Giờ mới hiểu vì sao định vào siêu thị mua có xíu mà lúc trở ra bao giờ cũng thanh toán cả đống đồ, cứ như bị “móc túi” thế này?

20/02/2021 16:05 PM | Kinh doanh

Vô siêu thị lúc nào cũng mất cả tiếng đồng hồ mới ra được.

Bạn đã từng gặp chuyện này chưa? Định vô siêu thị mua mấy bịch giấy với gói cà phê refill, cái đi ra thanh toán hóa đơn 1 triệu. Điếng cả người nhưng đến lúc về rồi mới định hình được việc vừa xảy ra, và cũng không hiểu mình đã mua số đồ đó để làm gì (đồ ăn thì không nói, có những đồ còn chả dùng cơ). Nếu từng trải qua tình huống trên thì xin hé lộ, bạn đã “trúng bẫy” của siêu thị rồi.

Lý do chúng ta luôn chi nhiều hơn dự kiến khi vào siêu thị là do những mẹo kích thích mua sắm, đánh vào tâm lý một cách mạnh mẽ. Bạn có khi đều đã bắt gặp mà chưa từng nhận ra hay có ý định “phản kháng”.

1. Đặt giá lẻ

Giờ mới hiểu vì sao định vào siêu thị mua có xíu mà lúc trở ra bao giờ cũng thanh toán cả đống đồ, cứ như bị “móc túi” thế này? - Ảnh 1.

Có lẽ mẹo này thì kha khá người nhận ra rồi. Thay vì để 200k, siêu thị sẽ ghi giá là 199k. Trường hợp khác là ghi 68,5k, thay vì 69k. Để số lẻ như vậy sẽ khiến khách hàng cảm thấy món đồ đó có-vẻ-như-rẻ-hơn và thôi thúc việc mua hàng hiệu quả.

2. Thẻ tích điểm không chỉ để tích điểm hay nhận ưu đãi

Giờ mới hiểu vì sao định vào siêu thị mua có xíu mà lúc trở ra bao giờ cũng thanh toán cả đống đồ, cứ như bị “móc túi” thế này? - Ảnh 2.

Khi dùng thẻ thành viên/ thẻ tích điểm và được giảm giá hay nhận quà tặng, khách hàng sẽ có cảm giác mình “quan trọng”, “đặc biệt” hơn. Từ đó thôi thúc khách quay trở lại mua hàng, hoặc chỉ chung thuỷ mua tại chuỗi siêu thị đó để tích nhiều điểm hơn. Không chỉ vậy, thông qua thẻ đăng ký, siêu thị sẽ thu thập được thông tin cá nhân của bạn như tên tuổi, số điện thoại, nơi sống, hành vi mua sắm... Nhìn chung, chỉ cần kích thích và “lôi kéo” bạn tiếp tục bước vào cửa siêu thị là họ đã thành công 50% rồi.

3. Sắp xếp sản phẩm theo cặp

Giờ mới hiểu vì sao định vào siêu thị mua có xíu mà lúc trở ra bao giờ cũng thanh toán cả đống đồ, cứ như bị “móc túi” thế này? - Ảnh 3.

Bánh mì gần quầy bơ sữa, nước giải khát; đồ ăn nhanh gần quầy sốt, tương ớt… là những “công thức” sắp xếp sản phẩm phổ biến ở siêu thị. Nắm bắt tâm lý sẽ cần mua các sản phẩm sử dụng kèm nhau của khách, siêu thị sắp xếp như vậy để giảm bớt thời gian tìm kiếm cho bạn, giúp bạn đưa ra quyết định nhanh hơn.

4. Mở khu vực ăn uống

Giờ mới hiểu vì sao định vào siêu thị mua có xíu mà lúc trở ra bao giờ cũng thanh toán cả đống đồ, cứ như bị “móc túi” thế này? - Ảnh 4.

Hầu hết các siêu thị lớn ngày nay đều có quầy ăn uống để khách mua đồ ăn được chế biến sẵn, hoặc bóc các món vừa mua trên kệ ra ăn tại chỗ. Không chỉ là mẹo bán được thêm đồ ăn, đây còn là nơi để khách nạp năng lượng/ ngồi nghỉ sau đó tiếp tục mua sắm.

5. “Vô hiệu hoá” không gian - thời gian

Giờ mới hiểu vì sao định vào siêu thị mua có xíu mà lúc trở ra bao giờ cũng thanh toán cả đống đồ, cứ như bị “móc túi” thế này? - Ảnh 5.

90% các siêu thị đều không có cửa sổ hay đồng hồ. Việc này khiến khách “mất nhận thức” về thời gian bên ngoài nếu không thường xuyên kiểm tra điện thoại, như vậy sẽ nán lại ở siêu thị lâu hơn. Mà chỉ cần còn ở trong siêu thị là bạn sẽ còn mua!

6. Những tấm gương “ma thuật”

Giờ mới hiểu vì sao định vào siêu thị mua có xíu mà lúc trở ra bao giờ cũng thanh toán cả đống đồ, cứ như bị “móc túi” thế này? - Ảnh 6.

Một số quầy thực phẩm, sữa, sữa chua thường lắp thêm tấm gương phía trên khay hàng. Bạn có nhận ra công dụng của tấm gương “ma thuật” này? Về cơ bản, chúng làm đúng nhiệm vụ phản chiếu lại các món đồ phía đối diện. Nhưng nhờ vậy mà làm cho gian hàng có vẻ rộng hơn, nhiều đồ hơn, kích thích thị giác của khách hàng, tác động tới việc lựa chọn và ra quyết định mua món hàng.

Nguồn: Tổng hợp

GIA HIỂN

Cùng chuyên mục
XEM