Giáo sư nổi tiếng nói: Những đứa trẻ lớn lên trong 4 kiểu gia đình này khó trở thành sếp lớn, cách cư xử cũng kém xa bạn bè

05/01/2022 15:37 PM | Sống

Cách nuôi dạy của gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.

Xã hội phát triển, người ta mới nhận ra tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc (EQ). Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ rõ, chỉ số thông minh (IQ) chỉ chiếm 20% trong sự thành công của một người, trong khi 80% còn lại phụ thuộc vào EQ. Thực tế, rất nhiều người có IQ cao nhưng lại không thể làm lãnh đạo, vì EQ thấp.

Và EQ thấp hay cao, cũng lại phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của gia đình. Trong một buổi hội thảo, Giáo sư Lý Mai Cần - chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý tội phạm và Nuôi dạy con cái, hiện đang công tác tại Đại học Cảnh sát Nhân dân Trung Quốc đã có những trao đổi về vấn đề này.

Theo đó, Giáo sư Lý cho biết: Trẻ xuất thân trong 4 kiểu gia đình này thường có EQ thấp.

Giáo sư nổi tiếng nói: Những đứa trẻ lớn lên trong 4 kiểu gia đình này khó trở thành sếp lớn, cách cư xử cũng kém xa bạn bè - Ảnh 1.

Giáo sư Lý Mai

- Gia đình ích kỷ

Có một số cha mẹ, nhầm lẫn tính ích kỷ là thông minh. Chẳng hạn khi đi siêu thị, đến quầy hoa quả, dù thấy rõ biển "Cấm ăn thử" nhưng họ vẫn lén vặt một quả nho cho con ăn. Đứa trẻ hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy hành vi của cha mẹ nhưng sau đó lại nhanh chóng bắt chước. Mẹ thì tưởng con thông minh, nhưng thực chất là tính ích kỷ và chính người mẹ đã vô tình trở thành tấm gương xấu cho con.

Trẻ sẽ trở thành kiểu người khôn vặt, chỉ biết tham những lợi ích nhỏ nhặt của người khác. Kiểu trẻ này khi trưởng thành thường có ít bạn bè. Bởi mọi người cảm thấy kiểu người này rất vô trách nhiệm và nhỏ nhen.

- Gia đình phi xã hội hóa

Mỗi người đều phải có mối quan hệ xã hội của riêng mình. Nếu không, cuộc sống của họ sẽ ngày càng trở nên nhạt nhẽo, không cảm thấy hạnh phúc và thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp,... Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp nhiều khả năng đến từ những gia đình có ít mối quan hệ, ít giao tiếp xã hội.

Bởi vì cha mẹ ít giao tiếp với mọi người xung quanh, không có nhiều mối quan hệ bạn bè nên con trẻ cũng không được tiếp xúc với nhiều người. Do vậy, khả năng tổ chức ngôn ngữ, khả năng phát triển tư duy của trẻ cũng bị hạn chế. Trí tuệ cảm xúc của trẻ tất nhiên không thể phát triển được.

- Gia đình có bố mẹ hay cãi vã, nổi cáu với con

Có đứa trẻ nọ rất hoạt bát, vui vẻ và thông minh. Ai cũng nghĩ rằng em lớn lên sẽ phát triển rất tốt. Nhưng không ngờ, em lại bỏ học ở cấp trung học và đi biệt tăm. Sau đó, em làm một công việc bán thời gian tại địa phương.

Lý do khiến đứa trẻ trở nên như vậy, không tránh khỏi liên quan đến gia đình. Bởi vì các thành viên trong gia đình rất hay cáu kỉnh. Mỗi khi có vấn đề xảy ra, cha mẹ em thường không giữ bình tĩnh và cãi vã ỏm tỏi. Sống trong môi trường như vậy, tính cách của đứa trẻ cũng dần bị ảnh hưởng, phát triển theo chiều hướng xấu. Em không học được cách kiểm soát cảm xúc và dễ nổi đóa.

Ở lớp, đứa trẻ này thường xuyên gây gổ với các bạn trong lớp, thích chọc giận mọi người. Các bạn học đều nói em có EQ thấp. Cuối cùng, em bỏ học.

- Gia đình có bố mẹ hay đánh con 

Giáo sư Lý Mai Cần cũng cho biết, những đứa trẻ có EQ thấp cũng thường xuất phát từ những gia đình hay đánh con. Nhiều bậc cha mẹ mặc dù yêu thương con cái nhưng luôn cho rằng, "yêu cho roi, cho vọt" và khi con sai mà không đánh là chiều hư.

Trên thực tế, những đứa trẻ lớn lên trong gia đình kiểu này hầu hết có chỉ số EQ thấp. Khi trưởng thành, trẻ có tính cách khá chua ngoa, thích châm chọc người khác. Ngoài ra, đa phần những đứa trẻ này sống nội tâm hơn nên cũng khó kết bạn với mọi người.

Kiểu trẻ này giống như những con nhím, rất khó lại gần, khi lại gần sẽ bị gai đâm.

Theo Thanh Hương

Cùng chuyên mục
XEM