Giới khoa học tranh cãi về việc liệu trẻ em có lây lan ngầm dịch Covid-19

04/05/2020 10:57 AM | Xã hội

"Điều chúng ta chưa rõ hiện nay là trẻ em có thể lan truyền virus ở mức độ như thế nào, có nghiêm trọng như giữa những người lớn với nhau hay không", Bác sĩ Danielle Zerr của Bệnh viện nhi Seattle nhận định.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, mới đây các quan chức Thụy Sĩ lại bất ngờ đề nghị nới lỏng các biện pháp cách ly với trẻ em khi cho rằng đây là nhóm đối tượng không dễ bị nhiễm bệnh.

Đề xuất này tại Thụy Sĩ đã dấy lên làn sóng tranh cái trong giới khoa học bởi dù tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 tại trẻ nhỏ khá thấp nhưng vẫn khá rủi ro bởi chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh trẻ em không dễ truyền bệnh cho cộng đồng như người lớn.

"Những trẻ nhỏ không bị nhiễm bệnh và sẽ không lan truyền virus", Giám đốc Daniel Koch của chương trình phòng chống dịch Covid-19 tại Thụy Sĩ tự tin tuyên bố.

Luận điểm của Giám đốc Koch dựa trên một báo cáo nghiên cứu mới được công bố cũng như các trao đổi của bản thân ông với các nhà dịch tễ học.

Giới khoa học tranh cãi về việc liệu trẻ em có lây lan ngầm dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Văn phòng sức khỏe cộng đồng liên bang Thụy Sĩ (SFOPH) cho biết các trẻ nhỏ dưới 10 tuổi thường khó nhiễm SARS-CoV-2. Theo đó, những trẻ em bị nhiễm bệnh thường có triệu chứng rất nhẹ và không dễ chuyển biến xấu như ở người lớn và người cao tuổi.

"Trẻ em không dễ lây truyền dịch Covid-19 ra cộng đồng cũng như không dễ nhiễm SARS-CoV-2 như ở người lớn. Bởi vậy việc mở cửa trở lại trường học không phải là vấn đề gì lớn trong tình hình dịch bệnh hiện nay", người phát ngôn của SFOPH cho biết.

Các phát ngôn của SFOPH dựa trên ngày càng nhiều những báo cáo cho thấy trẻ em không dễ nhiễm SARS-CoV-2 như ở người lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến Đan Mạch quyết định mở cửa một số trường học trở lại khá sớm vào đầu tháng 5 và Tây Ban Nha vẫn cho phép trẻ em dưới 13 tuổi vui chơi ngoài nơi công cộng.

Dẫu vậy, rất nhiều chuyên gia khoa học cũng nghi ngờ tính hợp lý của luận điểm trên. Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) cho rằng trẻ em vẫn có thể lây truyền virus cho người cao tuổi hoặc người đang mắc bệnh khác trong cộng đồng. Một số nghiên cứu cũng cho thấy trẻ em vẫn có thể lan truyền dịch Covid-19 sang cho người khác tương tự như người lớn và điều này đã làm dấy lên các tranh cãi.

"Điều chúng ta chưa rõ hiện nay là trẻ em có thể lan truyền virus ở mức độ như thế nào, có nghiêm trọng như giữa những người lớn với nhau hay không", Bác sĩ Danielle Zerr của Bệnh viện nhi Seattle nhận định.

Câu chuyện có nên nới lỏng biện pháp cách ly với trẻ em đang thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo thế giới khi áp lực mở cửa xã hội trở lại ngày một tăng. Việc cách ly lâu dài dù kiềm chế dịch Covid-19 lây lan nhưng chúng cũng gây ảnh hưởng đến kinh tế và tạo nhiều bất ổn về tâm lý trong giới trẻ.

Giới khoa học tranh cãi về việc liệu trẻ em có lây lan ngầm dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Ngoài ra, dù được học online nhưng việc ở nhà cũng ảnh hưởng đến tiến trình giáo dục, thi cử của trẻ em. Các bậc phụ huynh sẽ phải tốn thêm thời gian chăm sóc cho con cái thay vì tập trung làm việc trở lại.

Bởi vậy, việc có thể cho trẻ em đi học sớm trở lại không chỉ có lợi cho chính bản thân chúng mà còn cho cả cha mẹ và xã hội.

Trớ trêu thay, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được trẻ em sẽ không lây lan dịch Covid-19 ra cộng đồng nên chưa có một quốc gia nào dám thực sự mở cửa hoàn toàn trở lại trường học khi dịch bệnh vẫn còn trong nước.

Số liệu thống kê trẻ em nhiễm bệnh

Hiện chưa rõ nguyên nhân nhưng tính cho đến thời điểm hiện tại, số trẻ em nhiễm SARS-CoV-2 trên thế giới thấp hơn nhiều so với người lớn và người cao tuổi dù hệ miễn dịch của chúng yếu hơn.

Số liệu của CDC cho thấy chỉ có 1,7% trong số 150.000 ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Mỹ là bệnh nhân dưới 18 tuổi. Tính trên toàn thế giới, tỷ lệ này là dưới 2%.

Ngoài ra, một số thử nghiệm cũng cho thấy kết quả đáng kinh ngạc khi trẻ em không dễ nhiễm SARS-CoV-2 như ở người lớn dù tiếp xúc mầm bệnh ngoài công cộng.

Một nghiên cứu đã được thực hiện từ ngày 22/4/2020 tại New South Wales-Australia với các học sinh tiểu học. Qua đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy chỉ có 1/168 trẻ nhỏ từng tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 là có triệu chứng ốm do lây bệnh.

Giới khoa học tranh cãi về việc liệu trẻ em có lây lan ngầm dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Trước những nghiên cứu này, các quan chức Australia đang tính đến việc mở cửa hoàn toàn các trường học trở lại dù diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp. Tuy nhiên tiến sĩ Kristine Macartney, người đứng đầu nghiên cứu trên lại phản đối quyết định này. Bà cho rằng dù tỷ lệ lây lan thấp nhưng trẻ em vẫn có thể truyền nhiễm dịch Covid-19 ra cộng đồng.

Thêm nữa, nghiên cứu trên còn chưa chính xác do loại bỏ nhiều yếu tố khách quan. Đây cũng không phải một nghiên cứu khoa học mà chỉ mang tính chất kiểm kê tham số.

"Tôi không nghĩ nghiên cứu của chúng tôi nên được dùng để làm bằng chứng cho bất kỳ quyết định chính trị nào", bà Macartney thừa nhận.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng được tiến hành ở các hộ gia đình nhiễm bệnh từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản và Iran. Theo đó, chỉ khoảng 10% số trường hợp có nguồn gốc lây nhiễm là các bạn trẻ dưới 18 tuổi. Con số này thấp hơn nhiều so với khoảng 50% của dịch cúm H5N1.

Dẫu vậy, nhiều người vẫn không đồng tình với việc mở cửa trường học trở lại trong mùa dịch. Bác sĩ Zerr cho rằng kể cả khi không có triệu chứng nhiễm bệnh nhưng trẻ em vẫn có thể mang theo virus trên mũi, miệng và lây lan ra xã hội.

AB

Cùng chuyên mục
XEM