Hồng Kông đã thay đổi như thế nào sau hơn 2 thập kỷ "rồng đổi màu"?

01/05/2019 15:45 PM | Xã hội

Anh trao trả Hồng Kông về cho Trung Quốc là một bước ngoặt với thành phố này nhưng nó vẫn luôn là một đô thị không bao giờ ngừng chuyển động.

Theo dòng lịch sử

Hiện tại, Hồng Kông là đặc khu hành chính của Trung Quốc. Nó có luật lệ riêng. Ngôn ngữ sử dụng chính thức là tiếng Trung và tiếng Anh.

Vùng nước hẹp tách đảo Hồng Kông và Bán đảo Cửu Long là bến cảng Victoria, một trong những hải cảng tự nhiên sâu nhất thế giới. Hai vùng đất này trong suốt hơn một thế kỷ qua được nối với nhau bằng những chiếc phà sang trọng có màu xanh lá cây cùng màu trắng nổi bật trên mặt nước.

Ngày nay, khi du lịch đến Hồng Kông, bạn sẽ nhìn thấy "một thành phố ở ngã tư đường". Những gì tạo ra sự sinh động và nhiều màu sắc ở nơi đây dường như đang bị ngắt quãng, gặp mâu thuẫn. Đối với một số người, sự thử nghiệm về một chế độ chính trị khác biệt đang đem lại nhiều điều cần phải suy nghĩ.

Trở lại năm 1997, khi Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc, Trung Quốc đã đồng ý duy trì hệ thống chính phủ do Anh thực hiện trong 50 năm. Luật cơ bản Hồng Kông đảm bảo các quyền tự do của người dân, như quyền phản kháng, quyền báo chí tự do, tự do ngôn luận, v.v. Trên thực tế, có một số yêu cầu và chính sách từ Trung Quốc cũng đã làm xáo trộn và tạo ra ý kiến từ người dân Hồng Kông.

Tuy nhiên, một điều chắc chắn: Hồng Kông đã có nhiều thay đổi đáng kể sau mốc 1997 quan trọng đó.

Với dân số hơn 6,5 triệu người, sự giàu có và tài nguyên ngày càng tăng, nó đã được coi là một thành phố đang phát triển trở lại.

Giờ đây, GDP của Hồng Kông đã tăng gấp đôi kể từ năm 1997. Những tòa nhà chọc trời tại Hồng Kông là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy họ thích nghi nhanh như thế nào, đặc biệt là với sự phát triển của các quận phía đông đảo Hồng Kông. Hồng Kông hiện có nhiều tòa nhà chọc trời hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Tuy nhiên, chỉ có 24% đất ở đây được phát triển, trong đó chỉ có 7% được sử dụng làm nhà ở. Phần lớn bất động sản cao cấp cuối cùng nằm trong tay những người giàu có, có nghĩa là nhiều cư dân Hồng Kông sống trong những không gian chật chội đến kinh ngạc. Bất động sản ở đây có giá thị trường được coi là đắt nhất thế giới.

Tại khu phố The Peak, một trong những khu phố đắt đỏ nhất của Hồng Kông, một ngôi nhà bốn phòng ngủ, rộng khoảng 573m2, giá năm 2018 được niêm yết là khoảng 446 triệu USD. Nằm ở độ cao khoảng 400 mét so với mực nước biển, The Peak cũng là một trong những địa danh thu hút số lượng khách du lịch lớn ở Hồng Kông. Mỗi năm, khoảng 7 triệu người ngồi trên xe điện của The Peak, một trong những tuyến đường cao tốc dốc nhất thế giới, để chứng kiến cảnh quan ngoạn mục của thành phố bên dưới.

"Trước đây, chỉ những người Anh rất giàu có và nổi tiếng mới được phép sống ở đây", Binoche Chan, Giám đốc điều hành tại Sothotti của Hồng Kông giải thích. "Người Trung Quốc bắt đầu có tài sản ở đây, nhưng đó là một cuộc chiến lớn."

Đã có rất nhiều người Trung Quốc đại lục mua tài sản ở Hồng Kông sau thời điểm năm 1997. Hồng Kông luôn là lựa chọn đầu tiên của họ trước khi họ nghĩ đến New York hoặc London để mua tài sản thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư của họ.

Là một nền kinh tế thị trường tự do, Hồng Kông chủ yếu phụ thuộc vào thương mại và tài chính quốc tế. Trung Quốc đại lục chiếm khoảng một nửa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Năm 2017, Trung Quốc đại lục đã đầu tư 8,57 tỷ USD vào bất động sản Hồng Kông. Trong khi đó, năm 2016, du lịch đóng góp vào GDP của thành phố 4,7%. Hồng Kông đón 56,6 triệu du khách, nhiều người đến từ Trung Quốc đại lục.

Những trở ngại từ vấn đề chính trị

Tuy nhiên, những vấn đề về chính trị vẫn là một trở ngại cho sự phát triển của Hồng Kông.

Một cuộc khảo sát được tiến hành năm 2017 của Đại học Hồng Kông cho thấy, chỉ có 3,1% số thanh niên sống ở Hồng Kông là người Trung Quốc. Nhiều cư dân trẻ là người Hồng Kông bây giờ thấy mình hoàn toàn tách biệt. Căng thẳng chính trị được cho là một yếu tố góp phần.

Trong khi đó, trong một cuộc thăm dò riêng được thực hiện bởi Chương trình Ý kiến ​​công chúng của Đại học Hồng Kông, hơn 55% số người được hỏi cho biết, họ hoàn toàn không tin tưởng vào tương lai của Hồng Kông - con số thấp nhất kể từ năm 1994.

Thực hiện một chuyến thăm quan khu phố Sham Shui Po – khu phố của tầng lớp lao động, nằm tại trung tâm Cửu Long sẽ thấy cả quá trình phát triển của Hồng Kông thu nhỏ, nhìn từ quá khứ đến hiện tại. Trước đây, Sham Shui Po là trung tâm của ngành công nghiệp sản xuất hàng dệt may của Hồng Kông. Ở đây có những khu chợ nhộn nhịp, các món ăn đường phố ngon nhất cũng như các tòa nhà lịch sử như Precious Blood Convent.

Christian Yang, đầu bếp người Hồng Kong nổi tiếng, nhân vật của truyền thông chia sẻ: "Đây là biên giới cuối cùng của quá trình chỉnh trang đô thị, những điều đáng phải suy nghĩ và bản thân chúng tôi phải tiến về phía trước. Những người như tôi cần phải đến đây và nơi đây gần như là điều nhắc nhở về nơi chúng tôi sinh sống." "Khu phố này được lưu giữ theo kiểu truyền thống và mọi thứ tiếp tục được giữ như vậy, theo cách mà chúng từng được tạo ra."

Alvin Leung, được biết đến với cái tên "đầu bếp quỷ", điều hành ba nhà hàng sao Michelin Bo Innovation. Ông là người ủng hộ cho những gì thuộc về quá khứ. Được mở tại quận Wan Chai - nơi tập trung các khu phố thương mại nhộn nhịp và sầm uất vào năm 2008, nhà hàng phục vụ các món ăn lấy cảm hứng từ các sự kiện hoặc con người trong lịch sử, như huyền thoại võ thuật Bruce Lee và thậm chí cả bác sĩ Seuss.

Đối với hình ảnh trang trí nhà hàng, Leung đã làm việc với một nghệ sĩ để tạo ra một bức tranh tường ngoạn mục mô tả các sự kiện quan trọng trong lịch sử Hồng Kông, chẳng hạn như thông báo nội dung Hồng Kông về với Trung Quốc

"Nó thể hiện tinh thần của Hồng Kông," ông giải thích. "Những gì đại diện cho Hồng Kông vào thời điểm đó là rất nhiều người nhập cư. Chúng tôi đến từ một khởi đầu rất khiêm tốn, nhưng chúng tôi đã thích nghi."

Theo Trang Trang

Cùng chuyên mục
XEM