Hướng đi nào cho các doanh nghiệp Việt thời Covid-19?

15/04/2020 15:30 PM | Kinh doanh

Thích ứng với điều kiện kinh doanh khi thị trường gặp khó là giải pháp đang được nhiều doanh nghiệp trong nước triển khai. Tuy nhiên, nếu chỉ là những giải pháp thích ứng tạm thời thì vẫn chưa đủ đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai!

Bức tranh kinh doanh thời Covid-19

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã công bố Báo cáo đánh giá, bổ sung tình hình kinh tế - xã hội quý 1 cho thấy thực tế kinh doanh đáng lo ngại của nhiều doanh nghiệp trong nước. Chỉ tính trong quý 1/2020 đã ghi nhận gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó có 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 4.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Doanh nghiệp kinh doanh khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân. Dự kiến nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến xấu thì số lao động bị giảm giờ làm bị hoặc mất việc làm là từ 440.000 - 880.000 lao động. Thậm chí, nếu dịch bùng phát, con số này sẽ tăng lên ngưỡng 1,32 triệu lao động.

Thiệt hại về kinh tế của mỗi doanh nghiệp, mỗi người lao động trong dịch bệnh là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên những người lạc quan lại cho rằng đây chính là phép thử sức sống của mỗi doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp kịp thời thích ứng với điều kiện kinh doanh mới sẽ là bước tạo đà thuận lợi để tăng tốc phát triển sau khi dịch qua đi.

Hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt?

Dịch bệnh, ô nhiễm không khí đang đặt ra bài toán kinh doanh nghiêm túc cho nhiều doanh nghiệp: Làm sao để có thể phát triển doanh nghiệp bền vững trong điều kiện thị trường có nhiều biến động?

Hướng đi nào cho các doanh nghiệp Việt thời Covid-19? - Ảnh 1.

Đơn cử trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), dịch Covid-19 đang làm gián đoạn hoạt động của nhiều doanh nghiệp sản xuất và các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, không phải ngành nào, nhà bán lẻ nào cũng đều chịu ảnh hưởng tiêu cực.

Kantar đã liên tục theo dõi diễn biến thị trường ngành hàng FMCG để làm rõ những sự thay đổi trong hành vi mua hàng của người tiêu dùng, nhằm giúp các thương hiệu và nhà bán lẻ có thể phán ứng kịp thời trong mùa dịch. Thống kê của Kantar Worldpanel khi phân tích dữ liệu mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam trong 4 tuần sau Tết năm 2020 so với 4 tuần sau Tết năm 2019 đã cho thấy sự dịch chuyển nhu cầu tiêu dùng rõ rệt.

Người tiêu dùng tại khu vực 4 thành phố lớn có xu hướng mua tích trữ ba nhóm hàng hóa gồm nhóm các sản phẩm vệ sinh cá nhân và gia đình, thực phẩm tiện lợi và gia vị nấu ăn, sản phẩm bổ sung dưỡng chất và giúp nâng cao hệ miễn dịch.

Kết quả này được xem như lời gợi ý thích hợp cho các doanh nghiệp FMCG trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn thì việc thích nghi với hoàn cảnh chỉ là lời giải tạm thời. Muốn phát triển bền vững thì doanh nghiệp không chỉ đơn giản là tìm kiếm sản phẩm phù hợp mà còn cần phát triển sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường, áp dụng công nghệ phát triển nền tảng kinh doanh trực tuyến nhằm đảm bảo duy trì được bộ máy sản xuất trong mọi hoàn cảnh.

Thực tế cho thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp đang đầu tư vào thương mại điện tử. Trong thời đại số, họ có đa dạng những lựa chọn phát triển quảng bá sản phẩm, không chỉ là tiếp tục duy trì kinh doanh online, kết hợp cùng các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki… mà còn củng cố hạ tầng website, nâng cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến, khuyến khích thanh toán qua internet banking, ví điện tử…

Trong số doanh nghiệp FMCG tìm kiếm được cơ hội phát triển giữa "tâm bão" Covid-19, Lingroup Global vốn được thị trường biết đến là đơn vị phát triển các sản phẩm thuộc ngành hàng vệ sinh cá nhân. Tiện lợi, tiết kiệm chi phí đầu tư, thân thiện môi trường là những lợi thế mà cốc nguyệt san Lincup mang lại cho người sử dụng nếu so sánh với các giải pháp vệ sinh thông thường.

Khi nhận thấy diễn biến khó lường của dịch Covid-19, ngay từ tháng 2/2020 doanh nghiệp này đã kịp thời sản xuất thêm hai sản phẩm mới hỗ trợ ngừa khuẩn cá nhân. Chương trình trợ giá "Tiếp sức Việt Nam" cũng nhanh chóng được Lingroup Global triển khai, với mỗi đơn hàng mua cốc nguyệt san Lincup, doanh nghiệp sẽ ủng hộ 50.000 đồng cho Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Hướng đi nào cho các doanh nghiệp Việt thời Covid-19? - Ảnh 2.

Thống kê sơ bộ của doanh nghiệp này cho thấy lượng khách hàng chủ động tìm mua sản phẩm tăng gấp 5 lần so với thời gian trước, chủ yếu nguồn cầu này đến từ lượng tìm kiếm và truy cập web kéo theo tỷ lệ đơn tự đặt hàng tăng cao. Báo cáo doanh thu trong tháng 3 của Lingroup Global tăng 10%, doanh thu tháng 4 dự kiến sẽ tiếp tục tăng từ 10-15%. Kịp thời nắm bắt xu hướng tiêu dùng trong giai đoạn biến động, linh hoạt thực thi chiến lược kinh doanh kết hợp cùng bộ máy sản xuất chất lượng cao để cung cấp các sản phẩm đáp ứng tối ưu các nhu cầu, Lingroup Global đang từng bước tạo nên sức bật mới cho thương hiệu trong tương lai.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM