Giúp người dân khai thác “kho báu cỏ cây, một DN chinh phục thành công thị trường 7 tỷ USD ở Việt Nam

24/10/2024 22:00 PM | Sản xuất

Bền bỉ hơn 15 năm, dự án này là minh chứng cho thấy trồng “cỏ cây” cũng có thể cải thiện sinh kế cho rất nhiều người dân Việt Nam.

Theo Thống kê của Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có giá trị dược phẩm cũng như tốc độ phát triển ngành dược nhanh trên thế giới. Cụ thể, thị trường dược phẩm Việt Nam đang trên đà tăng trưởng với tổng giá trị ước tính tăng từ khoảng 2,7 tỷ USD trong năm 2015 lên hơn 7 tỷ USD vào năm 2023, đồng thời dự báo đạt hơn 10 tỷ USD vào năm 2026.

Tuy nhiên, làm sao để có dược liệu sạch, đồng thời có cơ hội phát triển bền vững trong ngành dược phẩm nhiều tiềm năng, lại là bài toán trăn trở của không ít doanh nghiệp.

Một trong những doanh nghiệp luôn nỗ lực tìm lời giải cho bài toàn trên là Công ty cổ phần Traphaco. Cách đây hơn 15 năm, Traphaco bắt đầu thực hiện một dự án đặc biệt, với tên gọi GreenPlan .

GreenPlan là dự án đặc biệt của Traphaco trong hơn 15 năm qua.

Bà Đào Thúy Hà - Phó tổng giám đốc Kinh doanh và Marketing Công ty cổ phần Traphaco, cho biết, Traphaco lựa chọn sứ mệnh của mình là sáng tạo ra sản phẩm xanh để chăm sóc sức khỏe cho người Việt. Quan điểm phát triển bền vững của Traphaco được triển khai thông qua các chuỗi giá trị xanh, từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến quá trình sử dụng các công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường cũng như quá trình mang sản phẩm đạt tiêu chuẩn GACP-WHO về dược liệu sạch tới cho người tiêu dùng.

" Chúng tôi đã khởi xướng dự án Traphaco Sapa, với dự án nòng cốt là Greenplan từ cách đây hơn 15 năm. Theo đó, từ năm 2008 và chính thức năm 2010, Traphaco đã hình thành mô hình Greenplan và phối hợp với các bên, bao gồm: Người nông dân tạo vùng trồng; các nhà khoa học để tạo ra vùng trồng dược liệu tốt nhất; doanh nghiệp (Traphaco) cùng với các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương để vận động người dân tham gia vào vùng trồng ", bà Đào Thuý Hà chia sẻ.

Hơn chục năm thực hiện dự án Greenplan, đến nay, Traphaco đã xây dựng được vùng nguyên liệu trên 36.300 ha trải dài trên 24 tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Trong đó có 10 dược liệu có vùng trồng/ thu hái đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO (Actiso, Rau đắng đất, Bìm bìm, Đinh lăng, Chè dây, Cỏ ngọt, Cúc hoa vàng, Ngải cứu, Trạch tả, Dừa cạn). Ngoài giá trị về mặt y học, Traphaco cùng GreenPlan còn được xã hội ghi nhận những đóng góp tích cực cho môi trường và cộng đồng. Việc phát triển vùng trồng dược liệu đã giúp bảo tồn nguồn gen cây thuốc, bảo vệ quỹ đất và đa dạng sinh học; đồng thời còn tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế nhiều địa phương.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, không đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, dự án GreenPlan của Traphaco đã tận dụng được sức mạnh chuyển đổi số trong việc truy xuất nguồn gốc. Kết quả, dược liệu sơ chế đạt tiêu chuẩn sẽ được tiến hành đóng gói, ghi nhãn đầy đủ cùng với mã QR code theo từng lô và có hồ sơ truy xuất trên phần mềm. Mỗi hộ dân tham gia trồng dược liệu sẽ được Traphaco đào tạo, hướng dẫn để chủ động tạo dữ liệu, cập nhật thông tin theo dõi theo GACP-WHO lên phần mềm traphacoxanh.com định kỳ theo tháng.

Lần đầu tiên phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ tài chính

Đời sống và thu nhập của bà con dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ có nhiều thay đổi tích cực nhờ dự án GreenPlan.

Ông Trần Mạnh Hùng, Trưởng phòng kinh tế thị xã Sa Pa cho biết, trước đây, người dân chỉ biết trồng cây lúa, thu nhập đối với 1ha lúa khoảng 5 tấn chỉ hơn 30 triệu đồng, chưa kể phải đầu tư giống, phân bón. Vì thế, người dân địa phương chỉ nghĩ đến việc đủ ăn. Việc nghĩ đến căn nhà là điều rất xa xỉ. Tuy nhiên, từ khi bà con tham gia phát triển kinh tế nông nghiệp, trồng loại cây dược liệu actiso theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương và công ty Traphaco Sapa, đời sống của họ đã được cải thiện rõ rệt.

Rõ ràng không chỉ giúp người dân ở nhiều tỉnh, thành cải thiện sinh kế, việc trồng dược liệu của GreenPlan còn đề cao bình đẳng giới, nâng cao giá trị và trao quyền cho phụ nữ.

Đại diện Traphaco cho biết, GreenPlan đã giúp cho doanh nghiệp tạo ra được nguồn nguyên dược liệu có chất lượng cao, ổn định. Điều đó giúp Traphaco tin tưởng có thể đưa ra thị trường những sản phẩm thuốc tốt nhất cho người dùng Việt Nam. Trong quá trình này, bà con nông dân dân tộc Mông sẽ có kiến thức về thâm canh, trồng dược liệu sạch để có thu nhập tốt hơn đối với việc phát triển dược liệu trên chính những cánh đồng của mình.

Thông quá việc góp phần xây dựng và xây dựng các lý tưởng, hành động, dự án GreenPlan giúp người phụ nữ dân tộc thiểu số được chủ động về kinh tế, tự chủ được tài chính, được trực tiếp quản lý tài chính và được quyền quyết định trong việc sử dụng tài chính và các công việc của gia đình.

Nhiều bà con dân tộc thiểu số ở Sapa có thêm thu nhập nhờ trồng cây Actiso của Traphaco.

" Thông qua các buổi đào tập tập huấn do Traphaco hoặc các đơn vị tư vấn hỗ trợ, góp phần nâng cao vai trò người phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới. Các thành viên trong gia đình sẽ biết chia sẻ hơn, gia tăng kinh tế, góp phần xây dựng một gia đình, xã hội hạnh phúc hơn ", bà Đào Thúy Hà chia sẻ.

Chẳng hạn, với mô hình trồng/thu hái dược liệu từ Traphaco, các hộ dân sẽ có thu nhập từ 8,6 - 16,6 triệu đồng/ha/tháng , tương đương với hơn trăm triệu/ năm. Theo lãnh đạo nhiều địa phương đánh giá, hiệu quả của việc trồng actiso cho Traphaco cao gấp 5 lần trồng lúa, gấp 10 lần trồng ngô. Từ đó, nhiều hộ gia đình đã có thể mua được "tivi actiso", "xe máy actiso". Đặc biệt, con em của những hộ gia đình này cũng có cơ hội tới trường, giảm tình trạng lao động trẻ em ở vùng sâu vùng xa, tăng bám giữ đất của bà con dân tộc thiểu số, đồng thời giảm thiểu tình trạng du canh du cư.

Ở các vùng trồng dược liệu của Traphaco, Actiso và Đinh lăng là cây làm giàu của địa phương. Theo đại diện dự án GreenPlan, mỗi hecta Actiso trong 1 vụ trồng có thể thu lãi trên dưới 100 triệu đồng nguyên phần lá, nếu tận thu thân củ, hoa 1ha có thể thu lãi đến 200 triệu đồng. Mỗi hecta Đinh lăng cho thu nhập 250-300 triệu đồng/năm, riêng phần rễ cho thu nhập 150-200 triệu đồng/năm. Đối với Bìm bìm, cây thuốc này đang dần khẳng được vị trí của mình tại vùng đất trung du do đem lại hiệu quả cao hơn trồng các cây lương thực, cây hoa màu khác. Mỗi hecta Bìm bìm cho thu nhập 80 - 160 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, ở vùng thu hái Rau đắng đất, thu nhập của người dân cũng được cải thiện. Mỗi vụ thu hái từ tháng 4 đến tháng 10, trung bình người dân có thêm thu nhập 2 - 3 triệu/tháng.

Thu nhập của người dân ở những vùng trồng dược liệu của Traphaco được cải thiện rõ rệt trong những năm qua.

Traphaco hỗ trợ người dân trong việc trồng, chăm sóc và thu hái sản phẩm tại các vùng trồng, theo quy trình nghiêm ngặt, từ đó giúp nâng cao thu nhập và đời sống cho bà con nông dân.

" Sau 15 năm, đến nay, Traphaco đã tạo được 8 vùng trồng dược liệu đạt tiêu chuẩn. Việc phát triển bền vững đã đem đến cho doanh nghiệp tạo được các sản phẩm đông dược đảm bảo tiêu chuẩn và phát triển ổn định, bền vững được người tiêu dùng tín nhiệm ", bà Đào Thúy Hà chia sẻ.

Tiềm năng nhân rộng của GreenPlan

Vùng trồng Atiso của Traphaco.

Dự án GreenPlan là dự án phức hợp, triển khai mô hình quản lý dự án theo kiểu ma trận. Dự án đã và đang tiếp tục được phát triển với quy mô ngày càng rộng và có xu hướng tách thành các dự án nhỏ được quản lý độc lập bởi các đơn vị hợp tác với sự hỗ trợ về kỹ thuật của các thành viên chuyên trách nhóm GreenPlan và nguồn tài chính đầu tư đến từ Traphaco hoặc từ các nguồn khác.

Trong năm 2024, Traphaco tiếp tục thực hiện mục tiêu "mở rộng những miền xanh". Cụ thể, dự án GreenPlan thắp sáng bản đồ dược liệu của Traphaco bằng việc nâng số lượng vùng trồng từ 5 vùng trồng lên tổng số 10 vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO ( Actiso, Rau đắng đất, Bìm bìm, Đinh lăng, Chè dây, Cỏ ngọt, Cúc hoa vàng, Ngải cứu, Trạch tả, Dừa cạn ). Theo đó, diện tích vùng trồng, số hộ dân/ đơn vị tham gia và sản lượng thu hoạch hàng năm tăng trưởng mạnh mẽ không ngừng, đóng góp vào sự phát triển bền vững cho công ty và cộng đồng xã hội.

Mô hình dự án GreenPlan hoàn toàn có thể triển khai ở các địa phương của Việt Nam cũng như tại một số quốc gia tương tự ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, với nhiều quy mô hợp tác và trình độ khác nhau. Điều này cũng góp phần mở ra cơ hội lớn giúp Việt Nam phát triển được ngành dược liệu tương xứng với những tiềm năng to lớn mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng, đồng thời phá bỏ các nghịch lý như "sống giữa một rừng cây thuốc" nhưng nay nước ta chỉ mới chủ động được 25% nhu cầu, còn 75% phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Từ ngày 29/12/2023, CTCP công nghệ cao Traphaco, một thành viên của gia đình Traphaco, chứng nhận thành công vùng trồng cúc hoa vàng đạt chuẩn GACP-WHO, tại khu vực huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Traphaco từ một Tổ sản xuất thuốc thuộc Ty y tế Đường Sắt, thành lập ngày 28/11/1972, với 15 cán bộ công nhân viên nhiệm vụ chủ yếu pha chế thuốc theo đơn, giờ đây đã phát triển thành Công ty Dược hàng đầu Việt Nam có vốn điều lệ hơn 414,5 tỉ đồng. Công ty ổn định cuộc sống cho hơn 1434 lao động thuộc các công ty con (TraphacoSaPa, TraphacoCNC, Traphaco Hưng Yên, Bamepharm), với thu nhập bình quân người lao động luôn tăng trưởng 5-10%/năm và các đơn vị hợp tác khác (Công ty TNHH SX-TM Hồng Đài Việt, Công ty TNHH MTV Mỹ Hưng Xanh Ecoland,...); đem lại sinh kế và làm giàu cho hàng nghìn hộ nông dân ở các vùng sản xuất dược liệu.

Năm 2024, Traphaco đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 2.485 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 303 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 7% và 6% so với năm 2023.

Trong năm 2024, Traphaco nâng số lượng vùng trồng từ 5 vùng trồng lên tổng số 10 vùng trồng đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.

Trong năm 2023, dự án 'GreenPlan – Nghiên cứu, phát triển bền vững nguồn dược liệu' của CTCP Traphaco đã được vinh danh ở hạng mục "Dự án Bền vững" của giải thưởng Human Act Prize 2023.

Theo Minh Hằng

Cùng chuyên mục
XEM