Tuy không sở hữu cổ phiếu của CTCP Thép Pomina nhưng Đỗ Duy Thái là một trong những doanh nhân nổi tiếng ngành thép, gia đình ông hiện đang nắm giữ tới hơn 85% cổ phần của công ty này.
Tuy không sở hữu cổ phiếu của CTCP Thép Pomina nhưng Đỗ Duy Thái là một trong những doanh nhân nổi tiếng ngành thép, gia đình ông hiện đang nắm giữ tới hơn 85% cổ phần của công ty này. Ông Thái hiện là chủ của công ty Thép Việt- công ty mẹ của Pomina.
Gia đình của ông Thái cũng đảm nhận vai trò quan trọng tại hai công ty thép lớn của Việt Nam. Ông Đỗ Xuân Chiểu, Đỗ Văn Khánh- em trai ông Thái hiện là chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc tại Pomina. Bà Đỗ Thị Kim Cúc- em gái ông Thái là giám đốc bán hàng công ty Thép Việt. Con gái Đỗ Duy Hiếu của ông Thái cũng đảm nhiệm vị trí CEO tại Thép Việt.
Họ tên
Đỗ Duy Thái
Năm sinh
20/08/1953
Quê quán
Hà Tây
Trình độ
Cử nhân Đại học sư
phạm
Chức vụ
Tổng giám đốc công ty TNHH TM-SX Thép Việt
Phó chủ tịch HĐQT CTCP Thép Pomina
Gia đình
Cha: Đỗ Văn Huấn
Mẹ: Triệu Thị Nhật
Vợ: Phạm Thanh Nghị
Con gái: Đỗ Duy Hiếu
Chị gái: Đỗ Thị Nguyệt
Anh trai: Đỗ Văn Phúc
Em trai: Đỗ Tiến Sĩ
Đỗ Văn Khánh
Đỗ Xuân Chiểu
Đỗ Hoài Khánh Linh
Em gái: Đỗ Thị Kim Lang
Đỗ Thị Kim Cúc
Đỗ Thị Cẩm Nhung
Đỗ Thị Kim Ngọc
Đỗ Thị Cẩm Hương
Chị em dâu: Trần Thị Kim Phượng
Nguyễn Thị Tuyết
Nguyễn Thị Lan
Nguyễn Thanh
Lan
Tài sản
Quá trình công tác:
Từ năm 1993- nay: Công tác tại công ty TNHH TM-SX Thép Việt
Vốn dĩ tốt nghiệp đại học sư phạm, ông Đỗ Duy Thái có thể lựa chọn con đường nhà giáo êm ả nhưng ông lại rẽ sang nghiệp kinh doanh đầy chông gai như đối mặt với khủng hoảng kinh tế, chính sách dồn đuổi nhà đầu tư từ thời đất nước còn bao cấp,..Doanh nhân nổi tiếng ngành thép từng tâm sự: “Học ngành sư phạm nhưng tôi lại thích buôn bán kinh doanh. Tiếp xúc với nhiều người làm trong ngành công nghiệp, nhất là kinh doanh, sản xuất thép, tôi lắng nghe những kinh nghiệm của họ với một sự thích thú.”
Vị doanh nhân này khởi nghiệp ngành thép từ những năm 90 khi nhà nước có dấu hiệu mở cửa. Để tích lũy vốn và kinh nghiệm, ông lựa chọn hướng đi theo con đường liên doanh suốt 10 năm. Đây là những bước khởi đầu giúp ông nắm vững phương pháp, hiểu rõ thị trường, tích lũy kinh nghiệm.
Năm 1992, Thép Việt ra đời bắt nguồn từ niềm tin mãnh liệt của ông Thái: xây dựng bằng được một ngành thép cho đất nước mang tên Thép Việt. Chiến lược trở thành một doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất thép mang đẳng cấp quốc tế được khẳng định ngay từ những ngày đầu. Tiếp tục đến 1999, Thép Pomina ra đời với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD. Đây là một trong những nhà máy hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.
Ngoài việc sở hữu trên 60% Pomina, Thép Việt còn đầu tư vào 3 công ty con khác gồm: Thép Tây Đô, Công ty sản xuất sản phẩm mạ công nghiệp Vingal và CTCP Thép thép Việt. Trong đó Pomina là công ty con nổi bật nhất.
Cơ cấu sở hữu Pomina
Trăn trở cuộc chiến ngành thép
Hiện Pomina là doanh nghiệp thép đứng thứ 2 tại Việt Nam với gần 2.000 tỉ đồng vốn điều lệ, xếp sau tập đoàn Hòa Phát với hơn 4.000 tỉ đồng. Theo số liệu của hiệp hội thép Việt Nam, năm 2012 Pomina đứng thứ 2 phân khúc thép xây dựng với 15,6% thị phần. Trong khi đó tập đoàn Hòa Phát kinh doanh cả trên 2 mảng gồm thép xây dựng chiếm gần 14% và thép ống chiếm 15%.
Vốn điều lệ các doanh nghiệp thép đang niêm yết
Thực trạng ngành thép hiện nay gặp không ít khó khăn với hàng loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể nhất là doanh nghiệp nhỏ. Là doanh nghiệp lớn nên Pomina không quá vất vả trong cuộc chiến sinh tồn nhưng không dễ dàng đánh bại các doanh nghiệp ngoại đặc biệt là thép Trung Quốc. Tổng giám đốc Thép Việt trăn trở, gạo là lương thực của toàn dân thì thép chính là lương thực của ngành công nghiệp, đòn bẩy tăng trưởng kinh tế.
"Lòng tự trọng dân tộc không cho phép mình nghĩ đến chữ thua"
Ông Đỗ Duy Thái
Ông cho biết: “Ở Việt Nam, chiến lược cho ngành công nghiệp theo tôi là chưa phù hợp lắm. Đã là lương thực thì phải có an ninh lương thực, nếu không, mãi mãi công nghiệp nặng Việt Nam chỉ là con số 0, phụ thuộc nước ngoài.”
Với việc xác định đối thủ lớn nhất của mình là các doanh nghiệp thép Trung Quốc và hướng tới thị trường quốc tế, ông Thái cho rằng chỉ có thể cạnh tranh bằng chất lượng mới có thể thắng. Chính vì vậy sau thành công của 2 nhà máy Pomina 1 và 2, ông Thái tiếp tục đầu tư xây dựng nhà máy Pomina 3 vào năm 2009 với vốn đầu tư 300 triệu USD. Xét về dài hạn, điều này sẽ giúp Pomina nâng cao chất lượng sản phẩm tuy nhiên trong ngắn hạn dự án này ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả kinh doanh Pomina.
Đầu tư dài hạn làm khó ngắn hạn
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh thép xây dựng từ năm 2010 doanh thu của Pomina bắt đầu chững lại còn lợi nhuận thì giảm dần khi thị trường bất động sản đi xuống.
Hoạt động kinh doanh của Pomina
Pomina và các doanh nghiệp ngành thép đều có đặc điểm chung là có vốn vay khá lớn. Sử dụng đòn bẩy tài chính là một con dao hay lưỡi. Trong điều kiện doanh nghiệp kinh doanh tốt, thị trường thuận lợi sẽ tận dụng được lá chắn thuế nhưng nếu thị trường đi xuống thì chính chi phí lãi vay sẽ ăn mòn hết lợi nhuận.
Chi phí lãi vay của Pomina tăng mạnh từ 2009
So sánh Pomina và Hòa Phát đều có tỷ lệ vay nợ ngắn hạn so với vay nợ dài hạn khá cao kể từ năm 2009 đến nay. Tuy nhiên nếu xét với tổng tài sản, Pomina luôn dùy trì mức vay chiếm khoảng 50%, điều này khiến áp lực trả lãi vay của công ty này lớn hơn nhiều so với đối thủ Hòa Phát.
Cơ cấu vay nợ của hai công ty thép Pomina và Hòa Phát
Quý 1 vừa qua Pomina kết quả kinh doanh của Pomina không mấy khả quan khi ghi nhận lợi nhuận sau thuế -23 tỷ đồng trong khi Hòa Phát đạt lãi hơn 480 tỷ đồng. Ông Thái cho biết định hướng kinh doanh năm 2013 của Pomina là giữ vững thị phần, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng phân phối ra thị trường phía Bắc. Tuy nhiên đây không phải là điều dễ dàng do phía Bắc vốn là thị trường truyền thống của thép Hòa Phát.
Link bài gốcLấy link!
http://ttvn.toquoc.vn/search.htm?keyword=%C4%90%E1%BB%97+Duy+Th%C3%A1i+-+%C3%94ng+tr%C3%B9m+th%C3%A9p+x%C3%A2y+d%E1%BB%B1ng+Vi%E1%BB%87t+Nam