự tin và tôi đã sống cuộc đời theo cách của riêng mình.

Có một thuật ngữ về "người hướng ngoại bị tổn thương" (wounded extrovert) – một kiểu người dễ dàng cắt đứt mối liên hệ với mọi người, tìm kiếm sự an toàn trong cô lập thay vì kết nối với chính mình.

Mặc dù, rất nhiều người cho rằng họ là "những người hướng ngoại mang tính cách hướng nội" (introverted extrovert) nhưng thực tế thì, chúng ta đang sa ngã vào đâu đó trong phạm vi của hai kiểu tính cách này. Theo định nghĩa, mỗi cá nhân là những người vừa hướng nội, vừa hướng ngoại (ambivert). Chúng ta không nên xếp người này hay người khác vào một nhóm nào đó chỉ dựa những sở thích và đặc điểm nổi bật. Hướng nội hay hướng ngoại nằm ở cách bạn lấy lại nhiều năng lượng hơn là cái đưa bạn vào trong một phạm trù cách sống.

Đối với những người hướng nội, dành thời gian ở một mình sẽ tiếp thêm nhiên liệu cho họ. Trái ngược lại, người hướng ngoại lại nạp năng lượng bằng cách sử dụng thời gian của mình để bên cạnh mọi người. Trong nhiều trường hợp, sự khác biệt này không dễ phát hiện và dễ khiến chúng ta dễ dàng dán nhãn bản thân cũng như người khác.

Hướng nội không phải là cái cớ để bạn đối xử tệ với mọi người: Sự khác biệt giữa người hướng nội và người tự cô lập bản thân - Ảnh 1.

Thuật ngữ "hướng nội" đã trở thành danh từ cho bất kỳ hành vi nào không được coi như là vô cùng thân thiện, cởi mở hay thường xuyên giao tiếp xã hội. Trong những năm gần đây, không ít người đã đồng nhất hóa điều này với suy nghĩ đó, mà quên đi rằng, sự cô lập bản thân chủ yếu liên quan đến sự gia tăng của cảm xúc trống rỗng thời hiện đại và giao tiếp trực tuyến.

Chúng ta đều nghĩ bản thân có thể trở lại trạng thái cân bằng tự nhiên bằng cách khôi phục lại những khoảng cách và cho phép bản thân có được không gian và thời gian riêng tư. Rủi thay, điều này đã khiến người ta nhầm lẫn giữa hành vi tự cô lập bản thân với tính cách hướng nội.

Nếu bạn liên tục hủy bỏ những lịch hẹn với bạn bè, không tiếp tục dõi theo, bỏ bê trả lời tin nhắn trong nhiều ngày và nhiều tuần ròng rã hay phớt lờ những lời mời, không xuất hiện cùng mọi người vào những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời của họ - thì đó không phải tính cách hướng nội mà là sự cô lập.

Trên thực tế, đa số những người hướng nội có khá nhiều bạn bè thân thiết và họ có thể làm bất kỳ điều gì cho người mà mình thương yêu. Họ có thể không phải là những người thích những buổi tiệc tùng hoành tráng nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc là về cơ bản, họ kém cỏi trong việc duy trì mối liên hệ với mọi người.

Hướng nội không phải là cái cớ để bạn đối xử tệ với mọi người: Sự khác biệt giữa người hướng nội và người tự cô lập bản thân - Ảnh 2.

Tuy nhiên, có một "’tầng lớp" mới đang nổi lên, rằng nó bao gồm cả những người hướng ngoại mang trong mình quá nhiều tổn thương để tiếp tục duy trì sự hướng ngoại của mình và vì vậy, họ gán nhầm các hành vi không mấy lành mạnh thành một đặc điểm tính cách mà bản thân không hề có. Điều này xảy ra vì hai lý do chủ yếu sau đây:

1. Nhận biết sai lệch về "sự hướng nội" của chúng ta được sử dụng như một cái cớ để ngừng kết nối. Chúng ta có thể ngắt kết nối với thiết bị công nghệ, nhưng đừng bằng cách ngắt kết nối cảm xúc.

Hành động ấy sẽ có tác động ngược lại so với những gì con người dự định. Chúng ta chẳng thể trở nên mạnh mẽ hay thanh thản hơn. Thay vào đó, bạn thực sự đang tự cô lập mình khỏi những người mà ta yêu thương, quan tâm vì cái tự thỏa mãn với thứ cảm giác sai lầm về "sự kết nối", rồi lãng quên những gì gọi là thực tế.

2. Sau bất kỳ chấn thương tâm lý nào trong các mối quan hệ, những người mang những nỗi đau bắt đầu trở nên "hướng nội" như một cách thức để tự bảo vệ chính mình.

Một hành vi nữa đang ngày càng trở nên phổ biến là sự cô lập (mà chúng ta lầm tưởng là hướng nội) để tự che chở cho thân sau hàng loạt những tổn thương trong các mối quan hệ.

Thay vì tin tưởng vào nhu cầu tự nhiên và lành mạnh trong việc kết nối giữa người với người, chúng ta bắt đầu nghĩ rằng những người khác không hề đáng tin cậy và tốt hơn hết là nên dành thời gian mà không có họ cạnh bên. Mặc dù, có khả năng tự lập là điều rất quan trọng nhưng chúng ta cần sự liên kết với thế giới xung quanh để phát triển thực sự.

Hướng nội không phải là cái cớ để bạn đối xử tệ với mọi người: Sự khác biệt giữa người hướng nội và người tự cô lập bản thân - Ảnh 3.

Vì e sợ một đòn đau đớn khác sẽ tấn công vào lòng tự trọng của một kẻ vốn đã rất mong manh, chúng ta từ bỏ việc khôi phục lại các mối quan hệ đúng đắn, theo đuổi người mà có khả năng sở hữu mối quan hệ lành mạnh.

Điều này về lâu về dài sẽ dẫn chúng ta trở thành một con người vị kỷ. Đầu tiên, chúng ta thường cô lập chính mình nếu bị tổn thương. Sau đó là không muốn phải chịu trách nhiệm về một số hành vi mà bản thân biết là sai trái, hoặc không thể kiểm soát được chúng.

Cảm giác muốn tự cô lập là một tín hiệu cho bạn biết rằng mình có điều gì cần sửa chữa nhưng chính bạn lại không muốn làm điều đó.

Tóm lại, sự khác biệt giữa tính cách hướng nội và sự cô lập đơn giản là: Một bên là biểu hiện tự nhiên của tính cách còn một bên chỉ là cơ chế để đối phó, một cách để ngắt tất cả các kết nối và không dám nhìn nhận vào sự thật. Và đó không phải là giải pháp lành mạnh, bền vững cho những biến cố không thể tránh khỏi trong cuộc sống này.

Bùi Thảo

Cùng chuyên mục
XEM