Hé lộ CÔNG THỨC VÀNG giúp quản lý tài chính cá nhân, tránh sai lầm phổ biến mà 99% mắc phải
Dù thu nhập chưa cao nhưng nếu biết cách quản lý tài chính cá nhân đúng, khoa học sẽ giúp bạn và gia đình sống sung túc, thực hiện được các mục tiêu tài chính của mình.
Sinh hoạt phí ngày càng tăng, việc tiết kiệm trở thành một thử thách lớn đối với mỗi cá nhân và gia đình.
Nhiều gia đình gặp tình trạng chung là sau khi nhận lương, chúng ta thường chi tiêu trước và không thể tiết kiệm được (hoặc chỉ tiết kiệm được con số rất nhỏ).
Điều này đã trở thành một thói quen phổ biến, đặc biệt là khi chúng ta sống như những người giàu trong nửa đầu tháng – muốn ăn gì thì ăn, thích gì mua nấy mà không cần suy nghĩ. Tuy nhiên, đến nửa sau của tháng, khi tài chính đã cạn kiệt, nhiều người lại rơi vào tình trạng giống như những người nghèo, ăn mì gói và sống tằn tiện để đợi đến tháng mới.
Việc tiết kiệm thực sự phụ thuộc vào thói quen tiêu dùng của mỗi cá nhân và gia đình. Nhiều người trong chúng ta không thể tiết kiệm được vì thói quen chi tiêu hào phóng và không kiểm soát.
Mỗi khi nhận lương, chúng ta dễ dàng bị cuốn vào cảm giác hào hứng, chi tiêu cho những món đồ không thực sự cần thiết, ăn uống ở những nhà hàng đắt tiền hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí xa hoa.
Đến cuối tháng, khi tài khoản ngân hàng cạn kiệt, chúng ta mới nhận ra mình đã tiêu quá nhiều và không có gì để dành. Tuy nhiên, sự hối hận chỉ là nhất thời. Dù biết rằng mình phải tiết kiệm, nhưng cảm giác thỏa mãn trước mắt lại khiến chúng ta lặp lại thói quen chi tiêu vô tội vạ.
Vòng xoáy tiêu dùng này cứ tiếp diễn, và việc tiết kiệm lại trở thành một giấc mơ xa vời. Cuối cùng, chúng ta lại rơi vào tình trạng tài chính không ổn định và vẫn phải sống trong sự thiếu thốn.
Nếu không thay đổi thói quen chi tiêu và lập kế hoạch tài chính hợp lý, việc tiết kiệm sẽ luôn là một mục tiêu khó đạt được của các cá nhân và gia đình.
Người thông minh nhận ra được cái bẫy của phương pháp tiêu dùng với công thức “thu nhập - chi tiêu = tiết kiệm” này nên đã quyết định thay đổi nó để đạt được kết quả tốt hơn.
Công thức mới mà họ áp dụng là: "thu nhập - tiết kiệm = chi tiêu". Theo đó, họ sẽ ưu tiên 10% cho việc tiết kiệm, đảm bảo bản thân luôn có tiền tích lũy, đầu tư, phục vụ khi cần hay các dự định lớn trong tương lai.
Và phần còn lại để chi tiêu, phục vụ cuộc sống hàng ngày giúp họ có sự kiểm soát tài chính chặt chẽ, không bị cuốn theo các khoản chi “vô tội vạ”.
Việc thay đổi cách tiếp cận tài chính này giúp họ tạo dựng được nền tảng tài chính vững chắc, từ đó có thể sống hạnh phúc và sung túc hơn trong tương lai.
Công thức tài chính này là một trong những nội dung cơ bản, cốt lõi của lớp học kinh tế đầu tiên tại Đại học Harvard cung cấp nền tảng quan trọng để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Việc áp dụng công thức "thu nhập - tiết kiệm = chi tiêu" sẽ giúp sinh viên có tư duy tài chính bền vững, từ đó có khả năng tiết kiệm, đầu tư và chuẩn bị nguồn tài chính vững chắc cho tương lai lâu dài.
Thay vì tiêu xài ngay khi vừa có thu nhập, họ được huấn luyện để quản lý tiền một cách có kế hoạch và thông minh, đảm bảo một cuộc sống thoải mái và an toàn.
Nhiều người nói rằng lương họ thấp, không đủ để chi tiêu hàng ngày làm sao có thể để 10% tiết kiệm. Trong thực tế, khả năng tiết kiệm không nhất thiết phải phụ thuộc vào thu nhập cao hay thấp mà là ở cách bạn quản lý và điều chỉnh các khoản chi của mình.
Dù lương thấp, nhưng việc tiết kiệm 10% vẫn có thể thực hiện được nếu bạn thay đổi cách tiếp cận tài chính. Quan trọng là bạn phải ưu tiên tiết kiệm trước khi chi tiêu. Sau khi nhận lương hay để ra phần tiết kiệm riêng và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý cho thời gian sắp tới.
Bạn cần phân tích và cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết. Và những thay đổi nhỏ trong thói quen tiêu dùng hàng ngày sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn về lâu dài.
Nhiều người sẽ thấy khó khăn khi vừa bắt đầu, nhưng nếu duy trì đều đặn, bạn sẽ có thể tích lũy được một khoản tiền lớn cho tương lai vững vàng.
Tiết kiệm là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Nếu bạn vẫn không thể tiết kiệm được 10% ngay từ đầu, hãy thử tiết kiệm một phần nhỏ hơn và dần dần tăng lên khi thu nhập và tình hình tài chính cải thiện.
Theo Baidu