Giáo dục tệ hại của một gia đình: Cha không là hình mẫu, mẹ chỉ chạy theo kết quả, con cái chẳng biết lập kế hoạch

29/08/2023 11:45 AM | Sống

Cha mẹ cần cùng nhau xác định rõ các mục tiêu, giá trị giáo dục của gia đình, hỗ trợ tinh thần cho trẻ và thiết lập một bầu không khí ấm áp, vui vẻ để trẻ được phát triển tốt nhất.

Gia đình là môi trường ban đầu để trẻ lớn lên. Việc giáo dục của cha mẹ đối với trẻ rất quan trọng. Tuy nhiên, một số gia đình lại rơi vào tình cảnh bế tắc, đó là cha không là hình mẫu, mẹ chỉ chạy theo kết quả, dẫn đến việc con cái chẳng biết lập kế hoạch.

Môi trường gia đình này ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý và giáo dục của trẻ.

1. Cha không là hình mẫu

Người cha đóng vai trò quan trọng trong gia đình. Cha là người đứng đầu, là tấm gương của gia đình. Cha thường chịu trách nhiệm về việc đảm bảo kinh tế cho cả nhà.

Bên cạnh đó, cha còn đóng vai trò là hình mẫu chuẩn mực về lối sống, tác phong, đạo đức giúp con hình thành tính kỷ luật, tự giác và biết chịu trách nhiệm. Người cha cũng có thể hỗ trợ con về mặt tinh thần, giúp trẻ phát triển toàn diện.

Giáo dục tệ hại của một gia đình: Cha không là hình mẫu, mẹ chỉ chạy theo kết quả, con cái chẳng biết lập kế hoạch - Ảnh 1.

Sự hỗ trợ về mặt tinh thần của người cha rất quan trọng. (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, nếu người cha không có khuôn khổ, thiếu những giá trị, nguyên tắc đạo đức sẽ có tác động tiêu cực đến việc giáo dục con cái. Cha là hình mẫu rõ ràng nhất cho con cái. Mọi lời lới, việc làm của cha đều tác động sâu sắc đến thói quen, văn hoá ứng xử của trẻ.

Đặc biệt, sự hỗ trợ về mặt tinh thần của người cha rất quan trọng. Nếu cha không gần gũi chia sẻ, trẻ rất có thể cảm thấy bất an, cô đơn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập và các kỹ năng xã hội của trẻ.

2. Mẹ chỉ chạy theo kết quả

Người mẹ đóng vai trò chăm sóc, giáo dục con cái trong gia đình. Mẹ chịu trách nhiệm chăm sóc hàng ngày và hỗ trợ tinh cho trẻ, mang đến sự ấm áp, an toàn cho trẻ.

Người mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cảm xúc và hình thành lòng tự trọng của trẻ. Họ thường chú ý nhiều hơn đến việc giao tiếp và thể hiện cảm xúc, giúp trẻ thiết lập kết nối cảm xúc và điều tiết cảm xúc.

Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ quan tâm đến kết quả mà bỏ qua quá trình thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của con. Nếu người mẹ chỉ theo đuổi điểm số và thành tích bên ngoài mà bỏ qua nhu cầu bên trong và sự phát triển nhân cách, trẻ có thể phải chịu áp lực học tập quá mức. Áp lực quá mức để đạt được kết quả có thể dẫn tới sự lo lắng, lòng tự trọng thấp và giảm động lực học tập.

Các bà mẹ nên khuyến khích trẻ phát huy tính tự chủ, sáng tạo, nuôi dưỡng sự hứng thú và khả năng tư duy học tập. Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ tập trung vào kết quả và không cho trẻ đủ tự do, không gian để khám phá, trẻ có thể mất đi cơ hội phát triển tính tự chủ và sáng tạo.

Giáo dục tệ hại của một gia đình: Cha không là hình mẫu, mẹ chỉ chạy theo kết quả, con cái chẳng biết lập kế hoạch - Ảnh 2.

Nếu mẹ chỉ quan tâm đến kết quả mà bỏ qua quá trình thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của con. (Ảnh minh hoạ)

3. Con cái chẳng biết lập kế hoạch

Trong một gia đình, nếu người cha không là hình mẫu, mẹ chỉ chạy theo kết quả thì con cái sẽ khó học được cách hoạch định tương lai. Trẻ là đối tượng chính của sự tăng trưởng và phát triển trong gia đình.

Trẻ cần học hỏi, khám phá và phát triển khả năng của mình. Thông qua sự tương tác và ảnh hưởng của cha mẹ, trẻ sẽ thiết lập những gắn bó an toàn, học hỏi các chuẩn mực và giá trị xã hội. Từ đó dần dần phát triển tính độc lập, tự chủ cho riêng mình.

Vai trò của cha mẹ là giúp trẻ thiết lập các mục tiêu, kế hoạch và hướng dẫn trẻ chạm tới ước mơ. Tuy nhiên, nếu trẻ không được hướng dẫn, nuôi dạy đúng cách ngay từ khi còn nhỏ, trẻ có thể thiếu khả năng định hướng, lập kế hoạch, cảm thấy mơ hồ về tương lai.

Chính vì vậy, cha mẹ cần cùng nhau xác định rõ các mục tiêu, giá trị giáo dục của gia đình, hỗ trợ tinh thần cho trẻ và thiết lập một bầu không khí ấm cúng, vui vẻ để trẻ được phát triển tốt nhất.

Hãy chú ý đến quá trình trưởng thành của trẻ, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của trẻ chứ không chỉ tập trung vào kết quả. Hãy cho trẻ đủ tự do và không gian để khám phá, trau dồi tính tự chủ và sáng tạo để trẻ phát triển khả năng tư duy, cách giải quyết vấn đề độc lập.

Theo Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM