Giám đốc bức xúc khi nói 1 mình trong nhóm chat, Gen Z thản nhiên: “Em bị trôi tin nhắn”
Ở góc độ của người làm sếp cũng có nhiều nỗi “ám ảnh” mà không phải ai cũng dám nói ra.
Silent treatment - im lặng độc hại là cụm từ hay được nhắc đến trong các mối quan hệ tình cảm. Hiểu nôm na là một chiến thuật thao túng tâm lý độc hại khiến cho vấn đề xảy ra trong mối quan hệ không được giải quyết. Điều này có thể khiến đối phương cảm thấy bức bối, tổn thương, tức giận và cảm thấy bản thân bị xem nhẹ.
Tuy nhiên cụm từ này giờ cũng đã nhen nhóm xuất hiện nhiều trong các mối quan hệ tại môi trường công sở. Đặc biệt là giữa sếp và nhân viên khi một người cứ miệt mài nhắn trao đổi công việc nhưng phía còn lại rơi vào im lặng, không nêu ra ý kiến cũng không phản hồi.
Đương nhiên, việc im lặng gây ra khá nhiều ảnh hưởng trong tiến độ công việc. Ngoài ra, điều này còn được đánh giá là cách ứng xử thiếu chuyên nghiệp trong môi trường làm việc khiến bất cứ người làm sếp, lãnh đạo nào cũng cảm thấy khó chịu. Bởi không chỉ khiến công việc dồn đọng khó giải quyết mà còn khó nắm bắt được tâm lý nhân viên, tiến độ cũng như mong muốn để điều chỉnh mọi thứ trở nên “mượt mà” hơn.
Tối kỵ trong văn hoá chat công sở: “Em bị miss tin nhắn”
Chị Hằng Minh (35 tuổi, Hà Nội) hiện đang là Giám đốc Dự án của một công ty truyền thông cho biết tình trạng này thường xảy ra nhiều nhất với thế hệ nhân viên độ tuổi Gen Z. Đặc biệt là khi đã làm việc được một thời gian dài, nhiều nhân viên có tâm lý không đối thoại với sếp, không còn “sợ” sếp nên thể hiện thái độ hời hợt, việc của mình mình làm mà không cần trao đổi với ai.
Cũng theo chị Hằng Minh, bản thân đã phải trải qua nhiều lần nhắn tin trong nhóm công việc nhưng không ai phản hồi. “Những khi nhắn giao công việc hoặc nhắc việc chung trong nhóm, thường các bạn không có động thái phản hồi. Các bạn sẽ đùn đẩy cho người này, người kia vì đó là tin nhắn chung nên cảm giác như không ai cho rằng mình có trách nhiệm trả lời. Phải đến khi trực tiếp tag tên từng người, mới nhận được câu trả lời hoặc đôi khi chỉ là những nút thả tim, thả like”.
Tương tự, chị Liên Phương (40 tuổi) đảm nhận công việc trưởng phòng Marketing của một công ty tại Hà Nội cũng cho hay: “Các bạn trẻ có rất nhiều lý do để không trả lời tin nhắn của sếp. Nhiều nhất vẫn là những lý do có phần vô lý, chống chế như: “em bị miss tin nhắn”. Hoặc, nhiều bạn sẽ có tâm lý rằng không trả lời để tập trung hoàn thành deadline, sau đó sẽ phản hồi một thể”.
Ngoài ra, có một số lý do nữa cũng được các sếp xác nhận thường xuyên được nhận từ nhân viên chính là: “Em định trả lời tin nhắn sếp nhưng vì mải làm việc nên quên mất”, “mọi người chat chung trong nhóm nhiều thông tin nhiễu loạn quá nên em bị sót tin nhắn”,... Do đó nhìn chung, các sếp đều cho rằng không rõ có thực sự nhân viên bị trôi, bị sót tin nhắn thật hay không nhưng việc nhắn tin không ai trả lời là điều tối kỵ trong văn hoá chat nơi công sở.
Người làm sếp “mắc kẹt” giữa nhân viên và khách hàng
Nhiều lần bị nhân viên “silent treatment”, đương nhiên chị Hằng Minh và Liên Phương đều cảm thấy khó chịu, bực mình khi cứ một mình nhắn tin trong vô vọng. Trong khi đó, các đầu việc vẫn còn dang dở, còn nhân viên thì dù được nhắc tên trực tiếp vẫn không phản hồi về tiến độ công việc.
“Với mình, việc thưa gửi là nghi thức tối thiểu trong văn hoá giao tiếp công sở. Chỉ đơn giản khi sếp gọi hay nhắn tin, dù bận đến mấy nhân viên cũng cần phải có lời hồi đáp. Có thể thẳng thắn nói rằng: “Em đây, chị chờ em chút xíu” cũng được chứ không thể im re để sếp nhắn và chờ trong vô vọng như vậy được”, chị Minh bày tỏ.
Chị Minh cũng cho rằng trong môi trường làm việc qua tin nhắn là chủ yếu thì hành động không phản hồi khiến các sếp, cảm thấy hoang mang, bối rối vì không biết tin nhắn đã gửi thành công hay chưa, có sự cố đường truyền nào xảy ra không. “Cũng chính bởi các bạn thường lấy lý do mạng lag, bị trôi tin nhắn nên lại càng cần các bạn phải phản hồi ngay từ tin nhắn đầu tiên của sếp. Bởi người nhắn cần chắc chắn rằng nhân viên đã đọc tin nhắn và nhân viên phải có dấu hiệu để sếp nhận thấy điều đó để giao việc, nghiệm thu,...”, chị Hằng Minh chia sẻ.
Còn với chị Liên Phương, việc phản hồi sếp trong công việc thứ nhất là về phép cư xử, thứ hai là về nhịp độ công việc và cuối cùng là tính chuyên nghiệp.
Chị Liên Phương cho hay: “Khi giao việc, mình cần các bạn trả lời để biết có làm được việc này hay không. Nhất là những đầu việc gấp, đôi khi còn để mình trả lời với đối tác bên ngoài nữa, nên không thể nào cứ chờ đợi các bạn đùn đẩy, silent treatment trong nhóm chat chung.
Xét về tính chuyên nghiệp, việc các bạn trả lời ‘vâng ạ’, hay ‘ok anh/chị’ không mất quá nhiều thời gian nên mình không đồng cảm với bất cứ lý do nào được đưa ra cho việc im lặng. Như vị trí của mình thường làm việc với đối tác, họ email rất nhiều vấn đề và dù chưa thể xử lý ngay mình cũng vẫn phải reply rằng đã nhận thông tin và sẽ phản hồi lại sau. Nên mình rất khó chịu, ức chế nếu cứ một mình nhắn tin và không ai trả lời”.
Mềm không được, rắn không xong: Mách cho các sếp cách này xử lý cực gọn!
Thông thường, khi nhắn tin trong nhóm nhưng không ai trả lời các sếp đều có phản ứng tiếp theo là tag cả nhóm hoặc tag từng nhân viên vào nhận việc. Ngoài ra, nếu là công việc gấp, một số sếp còn lựa chọn trực tiếp gọi điện cho nhân viên cần giao việc để trao đổi. Còn với những tình huống không quá gấp, nhiều sếp cũng đều “mặc kệ” tin nhắn ở đó, vài tiếng không ai trả lời sẽ nhắc nhở 1 lần. Đến khi tình trạng xảy ra nhiều lần mới có hình thức chấn chỉnh tác phong làm việc của nhân viên.
Chị Hằng Minh bày tỏ: “Thực tế dù có nhắc nhở thì vẫn không thể giải quyết triệt để. Thỉnh thoảng vẫn sẽ có những lúc công việc ngắt quãng vì những lý do trên. Hơn nữa, nếu làm quá nghiêm khắc đôi khi cũng sẽ gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa sếp - nhân viên. Và nếu không có tiếng nói chung, không còn tôn trọng đối phương thì rất khó để tiếp tục làm việc”.
Theo đó, để “hoá giải” nỗi bức xúc khi bị silent treatment của các sếp, ứng dụng nhắn tin Lotus Chat đã phát triển nhiều tính năng hữu ích để phục vụ trong công việc.
Một trong số đó là Trợ lý nhắc việc ảo Lota. Tính năng này có thể sử dụng riêng như một khung chat với cá nhân hoặc cũng có thể thêm vào các nhóm chung. Lota sẽ có nhiệm vụ nhắc việc đúng từng giờ, từng phút chỉ qua một vài thao tác nhập lệnh đơn giản. Hơn nữa, khi có trợ lý ảo Lota trong các nhóm chat chung công việc, các sếp sẽ bớt một phần việc phải nhắc lịch họp hay “đi giục” nhân viên trả deadline mà không ai phản hồi. Ngoài ra, nhân viên cũng không bị áp lực phải đối thoại quá nhiều với cấp trên, mà chỉ cần nhìn Lota nhắc lịch để follow tiếp theo nhịp công việc.
Bên cạnh đó, những lý do “em bị miss tin nhắn” chắc chắn sẽ không còn khả dụng trong Lotus Chat bởi sếp có thể pintop cho từng cá nhân để giao việc. Chia việc dễ dàng mà đảm bảo không bị loạn trong các nhóm chat đông người. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng tính năng Convo trong Lotus Chat để bàn việc theo chủ đề, nhóm người mà tránh bị làm xao lãng, nhiễu loạn thông tin bởi những tin nhắn khác.