Hậu Covid, láng giềng Malaysia, Indonesia làm du lịch ngày càng "lên tay", Chủ tịch Thiên Minh Trần Trọng Kiên hiến kế chặn vòng xoáy xấu của du lịch Việt

19/06/2024 14:53 PM | Kinh doanh

Để nâng cao tính cạnh tranh, du lịch Việt Nam cần tháo gỡ các nút thắt về về bảo tồn, bảo vệ môi trường, chính sách ưu tiên du lịch, kết nối cơ sợ hạ tầng đồng bộ…, theo ông Trần Trọng Kiên – Chủ tịch HĐQT Thiên Minh Group.

Theo báo cáo từ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hồi cuối tháng 5, chỉ số Phát triển du lịch & lữ hành (TTDI) của Việt Nam xếp thứ 59, giảm 7 bậc so với năm 2022. Trong khi đó, Indonesia tăng 10 bậc lên vị trí 22, Malaysia tăng 3 bậc xếp thứ 35.

Để cải thiện khả năng cạnh tranh du lịch, ông Trần Trọng Kiên – Chủ tịch HĐQT Thiên Minh Group cho biết, có nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng cần gỡ ba nút thắt cổ chai chính.

Hậu Covid, láng giềng Malaysia, Indonesia làm du lịch ngày càng "lên tay", Chủ tịch Thiên Minh Trần Trọng Kiên hiến kế chặn vòng xoáy xấu của du lịch Việt- Ảnh 1.

Ông Trần Trọng Kiên – Chủ tịch HĐQT Thiên Minh Group

Đầu tiên là vấn đề liên quan đến bảo tồn, bảo vệ môi trường – điểm yếu chung của du lịch Việt Nam. Ông Kiên dẫn chứng, trong bảng xếp hạng, khía cạnh này của VIệt Nam đứng gần như cuối cùng trong tất cả quốc gia. Bên cạnh đó, cần có những chính sách ưu tiên ưu tiên du lịch của Chính phủ để nâng cao sức cạnh tranh du lịch.

Cuối cùng, cần có sự đầu tư đúng mực vào cơ sở hạ tầng để tạo kết nối tổng thể từ hàng không – đường bộ - đường sắt – đường biển.

"Vòng xoáy xấu nhất hiện nay là khi tỷ giá tăng, các khách sạn phải giảm giá để hút khách. Khi giảm giá, khách sạn không có kinh phí đầu tư vào con người, công cụ, dịch vụ… chất lượng sẽ giảm sút. Khi đó, khách hàng không có dịch vụ tốt, trong khi giá thành tương đối cao. Điều này khiến du khách không muốn du lịch nữa, thành ra họ không đi. Hệ lụy khách giảm, chuyến bay giảm, tất cả đều bị thiệt hại", ông Kiên nói và khẳng định cần phải chặn vòng xoáy xấu nhất bằng sự chung tay của các cơ quan quản lý du lịch, doanh nghiệp và điểm đến để đảm bảo môi trường, chất lượng dịch vụ đều có thể đáp ứng kỳ vọng của du khách.

Hậu Covid, láng giềng Malaysia, Indonesia làm du lịch ngày càng "lên tay", Chủ tịch Thiên Minh Trần Trọng Kiên hiến kế chặn vòng xoáy xấu của du lịch Việt- Ảnh 2.

Ngoài việc "hiến kế" cho du lịch Việt, ông Trần Trọng Kiên cũng dự báo sự hồi phục của du lịch nội địa. 

Theo ông Kiên, trước dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam phát triển phụ thuộc vào doanh thu du lịch quốc tế, chiếm khoảng 60%, tương đương 32 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, trải qua ba năm dịch, không có khách nước ngoài, du lịch Việt cũng hấp dẫn hơn trong mắt khách nội, thể hiện qua việc tăng lượt khách và doanh thu. 

Tuy nhiên, đến năm 2024, du lịch nội địa sẽ chậm lại một phần vì mọi người dân đã đến các điểm đến trong nước và muốn trải nghiệm thêm các địa điểm tại nước ngoài. Khách nội địa du lịch bằng máy bay cũng giảm. Nguyên nhân đến từ giá vé cao, song điểm tích cực là chất lượng đường bộ của Việt Nam tăng trưởng tốt, đặc biệt là miền Bắc. Thứ ba, trong 12-24 tháng, khả năng chi trả chung của người dân nói chung không bằng các năm trước.

"Doanh thu du lịch nội địa Việt Nam sẽ tương đương với năm 2023, tuy nhiên, cộng cả lượng khách quốc tế đang tăng trưởng tốt với mức 25%, mục tiêu ngành du lịch tăng trưởng ở mức 10-15% là khả thi", ông Kiên dự báo.

Thảo Vân

Cùng chuyên mục
XEM