Giáo sư Nhật: 3 điều nhỏ nhặt cha mẹ dạy mỗi ngày, lớn lên trẻ dễ có thu nhập cao
Đó là những điều tưởng chừng rất đơn giản, nhưng lại rất cơ bản giúp trẻ tạo dựng được nền tảng tốt cho công việc cũng như cuộc sống trong tương lai.
Con trẻ cần được dạy để làm tốt từ những điều tưởng như đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, cha mẹ cần giúp trẻ có được ý thức làm tốt từ những công việc đơn giản, từ những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt nhất. Có như vậy, sau này lớn lên khi các con đứng trước các sự việc lớn hay trước các công việc phức tạp, vẫn luôn có thái độ và suy nghĩ đúng đắn, từ đó mà có được quyết định hành động đúng đắn.
Đó là những điều tưởng chừng rất đơn giản, nhưng lại rất cơ bản giúp trẻ tạo dựng được nền tảng tốt cho công việc cũng như cuộc sống trong tương lai.
Giáo sư Koichi Shimizu của Trường Đại học Tổng hợp Osaka, Nhật Bản cho biết: Nếu các bậc cha mẹ khéo nuôi dạy con, thì thu nhập hàng năm trong tương lai của các con họ có thể đạt mức cao và không bao giờ lo bị thua thiệt trong cuộc đua tài chính.
Ông Koichi Shimizu chỉ ra rằng, các bậc cha mẹ nên dạy con 3 kỹ năng quan trọng dưới đây để tương lai của chúng tươi sáng hơn.
1. Khả năng tự kiểm soát
Nuôi dưỡng khả năng tự kiểm soát của trẻ là một trong những điều có ý nghĩa hết sức quan trọng vì đó chính là những kỹ năng cần thiết nhất cho sự thành công và hạnh phúc của trẻ sau này. Thông qua học hỏi để tự kiểm soát bản thân, trẻ có thể có những quyết định phù hợp và phản ứng lại các tình huống căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày theo cách tốt nhất để có được hệ quả tích cực.
Cha mẹ cần giúp trẻ xây dựng những thói quen tốt từ khi còn nhỏ, ngay từ việc mặc quần áo, cách ăn uống, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, thậm chí áp dụng cho cả thời gian đi dạo phố. Những việc này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen cơ bản, và từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ, trong đó phải kể đến công việc, thu nhập và thậm chí trong cả cuộc sống gia đình sau này.
Giáo sư Koichi cũng chỉ ra rằng lời nói, hành vi, cả cách đi đứng của bố mẹ đều được nhận định là có ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của trẻ. Trẻ cần được dạy cách đứng thẳng, đầu thẳng, ngực hơn ưỡn về phía trước, luôn ngồi thẳng lưng. Việc điều chỉnh tư thế đứng và ngồi không chỉ giúp dáng người đẹp hơn mà còn tăng cường khả năng tập trung của trẻ. Trẻ cũng cần được dạy cách nói năng thể hiện sự chân thành, lòng biết ơn trước sự giúp đỡ của người khác. Đặc biệt không nói dối, không nói phóng đại sự việc. Tất cả những điều này cần được giáo dục tới trẻ, để chúng kiểm soát hành vi, lời ăn tiếng nói.
3. Tiết kiệm
Khổng Minh Gia Cát Lượng đã từng dạy con rằng: “Hành vi của người quân tử là phải yên tĩnh mà tu thân, cần kiệm để bồi dưỡng đức, nếu không sống đạm bạc thì không thể đạt được những gì cao xa. Người quân tử khi học là phải tĩnh lặng, rồi mới có trí tuệ thực sự để học hỏi, không học thì không có tài năng rộng lớn, không có chí hướng thì cũng không thể thành tài được”.
“Góp gió thành bão”, “tích tiểu thành đại” là những câu nói lên tầm quan trọng của việc tiết kiệm trong đời sống. Cha mẹ nên bồi dưỡng cho trẻ thói quen tiết kiệm, điều đó cũng thể hiện được sự trân trọng đối với công sức lao động của cha mẹ, cũng có lợi cho việc nâng cao khả năng sinh hoạt độc lập cho trẻ.
Thói quen lãng phí, xa xỉ không đơn giản chỉ là vấn đề lãng phí tiền, mà nguy hiểm ở chỗ khiến trẻ hình thành thói quen chỉ biết hưởng thụ, lười lao động, không biết nỗ lực, chỉ muốn nhận không muốn cho, sau này trưởng thành sẽ khó thành tài, thậm chí có thể dễ dàng phạm tội. Do đó, cha mẹ cần tích cực áp dụng những biện pháp hiệu quả, giúp trẻ hình thành thói quen tiết kiệm.
Bồi dưỡng cho trẻ hình thành thói quen tiết kiệm còn có thể giúp trẻ tập trung năng lực, bỏ tâm sức vào việc học hành tạo cơ sở tốt cho thành công của trẻ ở tương lai. Tiết kiệm còn bồi dưỡng cho trẻ ý chí kiên cường và tinh thần không lùi bước trước khó khăn, đó cũng là tài sản lớn của đời người. Những điều này đối với sự trưởng thành của trẻ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Nếu sớm thiết lập 3 thói quen trên cho trẻ, chắc chắn sau này con của bạn có nhiều khả năng thành công, hạnh phúc.
2. Kiên nhẫn
Người nghèo sở dĩ lâm vào hoàn cảnh khó khăn chính là vì bản thân tự làm phức tạp mọi thứ, thiếu thông tin và niềm tin không kiên định trong thời gian dài.
Nhà kinh tế Gary Baker từng nói: Sự giàu có luôn dạy con người về việc đầu tư thời gian và nhẫn nại nhất có thể.
Hàm ý câu nói này còn có nghĩa:
Nghèo đói xuất phát từ việc thiếu kiên nhẫn.
Tích lũy quá lâu, bỏ cuộc
Giáo dục quá dài, bỏ cuộc
Thay đổi quá dài, hoàn toàn bỏ cuộc
Thế giới trong mắt người nghèo thường là hai chữ "bỏ cuộc" khi một việc gì đó diễn ra lâu hơn sự mong đợi của họ. Điều này cũng có nghĩa họ sẽ đánh mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Rất nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh khốn cùng chỉ vì thích đem tiền mua đồ đắt tiền hơn là dùng để tiết kiệm. Bởi vì, dự phòng trước mọi thứ là chuyện quá xa vời.
Trong giáo dục, "tư duy người nghèo" còn thể hiện rõ ràng hơn ở việc đòi hỏi kết quả nhanh. Muốn con cái sau này có khả năng thành công cao, ngay từ nhỏ, cha mẹ phải rèn cho con tính nhẫn nại. Nhớ rằng, 'không có lối tắt tới thiên đường', đừng mong
Theo Visiontimes