img
Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 1.

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 2.

Trong quá trình tiến hóa từ một sinh vật phù du trở thành Bon Jovi, loài vượn người tổ tiên của chúng ta đã bắt đầu có khả năng nảy sinh tình cảm với những cá thể khác. Cảm xúc đi kèm đó sau này được gọi là "tình yêu". Và nhờ vào tình yêu, một ca sĩ nổi tiếng xuất thân từ New Jersey đã kiếm được nhiều triệu đô la nhờ vào việc sáng tác những ca khúc sến sẩm.

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 3.

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 4.

Loài người tiến hóa và trở nên gắn bó với những cá thể khác hay chính là khả năng yêu người khác - bởi vì nó giúp chúng ta sinh tồn, duy trì nòi giống. Một lý do không lãng mạn cũng chẳng quyến rũ, nhưng đó là sự thực.

Không giống khỉ đột, con người chúng ta không có những bộ nanh, vuốt khổng lồ hay sức mạnh khủng khiếp. Thay vào đó chúng ta tiến hóa và có khả năng tạo ra sự gắn bó, kết nối cảm xúc với nhau tạo thành các cộng đồng và gia đình – nơi chúng ta cảm thấy dễ chịu để hợp tác với nhau. Tin mừng là những cộng đồng và gia đình như vậy lại hoạt động hiệu quả hơn gấp bội so với bất kỳ bộ nanh, vuốt nào. Con người dần trở thành loài thống trị Trái đất.  

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 5.

Bản năng con người khiến chúng ta luôn có xu hướng đối xử chân thành đối với những người chân thành nhất với mình. Và đó chính là tình yêu: Sự chân thành và cảm xúc đến cấp độ phi lý đối với một ai đó - đến mức độ mà chúng ta sẵn sàng làm điều xấu hay chết vì người đó. Nghe có vẻ hơi điên rồ nhưng chính thứ tình cảm cộng sinh ấm áp này đã giúp con người dựa vào nhau trong suốt một thời gian đủ dài để sinh tồn, thống trị Trái Đất.

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 6.

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 7.

Hãy dừng lại một chút và thầm biết ơn quá trình tiến hóa của loài người đã tạo ra Netflix.

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 8.

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 9.

Nhà triết học Hy Lạp Plato nói rằng tình yêu cao cả nhất là thứ tình yêu không có dục vọng, không lãng mạn giữa hai người - đó là "tình huynh đệ". Ông giải thích rằng vì sự lãng mạn và dục vọng có thể khiến con người làm những thứ ngu ngốc đến mức không tưởng mà rất có thể sau đó khiến chúng ta ân hận.

Thứ tình cảm không quá cuồng nhiệt, nồng nàn giữa các thành viên trong gia đình hay những người bạn thân mới chính là đỉnh cao của đạo đức con người. Sự thực là Plato, cũng như nhiều nhà triết học cổ khác đều tỏ ra rất hoài nghi về "tình yêu lãng mạn" nếu không muốn nói là sợ hãi.  

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 10.

Thực tế chứng minh là Plato là người đã đi trước thời đại và chiêm nghiệm đúng rất nhiều thứ. Đó cũng là lý do vì sao tình yêu không sắc dục được gọi là "platonic love".  

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 11.

Trong phần lớn lịch sử loài người, tình yêu lãng mạn từng được coi là một thứ bệnh hoạn. Suy nghĩ một chút sẽ thấy đây là một quan điểm hoàn toàn đúng: Tình yêu lãng mạn thường khiến con người (nhất là những người trẻ) làm những thứ ngu ngốc. Tin tôi đi. Thời 21 tuổi tôi từng bỏ học, mua vé xe bus chạy qua 3 bang chỉ để tạo ra một cuộc ghé thăm bất ngờ với người con gái tôi yêu. Càng nghĩ càng thấy mình ngu ngốc.

Chuyến xe bus khi ấy dường như là một ý tưởng hay ho bởi nó thể hiện sự lãng mạn tột độ. Tôi chìm đắm trong sự điên cuồng, cảm nhận về thế giới tuyệt vời và tôi thấy thích thú biết bao. Nhưng bây giờ, nếu làm lại điều như vậy tôi cảm thấy mình thật ngu xuẩn.

Hành động đó cho thấy sự yếu kém, thậm chí mù quáng trong quá trình ra quyết định và chính bởi vậy người cổ đại không đề cao sự hữu ích của tình yêu lãng mạn. Thay vào đó, một số nền văn hóa cổ đại coi đó là một loại dịch bệnh kém may mắn mà họ đều phải trải qua - giống như thủy đậu vậy. Sự thực là những câu chuyện như The Iliad hay Romeo và Juliet không phải nhằm mục đích đề cao tình yêu. Đó thực chất là lời cảnh báo về những hậu quả tiêu cực của tình yêu, của việc tình yêu có thể hủy hoại mọi thứ như thế nào.  

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 12.

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 13.

Nhìn lại lịch sử loài người bạn có thể thấy con người cưới nhau không phải vì có tình cảm với nhau. Trong thế giới cổ đại không có chỗ cho thứ gọi là tình yêu. 

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 14.

Bởi vì những thứ tình cảm viển vông xa vời ấy chẳng có ích gì cả.  Không ai có thời gian dành cho sự lãng mạn. Mà chắc chắn cũng chẳng ai muốn chịu đựng hậu quả của sự ngu ngốc phát sinh từ thứ tình yêu lãng mạn đó. Có quá nhiều thứ nằm giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Việc cưới xin chỉ là để sinh con đẻ cái và ổn định tài chính. Tình yêu lãng mạn, có chăng chỉ dành cho các cậu ấm cô chiêu mà thôi.

Đối với hầu hết mọi người thời đó, sự sống còn của họ chỉ như sợi chỉ treo ngàn cân vậy. Tuổi thọ trung bình thấp tới mức tất cả những gì họ làm chỉ là để đảm bảo làm sao ngày mai có thể tiếp tục sinh tồn. Các gia đình tự sắp xếp, tổ chức hôn lễ không bởi vì con cái họ thích nhau, càng không phải vì yêu nhau, mà vì khi về chung một nhà họ có thể cùng nhau trồng cấy, chia sẻ lương thực khi bão lũ hay ngập lụt.

Nhìn chung thời điểm ấy cưới xin chỉ đơn thuần là một sự sắp đặt kinh tế được thiết kế để thúc đẩy sự sinh tồn và thịnh vượng của cả 2 gia đình. Vì vậy, nếu một người con trai cảm thấy thích cô gái vắt sữa bò ở trang trại bên cạnh tức là đi ngược lại sắp xếp của 2 bên gia đình, ý định muốn cùng nhau bỏ trốn khỏi thì trấn không chỉ đơn giản là một sự bất tiện thông thường mà nó còn là mối đe dọa trực tiếp tới sự sống còn của cộng đồng đó. Sự thật là một số xã hội cổ xưa coi hành động như thế là cực kỳ nguy hiểm.  

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 15.

Mãi đến khi bắt đầu kỷ nguyên công nghiệp thì vấn đề này mới chấm dứt. Mọi người bắt đầu tới các trung tâm thành phố và nhà máy làm việc. Và như vậy có nghĩa là thu nhập của họ không còn bị phụ thuộc vào đất đai nữa kéo theo tương lai kinh tế cũng vậy; họ cũng không còn phải lệ thuộc vào gia đình để kiếm tiền. Quan trọng nhất họ không còn phải nhờ vào việc thừa kế hay quan hệ gia đình như trong xã hội cổ đại nữa, vậy nên yếu tố kinh tế và chính trị trong các cuộc cưới xin dần dần không còn quan trọng nữa.

Hiện thực kinh tế mới ở thế kỉ 19, kết hợp với những ý tưởng về quyền con người và sự theo đuổi hạnh phúc từ Thời kì Khai sáng đã sản sinh ra thứ gọi là "Kỷ nguyên lãng mạn". Bỗng dưng tình cảm con người trở nên quan trọng vào thế kỉ 19. Lý tưởng mới không chỉ là cưới vì yêu mà còn là yêu để sống hạnh phúc trọn đời. Vì vậy, thứ lý tưởng "hạnh phúc mãi mãi về sau" thực tế mới chỉ xuất hiện cách đây khoảng 150 năm thôi.  

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 16.

Thế kỉ 20 đến, Hollywood và các công ty quảng cáo nắm lấy lý tưởng "hạnh phúc mãi mãi về sau" và vắt cạn sức kiếm tiền từ nó trong 100 năm tiếp theo.

Điều đó để nói lên rằng sự lãng mạn mà chúng ta vốn vẫn coi trọng chỉ là một "phát kiến" mới xuất hiện mà thôi, được ngợi ca, quảng bá chủ yếu bởi giới doanh nhân - những người mà họ biết rằng bạn sẵn sàng vì nó mà bỏ tiền ra để mua vé xem phim hay mua một món đồ trang sức đắt tiền. Như nhân vật Don Draper trong series phim nổi tiếng của Mỹ là Mad men đã từng nói, "thứ mà các bạn gọi là tình yêu được phát minh bởi kẻ như tôi để bán nylon".

Sự lãng mạn là một thứ quá dễ dàng để bán. Chúng ta đều thích được thấy anh hùng cứu mĩ nhân. Chúng ta thích cuộc sống "hạnh phúc mãi mãi về sau". Điều đó thật tuyệt vời. Và vì vậy những chương trình quảng cáo trong thế kỉ 20 đều lợi dụng triệt để nhu cầu này.

Nhưng tình yêu lãng mạn nói riêng, hay tình yêu nói chung đều phức tạp hơn rất nhiều những gì chúng ta thấy trên phim ảnh Hollywood hay những quảng cáo về trang sức. Tình yêu cũng có lúc phiền toái và nhàm chán. Tình yêu cũng có lúc khó chịu hay thậm chí đau khổ, đến mức chúng ta không muốn nó, ghét bỏ nó. Tình yêu cũng có lúc cần nỗ lực hàng tháng, hàng năm và thậm chí cả đời người.  

Sự thật phũ phàng của tình yêu là mối quan hệ chỉ thực sự diễn ra khi tấm màn của vở kịch khép lại. Một mối quan hệ thực sự bao gồm tất cả những thứ cả nhàm chán, ảm đạm, kém hấp dẫn - vốn không ai nhìn thấy hoặc quý trọng. Giống như hầu hết những thứ mà truyền thông đã đề cập tới, tình yêu trong văn hóa hiện đại bị giới hạn qua những tiêu đề giật gân kiểu "bạn trai đi quân sự, bạn gái có người yêu mới" hay "vợ đánh ghen bồ ngay tại nhà nghỉ" hay "chàng trai hẹn hò với cô chị để cưới cô em"… còn tất cả những thứ phức tạp, rườm rà của một mối quan hệ đều bị giấu nhẹm. Dĩ nhiên cũng không thể thiếu những tiêu đề hay ho, hào nhoáng kiểu "hạnh phúc mãi mãi" kiểu như "mối tình cảm động của 2 người ở 2 đầu thế giới"...

Và cứ thế mỗi ngày, những thông điệp kiểu như thế xuất hiện nhiều tới mức khiến chúng ta nhầm tưởng rằng sự thú vụ hay kịch tính của tình yêu chính là tình yêu.

Khi đắm chìm trong sự lãng mạn thường con người sẽ không thể tưởng tượng được rằng có gì đó có thể thay đổi được tình yêu giữa hai người. Chúng ta cũng không thể thấy điểm yếu hay sự thất bại của người mình yêu mà chỉ đinh ninh rằng tình yêu có thể làm được mọi thứ.

Đáng tiếc, đó không phải là tình yêu, đó chỉ là ảo giác mà thôi. Và vì là ảo giác, mọi thứ thường sẽ không thể có kết thúc tốt đẹp. Và điều này cũng đưa chúng ta đến sự thật thứ 8.

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 17.

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 18.

Không phải cứ yêu ai đó là bạn nên gắn bó với họ.

Rất có thể chúng ta sẽ yêu một người đối đãi với mình không tốt, không tôn trọng, khiến chúng ta cảm thấy tệ hơn, hay là một kẻ bệnh hoạn và điên rồ tới mức có thể vứt chúng ta xuống nước và bỏ mặc cho tới khi chết đuối.

Rất có thể chúng ta yêu một người có những tham vọng, mục tiêu sống, cách suy nghĩ hay góc nhìn trái ngược với chúng ta, hay nói đơn giản là đi theo một con đường khác chúng ta.

Rất có thể chúng ta sẽ yêu một người khiến chúng ta mất đi hạnh phúc thực sự.

Đó là lý do vì sao nhìn lại lịch sử loài người mới thấy đa phần cha mẹ vẫn là người sắp đặt chuyện hôn nhân cho con cái. Đơn giản là bởi họ có cách nhìn khách quan, có thể đánh giá được là người sắp kết hôn với con mình có thích hợp hay không.

Tuy nhiên vài thế kỷ trở lại đây, khi mà những người trẻ đã có thể tự chọn bạn đời cho mình (đây là một điều tốt), theo bản năng họ đánh giá quá cao khả năng thần kì của tình yêu và cho rằng nó có thể giải quyết được mọi vấn đề xảy ra đối với mối quan hệ của họ (và đây là một điều xấu).

Đó chính là định nghĩa của một mối quan hệ không lành mạnh: Những người yêu nhau không phải vì bản thân họ mà họ yêu nhau bởi hy vọng tình cảm của mình sẽ lấp đầy những khoảng trống trong tâm hồn của người còn lại.  

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 19.

Càng muốn có nhiều tự do cá nhân đồng nghĩa với yêu cầu lớn về trách nhiệm và sự thấu hiểu bản thân. Và mãi tới khoảng 100 năm sau, con người mới đang nắm được những trách nhiệm cơ bản đi kèm với tình yêu.

Trong một mối quan hệ không lành mạnh, giữa hai người hoàn toàn không yêu nhau. Họ yêu những ý tưởng của nhau. Họ yêu thế giới tưởng tượng tuyệt vời trong đầu của họ. Và thay vì loại bỏ thế giới tưởng tượng đó ra khỏi đầu, họ dành toàn bộ tâm trí và năng lượng để cố gắng biến đối tác của mình trở thành một phần của cái thế giới tưởng tượng đó.  

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 20.

Hóa ra tình yêu lãng mạn sống vì nàng chết vì chàng mới có từ thời ông bà bạn thôi, trước đó chả ai quan tâm thế nào là tình yêu đích thực đâu - Ảnh 21.

Bởi vì họ chẳng biết cách nào khác. Hoặc là họ lo sợ mọi người biết rằng họ không có những yêu cầu cần thiết để yêu ai đó một cách lành mạnh.

Vài thế kỉ trước, con người ghét tình yêu lãng mạn. Họ lo sợ nó sẽ làm ảnh hưởng tới người khác, chỉ trích sức mạnh của nó có thể khiến người khác đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt.

Cũng khoảng vài thế kỷ trước, khi không còn phải lệ thuộc vào nông nghiệp và sự chấp thuận của cha mẹ, họ bắt đầu đánh giá quá cao tình yêu. Họ lý tưởng hóa nó và mong muốn nó sẽ xóa đi tất mọi phiền muộn và nỗi đau.

Nhưng đến giờ dường như con người đã bắt đầu nhận ra rằng: Tình yêu tuyệt thật đấy nhưng nó không phải là tất cả. 

Rằng tình yêu không phải là kẻ kiến tạo mà là hệ quả của một mối quan hệ. Rằng tình yêu không nên định hình nên cuộc sống chúng ta mà nó là sản phẩm phụ của cuộc sống. Rằng không phải ai đó giúp bạn cảm thấy muốn sống hơn có nghĩa là bạn phải sống vì người đó .

Chẳng ai nói cho bạn biết rằng càng muốn tự do cá nhân nhiều trách nhiệm càng lớn. Điều đó cũng có nghĩa là bạn càng dễ làm tổn thương người khác. Sự giải phóng cho tình yêu lãng mạn đã mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho mọi người. Thế nhưng nó cũng mang đến sự cần thiết của một cách tiếp cận thực tế và chân thật rằng bất kỳ mối quan hệ nào cũng ẩn chứa những thực tế đau khổ nếu muốn sống cùng nhau mãi mãi.

Nhiều người sẽ cho rằng trong thời đại của những ứng dụng mai mối như Tinder và những buổi hẹn hò chóng vánh, sự lãng mạn đã chết. Nhưng thực tế không phải vậy. Nó chỉ là chưa xuất hiện ngay mà chờ cho đến khi hai người đạt tới mức độ tin tưởng và thoải mái thực sự trước khi đắm chìm trong tình yêu.

Và đó thật sự là một điều tốt. 


Markmanson
Vân Đàm
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ22/10/2017

Trí Thức Trẻ