Hộ gia đình và SMEs Việt Nam – phân khúc khách hàng tiềm năng nhất với nhiều doanh nghiệp châu Á

12/11/2022 13:45 PM | Kinh doanh

Với việc kinh doanh hộ gia đình, SMEs chiếm hơn 95% cơ cấu doanh nghiệp tại Việt Nam, phân khúc khách hàng này không chỉ hấp dẫn với các công ty trong nước mà cả với các FDI – đặc biệt là FDI đến từ châu Á, nền kinh tế đang hoặc từng có cơ cấu giống Việt Nam. Ví dụ như KASIKORNBANK (KBank) đến từ Thái Lan hoặc Synology đến từ Đài Loan…

Các sản phẩm chuyên về quản lý dữ liệu của Synology, phục vụ cho mảng chuyển đổi số - đặc biệt phù hợp với SMEs.
Các sản phẩm chuyên về quản lý dữ liệu của Synology, phục vụ cho mảng chuyển đổi số - đặc biệt phù hợp với SMEs.

SYNOLOGY

Mới đây, công ty về thiết bị NAS (Network Attached Storage - tạm dịch là thiết bị lưu trữ gắn vào mạng) dành cho khối cá nhân và SMEs hàng đầu thế giới – Synology, đã lần nữa quay trở lại thị trường Việt Nam sau vài năm không thể làm gì vì Covid-19.

Ở thị trường Việt Nam, Synology đang hợp tác với một vài nhà phân phối lớn và bán cả B2B lẫn B2C. Dù thế, họ không phó mặt việc làm marketing cho đối tác mà có thành lập bộ phận sale – marketing – PR ở hỗ trợ thị trường này.

lamm9088.jpg

Bà Thachawan – Giám đốc bán hàng khu vực Đông Nam Á của Synology

Hiện tại, các doanh nghiệp đang trải qua một giai đoạn đầy biến động và nhiều thách thức. Nhiều công ty đã phải cắt giảm quy mô hoặc phá sản, nhưng cũng có không ít vẫn không ngừng phát triển mạnh mẽ. Sự khác biệt nằm ở khả năng phục hồi của doanh nghiệp.

Mục tiêu trong năm 2023 của Synology là giúp các doanh nghiệp vượt qua những sự gián đoạn không lường trước và phát triển bền vững ở khía cạnh quản lý dữ liệu, thông qua những giải pháp an toàn, bảo mật và đầy linh hoạt.

Chúng tôi nhận thấy: nhu cầu lưu trữ và bảo vệ dữ liệu của người dùng Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua, không chỉ dừng lại ở các tổ chức, công ty mà còn cả ở người dùng cá nhân.

Sứ mệnh của chúng tôi là giúp tất cả mọi người có thể quản lý dữ liệu tốt hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường và do đó sẽ luôn nỗ lực hết mình để giúp các doanh nghiệp Việt trong công cuộc chuyển đổi số. Việt Nam là một thị trường rất lớn và tiềm năng !”, bà Thachawan – Giám đốc bán hàng khu vực Đông Nam Á của Synology cho biết.

Về lợi thế cạnh tranh của Synology, theo bà Thachawan chính là vị thế dẫn đầu ngách này – đặc biệt là cho phân khúc SMEs trong nhiều năm.

Synology hiện đã có mặt ở hơn 100 quốc gia và có 7 văn phòng trên toàn thế giới, bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản và trụ sở chính Đài Loan. Các thị trường chính của họ nằm ở khu vực Mỹ và châu Âu, chiếm hơn một nửa doanh thu Synology. Đặc biệt là ở các khu vực châu Âu, NAS Synology như một giải pháp lưu trữ đáng tin cậy được sử dụng phổ biến ở các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Synology cũng đã thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong vài năm qua.

lamm8994.jpg

lamm9058.jpg

Các sản phẩm của Synology.

Năm 2021, Synology đã đạt tổng doanh thu 600 triệu USD và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 20-30%. Synology vẫn duy trì và phát triển ổn định trong suốt thời gian qua, ngay cả trong và sau giai đoạn Covid-19. Minh chứng: Synology đã bán hơn hàng triệu thiết bị máy chủ lưu trữ trên toàn thế giới vào năm 2021. Mục tiêu doanh thu toàn cầu của họ là đạt 1 tỷ USD vào năm 2025.

Trong bất kỳ thị trường nào cũng đều sẽ có đối thủ cạnh tranh và với Synology cũng không ngoại lệ, đặc biệt là khi chúng tôi mở rộng ngày càng nhiều loại hình giải pháp khác nhau dành cho khách hàng. Chúng tôi nhận thấy: thị trường hiện tại vẫn còn rất tiềm năng khi nhiều nhu cầu chưa được đáp ứng. Vì vậy, Synology đã tạo ra những giải pháp dễ sử dụng, thân thiện với người dùng với chi phí hợp lý để giải quyết các vấn đề về CNTT phức tạp.

Với nền tảng om-premise (phần mềm lưu trữ tại chỗ) có sẵn và bổ sung thêm giải pháp đám mây (C2), Synology tạo ra lợi thế cạnh tranh độc đáo bằng cách tích hợp các dịch vụ của mình vào mô hình sẵn có. Từ đó, người dùng có thể linh hoạt lựa chọn giải pháp theo nhu cầu.

Hiện nay, hơn 50% các công ty trong danh sách Fortune 500 đã và đang sử dụng các giải pháp Synology, Unilever là một trong số đó, những cái tên khác thì chúng tôi không tiện tiết lộ.

Nếu tính theo ngành nghề thì khách hàng của chúng tôi phân bổ trong hầu hết tất cả các lĩnh vực, chẳng hạn như chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đa quốc gia, thương hiệu cửa hàng tiện lợi nổi tiếng, công ty sản xuất phim, và thậm chí cả cơ quan trong lĩnh vực không gian vũ trụ ”, bà Thachawan phân tích tiếp.

lamm8949.jpg

Các nhân sự Synology đang hỗ trợ cho thị trường Việt Nam.

Tại thị trường Việt Nam, trong năm sau, Synology hướng tới việc mở rộng kênh bán hàng, đặc biệt cho các model DS cho người dùng cá nhân. Vào năm 2023, Synology sẽ ra mắt Máy chủ lưu trữ thế hệ mới.

Máy chủ lưu trữ thế hệ mới là các hệ thống mở rộng quy mô (scale-out) mới được thiết kế cho lưu trữ tập tin (File Storage) và lưu trữ đối tượng (Object Storage). Các cụm mở rộng quy mô (scale-out cluster) sẽ nhanh hơn đáng kể so với các giải pháp lớn hiện tại của Synology, với khả năng và hiệu suất gần như tuyến tính khi bổ sung thêm nhiều thiết bị.

Giải pháp này không yêu cầu phí bản quyền, không phí thường niên, không tính theo số người dùng hay thiết bị, hoàn toàn miễn phí trên NAS Synology.

KBANK

Mới chỉ chính thức có mặt ở Việt Nam từ cuối năm 2021, song KASIKORNBANK (KBank) – ngân hàng hàng đầu Thái Lan, đang hoạt động rất tích cực trong mảng cho vay ở phân khúc hộ kinh doanh và SMEs.

Kbank vừa ra mắt chương trình “Thỏa sức kinh doanh cùng KBank Biz Loan” lần này, KBank sẽ chọn ra 5 hộ kinh doanh với câu chuyện kinh doanh ấn tượng để lan tỏa đến cộng đồng và giúp họ phát huy tối đa tiềm năng thông qua gói truyền thông chuyên nghiệp.

Chương trình còn có sự đồng hành của các đối tác về giải pháp quản lý bán hàng tiên phong trên thị trường như bePOS, Haravan, và iPOS nhằm mang tới sự hỗ trợ toàn diện nhất cho các hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam.

kbank_ong-chatuporn-boozaya-angool.png.jpeg

Ông Chatuporn Boozaya-angool - Tổng giám đốc KBank TP.HCM

Ông Chatuporn Boozaya-angool - Tổng giám đốc KBank TP.HCM cho biết: “ Có mặt tại Việt Nam hơn 1 năm qua, KBank luôn xem các hộ kinh doanh cá thể là khách hàng quan trọng và luôn dành sự quan tâm đặc biệt.

Theo số liệu của chúng tôi, hiện nay rất nhiều các hộ kinh doanh cá thể đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn hoặc gián đoạn dòng tiền và tình trạng này dự kiến sẽ có thể nghiêm trọng hơn khi các ngân hàng đang siết room tín dụng và lãi suất tăng cao. KBank cam kết cùng với các khách hàng vượt qua khó khăn này, không chỉ giải quyết vấn đề về vốn, mà còn giúp trợ lực bằng gói hỗ trợ truyền thông để giúp các hộ kinh doanh nhỏ bứt phá thành công”.

Theo kết quả chính thức Tổng điều tra kinh tế năm 2021 của Tổng cục Thống kê năm 2021, tại Việt Nam hiện có hơn 5,2 triệu cơ sở sản xuất hội kinh doanh cá thể với 8,79 riệu lao động, chiếm 16,5% tổng số lao động của cả nước. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh đóng góp đến 30% GDP của Việt Nam, theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR).

Tuy nhiên, với quy mô nhỏ, các cá nhân này thường gặp nhiều thách thức về dòng tiền, cơ hội mở rộng kinh doanh, hay thu hút vốn đầu tư. Đồng thời, nguồn nhân lực còn hạn chế và chi phí vận hành như giá điện, nước, tiêu hao nhiên liệu lại ngày một tăng cao cũng là một bài toán nan giải.

Hơn thế, hộ kinh doanh lại thường khó tiếp cận tín dụng từ ngân hàng hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Nguyên nhân của vấn đề này có thể kể đến như không đủ tài sản thế chấp, sức khỏe tài chính không tốt, phương án kinh doanh còn thô sơ hay uy tín trên thị trường thấp.

Ngoài ra, hầu hết các hộ kinh doanh cá nhân vẫn ở trong khu vực phi chính thức và có khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ ngân hàng. Do đó, các điều kiện tài chính bị thắt chặt hơn từ thị trường ảm đạm như hiện nay càng khiến họ khó tiếp cận được các khoản vay ngân hàng.

copy-of-nu-chu-doanh-nghiep.jpg

Ngân hàng KBank luôn thấu hiểu những khó khăn của các hộ kinh doanh cá thể và coi họ chính là hạt nhân tiềm năng của nền kinh tế. Tính đến hết năm 2023, KBank đặt mục tiêu sẽ giải ngân 500 triệu USD dành cho các khách hàng tham gia vay vốn KBank Biz Loan.

Cuối tháng 10/2022, MB Bank đã hợp tác với KBank, trở thành đơn vị đầu mối, kết nối với 5 ngân hàng quốc tế khác; để thu xếp nguồn vốn và cùng tham gia gói tín dụng hợp vốn, tài trợ bổ sung cho nguồn vốn lưu động chú trọng vào việc đầu tư mở rộng sản xuất lúa chất lượng cao của Lộc Trời.

Gói tín dụng hợp vốn này có hạn mức 100 triệu USD, trong thời gian 3 năm và được giải ngân thông qua việc cấp giống, vật tư nông nghiệp, các dịch vụ nông nghiệp của Lộc Trời cho các liên minh hợp tác xã, hợp tác xã, tổ sản xuất và bà con nông dân liên kết với tập đoàn.

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM