img

Trong lần thứ hai điều trị tại Nhật Bản, ông Tuấn ngạc nhiên khi biết số ca mắc ung thư ở Nhật cao gấp 5 lần Việt Nam, với hơn 1 triệu ca mới mỗi năm. Tuy nhiên, nhờ ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ và công nghệ tiên tiến, tỷ lệ sống sót sau 5 năm điều trị tại Nhật đạt 73,5% – cao hàng đầu thế giới. Điều này khiến ông trăn trở: "Làm sao để người Việt Nam cũng có cơ hội phát hiện bệnh sớm như vậy?"

Từ trăn trở đó, ông Tuấn cùng các cộng sự hợp tác với Tiến sĩ - Bác sĩ Matsuoka thành lập trung tâm y khoa Nhật Bản T-Matsuoka và với Tập đoàn Fujifilm, đưa mô hình Phòng khám Đa khoa Công nghệ cao NURA, trực thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ Y tế Nhật Việt - chi nhánh Hà Nội về Việt Nam. Đây là 02 trung tâm chuyên sâu về kiểm tra sức khỏe định kỳ và sàng lọc ung thư sớm, giúp người Việt tiếp cận công nghệ tiên tiến như ở Nhật Bản.

Với ông Tuấn, NURA không chỉ là một trung tâm y tế mà còn là tâm huyết nhằm thay đổi nhận thức về y tế dự phòng, giúp người Việt bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hai lần "trúng độc đắc" ở Nhật và ước mơ xây "Trạm bảo dưỡng con người" khắp Việt Nam để ung thư không còn là bản án tử chờ đếm ngược.- Ảnh 1.

Được biết động lực quan trọng dẫn đến sự ra đời của NURA là câu chuyện của cá nhân ông, người từng 2 lần đối mặt với ung thư từ khi còn khá trẻ. Ông có thể chia sẻ về những gì đã xảy ra khi đó, để độc giả có thêm niềm tin vào việc ung thư không phải là "án tử" nếu được phát hiện sớm và điều trị khoa học?

Tôi vẫn luôn gọi đó là cái "duyên" thiện lành với nền y tế Nhật Bản. Cả hai lần phát hiện mình mắc ung thư, tôi đều được phẫu thuật và điều trị tại đây. Một lần là tình cờ, và lần thứ hai là nhờ ý thức chủ động tầm soát sức khỏe.

Lần phát hiện đầu tiên: Sự tình cờ bất ngờ

Cuối năm 2017, tôi sang Nhật thăm một người bạn đồng nghiệp đang điều trị ung thư ở Tokyo. Nhân tiện chuyến đi, tôi tranh thủ kiểm tra sức khỏe. Khi đó, tôi hoàn toàn không có triệu chứng bất thường, nghĩ rằng mình khỏe mạnh và việc khám chỉ là một thủ tục để "trải nghiệm" và yên tâm hơn.

Thật không ngờ, lần kiểm tra ấy đã phát hiện tôi có một khối u 3cm ở thận bên trái, chẩn đoán mắc ung thư thận giai đoạn 1B. Mọi thứ đến quá đột ngột. Tôi mới 35 tuổi, và đứa con út của tôi khi ấy chỉ mới 6 tháng tuổi.

Lúc bác sĩ thông báo kết quả, tôi cảm thấy sốc nặng. Trong đầu chỉ quanh quẩn những câu hỏi: "Tại sao lại là mình? Tại sao mình mắc bệnh này?" Khi bác sĩ hỏi tôi có thắc mắc gì không, tôi buột miệng hỏi câu hỏi quen thuộc mà bất cứ ai trong hoàn cảnh này cũng nghĩ đến: "Tôi còn sống được bao lâu?"

Vị bác sĩ Nhật điềm tĩnh trả lời: "Khi phát hiện mình mắc ung thư, điều anh nên nghĩ đến là làm thế nào để bắt đầu một cuộc sống mới, thay vì lo lắng về việc kết thúc cuộc sống cũ. Từ bây giờ, hãy thay đổi chế độ sinh hoạt, tập luyện và làm việc để sống một cách chất lượng hơn. Với ung thư thận giai đoạn 1B, tỷ lệ điều trị thành công tại Nhật trong 10 năm qua là 94%."

Những lời nói đó như tiếp thêm động lực cho tôi. Tôi quyết định ở lại Nhật điều trị. Mọi việc diễn ra nhẹ nhàng, đúng như những gì bác sĩ dự đoán. Lần điều trị này đã thay đổi hoàn toàn cách tôi nhìn nhận cuộc sống. Từ đó, tôi nghiêm túc kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.

Lần phát hiện thứ hai: Sự may mắn

Ba năm sau, ngay khi Nhật Bản mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19, tôi trở lại Nhật tái khám định kỳ. Lần này, các bác sĩ phát hiện một khối u mới, kích thước 1,2cm ở thận bên phải.

Ban đầu, tôi lo lắng, tự hỏi liệu đây có phải là di căn từ lần trước hay không. Nhưng các bác sĩ khẳng định, đây là một khối u hoàn toàn mới, không liên quan gì đến bệnh trước.

Lần này, tôi nhận ra sự may mắn của mình. Cả hai lần ung thư đều được phát hiện ở giai đoạn rất sớm, khi khả năng điều trị thành công là rất cao. Vị bác sĩ Nhật thậm chí còn nói đùa với tôi: "Người ta trúng số độc đắc một lần đã khó, anh lại trúng hai lần may mắn. Thật không dễ đâu!"

Bài học từ y tế Nhật Bản

Trong thời gian chờ phẫu thuật lần thứ hai, tôi có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về hệ thống y tế Nhật Bản. Một sự thật khiến tôi vô cùng ấn tượng. Ở Nhật, tỷ lệ phát hiện ung thư mới cao gấp 5 lần Việt Nam – với hơn 1 triệu người mắc mới, trung bình cứ 30 giây có một ca mắc mới.Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư thấp nhất thế giới, chỉ khoảng 25%. Bí quyết của họ không nằm ở việc điều trị khi bệnh nặng, mà là ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ. Họ phát hiện bệnh ở giai đoạn rất sớm, khi việc điều trị đơn giản và hiệu quả hơn nhiều.

Người Nhật không chỉ chủ động tầm soát sức khỏe mà còn đối mặt với bệnh tật một cách bình tĩnh. Họ nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị và giữ một tinh thần tích cực, nhờ đó vượt qua ung thư một cách nhẹ nhàng.

Hai lần "trúng độc đắc" ở Nhật và ước mơ xây "Trạm bảo dưỡng con người" khắp Việt Nam để ung thư không còn là bản án tử chờ đếm ngược.- Ảnh 2.

Từ bài học của bản thân, tôi luôn nhấn mạnh giá trị của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát sớm. Đây không chỉ là cách bảo vệ sức khỏe mà còn là cơ hội để bắt đầu một cuộc sống chất lượng hơn, bất kể chúng ta đang phải đối mặt với điều gì.

Chính từ 2 lần "trúng độc đắc" đó, hay còn lý do gì khác mà ông quyết định đầu tư vào y tế dự phòng?

Tôi nhận ra mình thực sự may mắn khi còn cơ hội để cảm nhận cuộc sống, và điều đó thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó để cảm cuộc đời. Trong khi chỉ dưới 5% dân số Việt Nam có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ, tôi nhìn thấy một tiềm năng lớn trong việc phát triển y tế dự phòng. Tuy rằng, đây không phải là một lĩnh vực dễ dàng. Nó đòi hỏi nguồn vốn dài hạn, vượt qua những rào cản pháp lý phức tạp và đặc biệt là thay đổi nhận thức của người dân – những người thường chỉ tìm đến bác sĩ khi bệnh đã có triệu chứng rõ ràng.

Trải nghiệm của bản thân với căn bệnh ung thư đã dạy tôi rất nhiều, nhưng không chỉ có vậy. Những câu chuyện từ những người xung quanh cũng khiến tôi càng thêm quyết tâm dù con đường này không hề dễ dàng.

Tôi có người bạn đồng nghiệp cũ, bằng tuổi tôi, người đã động viên khi biết tôi mắc ung thư lần đầu. Nhưng hơn một năm sau, chính anh ấy được chẩn đoán ung thư ở giai đoạn muộn. Dù anh ấy đã cố gắng, căn bệnh không cho anh cơ hội. Chỉ hai năm sau, anh ra đi, để lại vợ và hai con nhỏ. Tôi luôn tự hỏi: nếu anh ấy có cơ hội phát hiện bệnh sớm như tôi, liệu mọi chuyện có khác?

Rồi đến lần thứ hai tôi phát hiện ung thư, điều trị tại Nhật Bản. Tôi càng thấu hiểu giá trị của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Người Nhật đã xây dựng được một hệ thống y tế dự phòng ưu việt, kết hợp ý thức của người dân và công nghệ hiện đại, giúp họ đạt tỷ lệ sống sót sau ung thư cao nhất thế giới. Nhưng khi nghĩ về Việt Nam, tôi không khỏi trăn trở. Nhiều người Việt, dù có ý thức kiểm tra sức khỏe, vẫn không phát hiện bệnh sớm do hạn chế ở các cơ sở y tế tuyến dưới. Các thiết bị cũ kỹ, phương pháp không đáp ứng đủ tiêu chuẩn khiến không ít trường hợp bị bỏ sót hoặc chẩn đoán sai.

Hai lần "trúng độc đắc" ở Nhật và ước mơ xây "Trạm bảo dưỡng con người" khắp Việt Nam để ung thư không còn là bản án tử chờ đếm ngược.- Ảnh 3.

Tôi tự hỏi: tại sao không mang mô hình tầm soát chuẩn Nhật Bản về Việt Nam, để người dân có cơ hội phát hiện bệnh sớm như tôi đã từng? Đó không chỉ là hy vọng cho riêng tôi mà còn cho những người như người bạn đã mất của tôi – để họ có thể sống tiếp, bên gia đình và những ước mơ dang dở.

Trước khi biết đến NURA, tôi và đội ngũ đã hợp tác với Tiến sĩ, Bác sĩ Matsuoka, cùng tập đoàn EMS Nhật Bản, thành lập T-Matsuoka Medical Center. Đây là nơi kết nối khách hàng Việt Nam với dịch vụ y tế chất lượng cao tại Nhật. Hai năm đầu tiên là một hành trình đầy thách thức. Không có kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, chúng tôi phải học hỏi từ việc vận hành, đào tạo nhân sự, đến việc xây dựng niềm tin với khách hàng. Đó là một con đường dài, nhưng tôi luôn động viên mọi người rằng, đây không chỉ là công việc, mà là sứ mệnh mang lại giá trị lớn lao cho cộng đồng.

Sau đó, tôi được giới thiệu về mô hình tầm soát NURA của Fujifilm. Mô hình này đã thành công ở những quốc gia có nền y tế còn nhiều hạn chế như Ấn Độ và Mông Cổ. Từ lần đầu tìm hiểu, tôi nhận ra đây chính là giải pháp phù hợp để triển khai tại Việt Nam. NURA sử dụng trí tuệ nhân tạo, giúp phát hiện ung thư và các bệnh mãn tính từ sớm, với quy trình nhanh chóng, chính xác và dễ tiếp cận. Đó là mô hình mang ý nghĩa đặc biệt, không chỉ trong việc tầm soát sức khỏe mà còn có thể dễ dàng triển khai nhân rộng ra các tình thành phố khác giúp thay đổi tư duy của người dân về y tế dự phòng.

Hai lần "trúng độc đắc" ở Nhật và ước mơ xây "Trạm bảo dưỡng con người" khắp Việt Nam để ung thư không còn là bản án tử chờ đếm ngược.- Ảnh 4.

Như ông có chia sẻ, đầu tư cho y tế dự phòng là cực khó. Vậy ông đã tháo gỡ từng mắt xích này ra sao để biến ý tưởng thành hiện thực?

Tới thời điểm này, sau 5 tháng chính thức đi vào hoạt động, chúng tôi đôi khi nhìn lại và cảm thấy như một điều kỳ diệu. Bởi chỉ một năm trước, mọi thứ gần như vẫn chỉ nằm trên giấy.

Thách thức đầu tiên: Thủ tục cấp phép từ Bộ Y tế

Việc đưa các công nghệ y tế tiên tiến từ Fujifilm về Việt Nam là một thách thức lớn. Những thiết bị và công nghệ này chưa từng được ứng dụng tại Việt Nam trước đây, vì vậy, quá trình cấp phép nhập khẩu và thẩm định rất phức tạp.

Chúng tôi đã chủ động cùng Fujifilm Việt Nam chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật hoàn chỉnh theo các yêu cầu hướng dẫn của Bộ Y tế, bên cạnh đó Fujifilm cũng cử chuyên gia sang Việt Nam để trình bày chi tiết về công nghệ và thiết bị dự kiến sử dụng trực tiếp với Cục Quản lý Khám chữa bệnh và Cục Trang thiết bị và Công trình Y tế - Bộ y tế.

Một dấu ấn quan trọng là chuyến công tác của lãnh đạo Bộ Y tế sang Nhật Bản vào tháng 7/2023. Fujifilm đã mời đoàn tới thăm trụ sở chính, giới thiệu trực tiếp về công nghệ và mô hình NURA. Chuyến thăm này đã tạo thêm niềm tin để Bộ Y tế quyết định cấp phép nhập khẩu các thiết bị của Fujifilm.

Tháng 11/2023, tin vui đầu tiên đến: thiết bị công nghệ cao của Fujifilm đã được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu, tạo tiền đề cho việc đưa mô hình NURA vào hoạt động tại Việt Nam. Đây là thành quả từ sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ chúng tôi.

Thách thức tiếp theo: Bài toán về vốn đầu tư

Xây dựng một trung tâm y tế tầm soát với công nghệ tiên tiến như NURA đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Với một mô hình mới, chưa có dòng tiền ổn định, việc thuyết phục ngân hàng hoặc quỹ đầu tư lớn là gần như không thể.

Giải pháp duy nhất của chúng tôi là huy động vốn từ các nhà đầu tư thiên thần.

Mỗi tuần, tôi đều cố gắng gặp một vài nhà đầu tư để chia sẻ về tiềm năng và ý nghĩa của mô hình NURA. Để thuyết phục, chúng tôi đã dẫn các nhà đầu tư đi thăm, trải nghiệm các mô hình NURA đã nhượng quyền và triển khai thành công tại Ấn Độ và Mông Cổ.

Một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất là chuyến đi tới Mông Cổ vào mùa đông năm ngoái, trong thời tiết -27 độ C. Tại đây, chúng tôi tận mắt chứng kiến sự thành công của NURA, nơi dù dân số chỉ khoảng 2 triệu người, họ vẫn vừa khai trương một tổ hợp NURA với 4 dây chuyền tầm soát tại thủ đô Ulaanbaatar.

Những trải nghiệm thực tế này đã tạo niềm tin và thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết để thuyết phục họ là phải có hợp đồng độc quyền với Fujifilm. Điều này đồng nghĩa với việc Fujifilm chỉ cung cấp máy móc và công nghệ tích hợp trí tuệ nhân tạo cho chúng tôi triển khai mô hình NURA tại Việt Nam.

Hai lần "trúng độc đắc" ở Nhật và ước mơ xây "Trạm bảo dưỡng con người" khắp Việt Nam để ung thư không còn là bản án tử chờ đếm ngược.- Ảnh 5.

Ông Nguyễn Huy Tuấn gặp gỡ ông Teiichi Goto - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, Giám đốc đại diện của Tập đoàn FUJIFILM

Vậy ông đã thuyết phục Fujifilm bằng cách nào?

Việc trở thành đơn vị độc quyền của Fujifilm tại Việt Nam không hề dễ dàng, đặc biệt với một doanh nghiệp tư nhân nhỏ và mới thành lập như chúng tôi. Nhưng với quyết tâm mạnh mẽ đưa mô hình NURA về Việt Nam, chúng tôi đã từng bước thực hiện ước mơ của mình, vượt qua những thử thách và rào cản lớn.

Cơ hội đặc biệt: May mắn đi trên "con đường tắt"

Thông thường, để hợp tác với một tập đoàn lớn như Fujifilm, các doanh nghiệp phải trải qua quy trình thẩm định chặt chẽ và kéo dài. Tuy nhiên, nhờ một cơ hội đặc biệt, tôi được mời tham dự lễ kỷ niệm 40 năm Fujifilm tại Singapore, nơi Chủ tịch tập đoàn Techi Goto cũng có mặt.

Trong khoảng 2 phút ngắn ngủi trước buổi lễ, tôi đã trình bày trực tiếp với ông về mong muốn đưa NURA về Việt Nam. Tôi chia sẻ câu chuyện cá nhân về điều trị ung thư tại Nhật, nhấn mạnh vấn đề ung thư tại Việt Nam, và đề xuất ký hợp đồng độc quyền để có thể huy động vốn. Điều đặc biệt là ông Goto từng làm việc tại Việt Nam và có tình cảm sâu sắc với đất nước. Sau khi lắng nghe, ông đáp: "Tôi chúc mừng bạn đã có may mắn phát hiện sớm và điều trị thành công, chúng tôi sẽ xem xét."

Chỉ một tháng sau, tôi nhận được tin tốt lành: Fujifilm đồng ý hợp tác và mời tôi sang Nhật để thảo luận.

Đàm phán hợp đồng độc quyền

Lần đầu tiên bước vào phòng họp tại trụ sở chính của Fujifilm, tôi vừa hồi hộp vừa tràn đầy hy vọng. Tại buổi gặp, tôi gần như chấp nhận ngay mọi điều khoản trong biên bản ghi nhớ, vì tôi hiểu đây là cơ hội hiếm có. Sau đó, chúng tôi giành thêm 3 tháng để đàm phán chi tiết.

Hai lần "trúng độc đắc" ở Nhật và ước mơ xây "Trạm bảo dưỡng con người" khắp Việt Nam để ung thư không còn là bản án tử chờ đếm ngược.- Ảnh 6.

Cuối cùng, hợp đồng độc quyền đã được ký kết vào tháng 1/2024 tại Hà Nội, với sự chứng kiến của đại diện Bộ Y tế Việt Nam, Sở Y tế Hà Nội, và lãnh đạo Fujifilm. Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra con đường mới để triển khai NURA tại Việt Nam.

Huy động vốn và triển khai trung tâm

Hợp đồng độc quyền đã giúp chúng tôi dễ dàng huy động vốn từ các nhà đầu tư, nhờ đó nhanh chóng bắt tay vào tìm mặt bằng, tuyển dụng nhân sự, và hoàn tất thủ tục. Từ tháng 2/2024, chúng tôi tập trung toàn lực cho việc chuẩn bị, chạy thử nghiệm với gần 700 khách hàng nội bộ, và hoàn thiện trung tâm để khai trương.

Ngày khai trương – Dấu mốc đáng nhớ

Ngày 1/7/2024, NURA chính thức khai trương tại Hà Nội, trở thành trung tâm tầm soát sức khỏe ứng dụng AI đầu tiên của Fujifilm tại Đông Nam Á. Buổi lễ có sự tham dự của Đại sứ Nhật Bản, Chủ tịch Fujifilm, và đại diện Bộ Y tế Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào của chúng tôi mà còn là một bước tiến lớn trong lĩnh vực y tế dự phòng tại Việt Nam.

Hai lần "trúng độc đắc" ở Nhật và ước mơ xây "Trạm bảo dưỡng con người" khắp Việt Nam để ung thư không còn là bản án tử chờ đếm ngược.- Ảnh 7.

Tự hào và tiếp tục hành trình

Nhìn lại, chúng tôi không chỉ tự hào vì đã mang NURA vào hoạt động, mà còn vì đã mở ra cơ hội để người Việt tiếp cận công nghệ tầm soát ung thư tiên tiến nhất. Hành trình phía trước còn nhiều thách thức, nhưng với tâm huyết và sự hỗ trợ từ đối tác, NURA sẽ tiếp tục trở thành điểm tựa cho sức khỏe cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn.

Chúng tôi tin rằng, giấc mơ mang y tế dự phòng hiện đại đến gần hơn với mọi người dân Việt Nam đã khởi đầu đầy ý nghĩa và sẽ còn lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa.

Như ông đã chia sẻ T-Matsuoka Medical Center sau 2 năm hoạt động vẫn gặp phải vô vàn thách thức. Vậy tại sao ông phải nỗ lực đến vậy để mở ra trung tâm NURA độc lập mà không đặt trong trung tâm y khoa T-Matsuoka?

Ngày càng nhiều người quan tâm hơn đến sức khỏe, nhưng vẫn còn tâm lý e ngại khi đến các cơ sở y tế do:

Thời gian chờ đợi lâu.

Lo ngại nguy cơ lây nhiễm chéo.

Không thoải mái với môi trường căng thẳng của bệnh viện.

NURA mang đến một cách tiếp cận hoàn toàn mới trong tầm soát sức khỏe, tập trung vào sự thoải mái và hiệu quả cho khách hàng. Trung tâm cung cấp dịch vụ cho khách hàng khỏe mạnh đi kiểm tra định kỳ, có lịch hẹn trước, giúp loại bỏ thời gian chờ đợi và hạn chế tiếp xúc với người ốm, tạo ra một trải nghiệm tầm soát riêng tư và an toàn.

Quy trình được tối ưu để tiết kiệm thời gian, chỉ mất 120 phút để hoàn tất kiểm tra sức khỏe toàn diện, gặp bác sĩ tư vấn và nhận kết quả ngay tại chỗ. Với công nghệ AI tiên tiến từ Fujifilm, trung tâm có thể tầm soát sớm 14 loại ung thư và 22 bệnh lý liên quan đến lối sống, giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm – khi việc điều trị đơn giản và hiệu quả nhất.

Không gian được thiết kế khác biệt, mang đến cảm giác thư giãn như đang ở spa hay quán cà phê, thay vì sự căng thẳng thường thấy ở bệnh viện. Dịch vụ tại đây cũng được cá nhân hóa cao, đảm bảo mỗi khách hàng được phục vụ theo cách riêng tư, thoải mái nhất.

NURA không chỉ là một trung tâm tầm soát sức khỏe, mà còn góp phần thay đổi cách người Việt nhìn nhận về việc bảo vệ sức khỏe – biến nó từ một nhiệm vụ thành một trải nghiệm dễ chịu, chủ động và tích cực. 

Như ông nói, AI là thế mạnh đặc biệt của Fujifilm. Nhưng đây lại là vấn đề rất mới mẻ, có thể khó hiểu với nhiều người. Ông có thể cho biết các nghiên cứu này có cơ sở như thế nào ứng dụng ra sao tại NURA?

Tại NURA, sử dụng toàn bộ thiết bị của tập đoàn Fujifilm với ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sự an toàn, chính xác và hiệu quả của các dịch vụ tầm soát sức khỏe. Dựa trên công nghệ phát triển hiện nay, trung tâm ứng dụng AI trong hai lĩnh vực chính, giúp tối ưu hóa chất lượng y tế dự phòng và mang đến trải nghiệm chăm sóc toàn diện, hiện đại cho khách hàng.

Đầu tiên là công nghệ chụp CT liều cực thấp, tự động tính toán để giảm tối đa tác động của bức xạ tia X. So với chụp CT truyền thống có mức bức xạ cao (lên tới 24 mSv), thì chụp CT tại NURA chỉ sử dụng liều bức xạ từ 0,7 – 0,8 mSv, giảm tới 97%, nhờ công nghệ AI hỗ trợ giảm liều tia và xử lý hình ảnh tốt. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn tuyệt đối mà còn mở rộng khả năng sử dụng chụp CT trong tầm soát định kỳ, ngay cả với người khỏe mạnh. Nhờ vậy, các bất thường có thể được phát hiện ở giai đoạn rất sớm, khi việc điều trị đơn giản và ít tốn kém nhất.

Ứng dụng thứ hai là AI hỗ trợ chẩn đoán, đóng vai trò như một trợ lý toàn năng cho các bác sĩ. Công nghệ này có khả năng phát hiện các tổn thương siêu nhỏ từ 1-3mm, tự động so sánh hình ảnh với dữ liệu tiêu chuẩn, và đưa ra các chỉ dẫn chi tiết về bất thường và mức độ tổn thương. Điều này không chỉ giúp tăng tốc độ chẩn đoán mà còn đảm bảo độ chính xác cao, đặc biệt với những tổn thương mà bác sĩ có thể bỏ sót trong các giai đoạn đầu.

Các công nghệ của Fujifilm được chứng nhận bởi những tổ chức uy tín như METI (Bộ Y tế Nhật Bản) và FDA (Mỹ), khẳng định độ an toàn và hiệu quả vượt trội. Trong một thử nghiệm của Fujifilm, AI phân tích một phim giả lập trong 2 phút và phát hiện đủ 25 điểm bất thường được các chuyên gia xác nhận trước đó. So với việc các bác sỹ tự đọc bình thường, khi ứng dụng hệ thống AI sẽ không chỉ nhanh hơn mà còn chính xác hơn, đặc biệt với các tổn thương nhỏ mà con người đôi khi có thể bỏ sót.

Ông có thể chia sẻ một vài trường hợp bệnh nhân đến NURA nhờ công nghệ AI đã phát hiện bệnh sớm và nhờ vậy mà điều trị hiệu quả?

Tại NURA, sau 5 tháng hoạt động với hơn 5.000 lượt khách hàng, có 2-3% khách hàng phát hiện tổn thương nghi ngờ ác tính, việc phát hiện tổn thương từ sớm đã mang lại cơ hội điều trị hiệu quả và nhẹ nhàng cho nhiều khách hàng.

Hai lần "trúng độc đắc" ở Nhật và ước mơ xây "Trạm bảo dưỡng con người" khắp Việt Nam để ung thư không còn là bản án tử chờ đếm ngược.- Ảnh 8.

Phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn rất sớm:

Một khách hàng, 40 tuổi, không hút thuốc và không có biểu hiện bất thường, được bạn rủ đi tầm soát sức khỏe định kỳ. Qua hệ thống CT Scan liều thấp tích hợp AI, các bác sĩ phát hiện một nốt tổn thương nhỏ chỉ 6mm tại phổi. Vì kích thước dưới 1cm, không có chỉ định điều trị, khách hàng được khuyến nghị theo dõi định kỳ.

Sau 4 tháng, trong lần kiểm tra chuyên sâu, nốt tổn thương đã tăng lên 9mm – dấu hiệu cho thấy sự phát triển bất thường. Kết quả sinh thiết sau đó chẩn đoán khách hàng mắc ung thư biểu mô tuyến phổi giai đoạn rất sớm. Nhờ phát hiện kịp thời, khách hàng chỉ cần phẫu thuật nội soi mà không phải trải qua hóa trị hay xạ trị. Hiện tại, khách hàng đã phục hồi hoàn toàn, giữ được chất lượng cuộc sống nhờ tầm soát định kỳ và công nghệ phát hiện sớm.

Phát hiện khối u vú ở kích thước cực nhỏ:

Một trường hợp khác là khách hàng nữ trung niên tham gia tầm soát định kỳ với chụp nhũ ảnh (Mammogram). Kết quả phân tích AI phát hiện một khối u nhỏ nghi ngờ ác tính tại vú. Dù rất lo lắng về khả năng phẫu thuật lớn, khách hàng may mắn được điều trị bằng phương pháp hút chân không. Nhờ phát hiện khi khối u còn nhỏ, quy trình điều trị nhẹ nhàng, không gây ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ, và sức khỏe tổng thể.

Hai câu chuyện trên khẳng định rằng tầm soát sức khỏe không chỉ giúp phát hiện bệnh lý từ sớm mà còn mở ra cơ hội điều trị nhẹ nhàng, ít xâm lấn và hiệu quả hơn. Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và việc kiểm tra thường xuyên chính là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hai lần "trúng độc đắc" ở Nhật và ước mơ xây "Trạm bảo dưỡng con người" khắp Việt Nam để ung thư không còn là bản án tử chờ đếm ngược.- Ảnh 9.

Phạm vi tầm soát, chẩn đoán của công nghệ AI ở NURA hiện có hiệu quả nhất với những bệnh nào? Riêng với ung thư thì là các bệnh ung thư phổ biến nào, thưa ông?

Tại NURA, chỉ trong 120 phút kiểm tra sức khỏe tổng quát, Khách hàng được kiểm tra 22 dấu hiệu bệnh do lối sống sinh hoạt và 14 nguy cơ loại ung thư, trong đó AI hỗ trợ đặc biệt hiệu quả với 6 loại ung thư phổ biến nhất:

Ung thư phổi

Ung thư gan

Ung thư thận

Ung thư tụy

Ung thư vú

Ung thư cổ tử cung

AI cũng đặc biệt tham gia vào quá trình đánh giá điện tâm đồ của khách hàng cũng như đánh giá bệnh lí võng mạc do biến chứng của tiểu đường hay tăng huyết áp gây ra. (có thể ảnh hưởng nặng đến thị giác nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời)

Ngoài ra, các xét nghiệm khác trong gói giúp tầm soát 22 bệnh do lối sống có tỉ lệ mắc cao trong cộng đồng nhưng nhiều khi không được phát hiện sớm dẫn tới phải lệ thuộc vào thuốc suốt đời hoặc thậm chí gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy gan, suy thận. Đó là các vấn đề về Tim mạch, Tăng Huyết áp, Phổi tắc nghẽn mạn tính, Mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, gan to, gan nhiễm mỡ....

AI có nhiều điểm ưu việt, nhưng rõ ràng chưa thay thế được con người trong khám chữa bệnh? Với NURA, ngoài công nghệ AI, trung tâm có sự cộng tác, cố vấn chuyên môn của các bác sĩ trong lĩnh vực ung thư không?

"Chỉ con người mới thấu cảm và chữa bệnh cho con người"

Tôi đặc biệt tâm đắc với một câu nói: "Chỉ có con người mới thấu cảm và chữa bệnh được cho con người." Điều này nhấn mạnh rằng, dù công nghệ có phát triển đến đâu, vai trò của bác sĩ – những người đưa ra quyết định cuối cùng – vẫn không thể bị thay thế.

Hội đồng cố vấn chuyên môn tại NURA

Bên cạnh công nghệ AI tiên tiến,chúng tôi tự hào có sự đồng hành của một đội ngũ hội đồng cố vấn chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực y tế, gồm các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ung thư và chẩn đoán hình ảnh:

GS.TS.BS Mai Trọng Khoa:

Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.

Nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân Bệnh viện Bạch Mai.

PGS.TS.BS Hồ Thị Kim Thanh

Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội

Giám đốc trung tâm y học gia đình và sức khỏe cộng đồng

TS.BS Đào Văn Tú:

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng.

Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K.

TS.BS Lê Tuấn Linh:

Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh và Điện quang Can thiệp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Phó chủ nhiệm bộ môn Chẩn đoán hình ảnh – Đại học Y Hà Nội

TS.BS Đinh Huỳnh Linh

BS Bệnh viện tim mạch quốc gia

Giảng viên bộ môn Tim mạch -ĐH Y Hà Nội

Kết hợp công nghệ và con người – Hướng đi bền vững của NURA

Tại NURA, chúng tôi không coi AI là công cụ thay thế con người, mà là người bạn đồng hành đắc lực trong hành trình chăm sóc sức khỏe. Bằng sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và đội ngũ chuyên môn xuất sắc, chúng tôi hướng đến mục tiêu không chỉ phát hiện sớm và điều trị kịp thời, mà còn nâng cao trải nghiệm và chất lượng sống của mỗi khách hàng. Đây chính là cam kết và giá trị cốt lõi mà NURA mang lại.

Hai lần "trúng độc đắc" ở Nhật và ước mơ xây "Trạm bảo dưỡng con người" khắp Việt Nam để ung thư không còn là bản án tử chờ đếm ngược.- Ảnh 10.

Tài liệu về NURA có nhắc tới "tầm soát sức khỏe với chi phí hợp lý". Mức hợp lý đó là như thế nào?

Theo khảo sát của một công ty bảo hiểm nhân thọ, 72% người Việt Nam coi chi phí điều trị y tế là một gánh nặng tài chính lớn. Nguyên nhân chính là việc phát hiện bệnh muộn, khiến chi phí tăng cao do bệnh đã tiến triển nặng.

Tuy nhiên, nếu duy trì thói quen tầm soát sức khỏe định kỳ, chúng ta có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, giảm đáng kể chi phí điều trị và tăng khả năng chữa trị thành công. Đây không chỉ là cách tiết kiệm chi phí mà còn là sự đầu tư thông minh cho sức khỏe và tương lai.

NURA cung cấp gói tầm soát sức khỏe công nghệ cao với mức giá chỉ 8,6 triệu đồng/năm, tương đương 1$/ngày. Nhờ sự hỗ trợ từ Fujifilm, chúng tôi tối ưu chi phí để nhiều người có cơ hội tiếp cận dịch vụ kiểm tra sức khỏe toàn diện, giúp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn. Mục tiêu của chúng tôi là giúp mỗi khách hàng có thể bảo vệ sức khỏe một cách chủ động, dễ dàng và bền vững.

Quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo tích hợp

Ngoài việc tầm soát, chúng tôi hợp tác cùng MB Ageas – đơn vị bảo hiểm uy tín – để tích hợp quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo vào gói tầm soát. Khách hàng không chỉ được kiểm tra sức khỏe mà còn nhận thêm lớp bảo vệ tài chính, giảm bớt áp lực nếu không may phát hiện bệnh trong tương lai.

Ông có thể nói rõ hơn về sự kết hợp này?

Hồi cấp 3, trong lớp tôi có một người bạn, có bố mắc ung thư. Thời đó, bảo hiểm tự nguyện chưa phổ biến, và khi bệnh được phát hiện, gia đình bạn ấy đã gặp phải một lựa chọn đau lòng. Vì lo sợ chi phí điều trị quá cao sẽ trở thành gánh nặng tài chính, bác đã từ chối điều trị, dù cả gia đình ra sức động viên và khuyên nhủ. 

Chỉ một thời gian sau, bác qua đời. Nỗi mất mát ấy không chỉ là sự đau buồn mà còn để lại cho bạn tôi sự tiếc nuối sâu sắc: Nếu có gia đình bạn có điều kiện kinh tế tốt hơn liệu câu chuyện đã có thể đã khác?

Khởi nguồn ý tưởng – Kết hợp tầm soát sức khỏe với bảo hiểm

Sau này tôi tốt nghiệp đại học, làm cho công ty bảo hiểm Dầu khí PVI 15 năm và ra khởi nghiệp với mô hình tầm soát sức khỏe. Câu chuyện đó đã để lại trong tôi sự trăn trở và là động lực để khi đưa mô hình NURA về Việt Nam, chúng tôi cố gắng tạo ra một giải pháp toàn diện giúp mọi người không còn phải đối mặt với những lựa chọn đau lòng như vậy.

Chúng tôi hợp tác với công ty bảo hiểm MB Ageas, giới thiệu gói tầm soát NURA kết hợp bảo hiểm ung thư trong 5 năm với mức chi phí hợp lý, chỉ với mức tối thiểu 40 triệu đồng (có thể trả góp hàng tháng). Định kỳ hàng năm khách hàng sẽ tầm soát sức khỏe tại NURA, sau 3 tháng kiểm tra lần đầu tiên, nếu có một ai không may phát hiện ung thư trong bất kỳ thời điểm nào, khách hàng sẽ nhận được hỗ trợ chi phí điều trị với mức tối đa lên đến 650 triệu đồng (tùy thuộc vào độ tuổi tham gia).

Gói bảo hiểm còn được thiết kế tối ưu với khoản thưởng tài chính cho khách hàng sau 2 năm điều trị ung thư thành công, như một sự động viên và khích lệ để họ tiếp tục cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa của gói bảo hiểm

Để ra một khoản nhỏ để kiểm tra sức khỏe hàng năm là điều mà nhiều người có thể làm, nhưng nếu không may phát hiện bệnh, việc chi trả hàng trăm triệu cho điều trị là điều không phải ai cũng có khả năng thực hiện.

Chúng tôi mong rằng với giải pháp này, sẽ không còn ai phải từ chối điều trị vì lo lắng chi phí, giống như trường hợp của bố người bạn tôi ngày xưa.Sự kết hợp mang đến một mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện, kết hợp bảo đảm tài chính để cùng khách hàng xây dựng một tương lai khỏe mạnh và an lành hơn.

Hai lần "trúng độc đắc" ở Nhật và ước mơ xây "Trạm bảo dưỡng con người" khắp Việt Nam để ung thư không còn là bản án tử chờ đếm ngược.- Ảnh 11.

Còn dự án "Trạm bảo dưỡng con người" ở NURA, ông có kỳ vọng gì về mô hình này và tác động đến xã hội như thế nào? 

Với NURA, chúng tôi đặt nhiều kỳ vọng vào dự án "Trạm bảo dưỡng con người," một mô hình được truyền cảm hứng từ thành công vượt bậc của y tế Nhật Bản. Đây không chỉ là một giải pháp y tế dự phòng, mà còn là một tầm nhìn phát triển bền vững nhằm cải thiện chất lượng sức khỏe và cuộc sống của người Việt Nam.

Bài học từ Nhật Bản:

Trong những năm 1950, Nhật Bản đối mặt với thách thức về tuổi thọ thấp, bình quân chỉ 50 tuổi và gánh nặng y tế. Sự ra đời của mô hình "Ningendock" – Trạm bảo dưỡng con người, tập trung vào tầm soát sức khỏe định kỳ, đã thay đổi hoàn toàn bức tranh này.

Hiện nay, Nhật Bản có hơn 1.500 trạm Ningendock trên cả nước, thực hiện kiểm tra toàn diện giúp phát hiện sớm các bất thường sức khỏe. Thành công của mô hình này thể hiện qua:

Tuổi thọ bình quân: 87 tuổi, cao nhất thế giới.

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm điều trị ung thư: 75%, dẫn đầu toàn cầu.

Số người thọ trên 100 tuổi: Gần 100.000 người và không ngừng tăng.

Khát vọng xây dựng tại Việt Nam

Chúng tôi mong muốn đưa mô hình "Trạm bảo dưỡng con người" đến Việt Nam, giúp thay đổi tư duy chăm sóc sức khỏe từ "chữa bệnh" sang "phòng bệnh." Không chỉ dừng lại ở một trung tâm, khát vọng của chúng tôi là nhân rộng mô hình này trên cả nước, để người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ y tế dự phòng hiện đại, hiệu quả.

Tác động xã hội của mô hình

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, tôi tin tưởng mô hình trạm bảo dưỡng con người cũng sẽ giúp thay đổi thói quen và tăng cường nhận thức, khuyến khích người dân kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trong giai đoạn Covid, ai đó đã nói, khi bạn khỏe, bạn có thể có 1.000 ước mơ, khi bạn ốm, bạn chỉ có 1 ước mơ duy nhất là có sức khỏe, khi đó tác động đến xã hội cũng sẽ tích cực hơn

1. Giảm áp lực y tế tuyến cuối

Phát hiện sớm bệnh lý giúp giải quyết vấn đề từ giai đoạn đầu, từ việc thay đổi chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống, vận động để khỏe mạnh hơn, giúp giảm tải cho các bệnh viện lớn, cho phép các cơ sở y tế chuyên sâu tập trung điều trị bệnh nặng hiệu quả hơn.

2. Tiết kiệm chi phí điều trị

Chẩn đoán sớm giúp giảm đáng kể chi phí điều trị phức tạp, đặc biệt với các bệnh nghiêm trọng như ung thư, tim mạch, hoặc tiểu đường khi đã ở giai đoạn muộn.

3. Đóng góp vào phát triển bền vững

Phòng bệnh hiệu quả giúp tiết kiệm nguồn ngân sách quốc gia, giảm nhu cầu nhập khẩu thuốc men đắt đỏ. Nguồn lực này có thể được tái đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu khoa học, và phát triển kinh tế.

Xây dựng và phát triển được mô hình "Trạm bảo dưỡng con người" không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn mở ra một tương lai bền vững, nơi mỗi người dân đều khỏe mạnh, hạnh phúc hơn, và mơ ước nhiều hơn. Đây không chỉ là mô hình y tế, mà còn là sứ mệnh nhân văn – góp phần xây dựng một Việt Nam không chỉ khỏe mạnh mà còn tràn đầy giá trị tích cực và bền vững.

Cảm ơn ông, chúc ông có nhiều sức khỏe và NURA sẽ có cơ hội phát triển hơn nữa!

Tổ