Hủ tiếu sọ heo đặc sản chỉ có ở duy nhất đất Cà Mau, mở cửa suốt 24 tiếng nhưng chỉ bán 30 cái sọ heo mỗi ngày
Quán hủ tiếu sọ heo nằm ở cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 200 mét hiện tại không chỉ thu hút người dân địa phương đến thưởng thức mà còn có đông đảo khách du lịch từ khắp nơi đổ về.
Miền Tây Nam bộ được xem là xứ sở của rất nhiều món ăn giản dị nhưng lại mang một nét đặc trưng rất riêng. Ngoài những món được chế biến từ nguồn tài nguyên vốn có của vùng sông nước, người dân nơi đây còn sáng tạo ra nhiều món ăn trở thành đặc sản địa phương.
Mặc dù ra đời chưa đầy 5 năm nay, thế nhưng món "hủ tiếu sọ heo" ở Cà Mau đã trở thành một trong những đặc sản địa phương mà chính người dân trong vùng phải khẳng định chắc nịch: Ai ghé đến nhất định phải thử một lần!
Quán hủ tiếu sọ heo của chị Lan nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 200 mét
Hủ tiếu sọ heo: Món ăn chỉ xứ Cà Mau mới có, mở suốt 24 tiếng nhưng chỉ bán 30 cái sọ mỗi ngày
Thói quen ăn đầu, sọ,... của nhiều gia đình miền Tây thể hiện thông qua một món ăn. Ví như đi ăn nước lèo thì thường gọi cả đầu cá lóc, hay cả nồi măng hầm chỉ thấy đầu vịt, một vài điểm bán đồ khìa chỉ bán đầu, hay có rất nhiều quán lẩu chỉ bán duy nhất 1 món là đầu cá ở dọc Quốc lộ 1. Nghe có phần hì hợm thế nhưng phải thử một lần mới biết cái thói ăn uống hào sảng này không phải nơi nào cũng có. Hủ tiếu sọ heo không phải là món ăn lâu đời ở Cà Mau, nó được ra đời từ thói quen ăn uống của người dân và xuôi về dọc miền Tây duy nhất chỉ có địa phương này là bán hủ tiếu sọ heo.
Hủ tiếu sọ heo bán suốt 24 tiếng nhưng chính cách giữ lại nồi nước sau quá trình ninh xương khiến món ăn này trở nên đặc biệt
"Sọ hay má gì không em? Hủ tiếu khô hay nước? Rau trụng hông?", đó là câu hỏi cửa miệng mỗi khi chị Lan đón khách vào quán mình.
Khách vào quán chỉ cần trả lời đủ hết câu hỏi này, nếu có lưu ý gì cho chủ quán thì cứ dặn là được một phần hủ tiếu ngon đúng điệu.
Sọ heo ở đây có thể kêu 1 cái, nửa cái, có óc heo, không có óc heo hoặc thậm chí không gọi sọ mà chỉ gọi hủ tiếu thịt hoặc má heo. Mỗi phần ăn sẽ bao gồm hủ tiếu, (khách có thể gọi nước hoặc khô), giá, hẹ ăn kèm, nước súp, sọ heo hoặc má heo,... với giá từ 60.000 đồng trở lên.
Theo chị Lan, sọ được luộc chín trước rồi được xếp sẵn trong tủ kín, khi nào khách gọi chị Lan sẽ trần qua một lần với nước dùng để đảm bảo thịt phần sọ giữ được độ tươi, dai, không bị bở. Bà chủ này cũng cho hay quán mở cửa suốt 24 giờ, khách đến đông nhất là vào thời điểm từ 22 giờ đến 1 giờ sáng. Từ trước dịch khách đến rất đông, kể từ sau thời điểm dịch bùng phát mỗi ngày chị Lan chỉ bán được khoảng từ 50 cái sọ.
Khách có thể gọi hủ tiếu sọ hoặc má heo
"Buổi tối đông hơn ban ngày, đặc biệt là khoảng 11 giờ đêm", chị Lan nói.
Vài người đi làm về khuya, tạt qua một góc giữa trung tâm thành phố, làm "sương sương" tô hủ tiếu gọi thêm cái sọ heo nóng hổi. Dòng xe cộ náo nhiệt qua lại bên ngoài, bên trong quán ai nấy đều thi nhau hì hụp tô nước lèo, thơm phức mùi hành phi, tay thì ngấu nghiến gỡ từng miếng thịt sọ chắc, dai, giòn sần sật. Lúc ấy họ thi nhau vỗ đùi chan chán: "Chậc, đã quá!".
Tất cả bí quyết nằm ở cách luộc sọ, má heo và nồi nước dùng ninh suốt 24 tiếng
Theo chị Lan, để có được số sọ heo đúng yêu cầu chị và chồng phải đến lò thật sớm để mua về. Vì là thịt heo nóng nên bắt buộc phải sơ chế thật kỹ và luộc qua với nước để sọ được săn và thịt giữ được độ tươi.
Xương đầu heo thường không tanh không giống như xương ống hay xương mông thế nhưng cũng phải luôn giữ nóng khi đến miệng khách. Xương đầu heo sau khoảng thời gian rửa sạch bằng nước muối bột pha loãng, chị Lan rửa lại lần nữa với gừng tất cả pha một chút ít rượu, rửa lại bởi nước sạch mát với để ráo.
Xương đầu heo sau khoảng thời gian hầm chín, chị Lan vớt ra, nước hầm xương nêm nếm lại để làm nước súp, ngoài ra những hương, phụ liệu đi kèm không thể thiếu như tỏi sấy, ngò rí, hành phi, tiêu...
"Sọ heo phải ăn lúc còn nóng, thịt dai, sần sật, tiêu nồng lên mũi, vừa gỡ thịt vừa gặp ăn rất cuốn", chị Lan nói.
Bất kể sáng hay tối, quán luôn đông khách địa phương đến thưởng thức, họ gọi hủ tiếu cùng với phần sọ
Quán hủ tiếu sọ heo nằm ở cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 200 mét hiện tại không chỉ thu hút người dân địa phương đến thưởng thức mà còn có đông đảo khách du lịch từ khắp nơi đổ về. Chị Lan kể:
"Khách đi du lịch Đất Mũi cách 80 - 100 cây số, nhiều khi cũng tạt ngang thành phố để ghé đây làm tô hủ tiếu sọ rồi mới đi, không biết sao người ta lại biết tới món ăn này. Có khách thấy sọ heo lạ, chỉ gọi hủ tiếu bình thường, sau khi được mời mới gọi thử".
Chị Lan không phải người Cà Mau gốc mà từ Bắc vào Cà Mau lập nghiệp, nghĩ ra món này chỉ vì người dân địa phương có thói quen đến quán thường gọi sọ hoặc xí quách. Mặc dù món ăn này được đông đảo người ưa chuộng thế nhưng mỗi ngày quán chị Lan chỉ bán 30 cái sọ heo để đảm bảo chất lượng.
"Quán mở cả ngày chị và chồng bán khoảng 30 cái sọ, thay nhau người đứng bán người chế biến. Như vậy là hết cả ngày".
Món hủ tiếu sọ heo chỉ mới ra đời vài năm trở lại đây nhưng được rất nhiều khách du lịch biết đến