Gây kinh ngạc ở sự kiện quốc tế 100.000 người: Vi An là ai mà đưa Việt Nam gõ cửa "mỏ vàng" 300.000 tỷ?

12/05/2024 21:05 PM | Công nghệ

Việt Nam chính thức ra mắt Human AI đầu tiên trước giới công nghệ toàn cầu. Loạt "ông lớn" bày tỏ sự ngạc nhiên khi đây là sản phẩm do Việt Nam phát triển.

Tại phiên khai mạc Hội nghị Di động Thế giới (MWC 2024) diễn ra vào cuối tháng 2 năm nay ở Barcelona (Tây Ban Nha), Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã chính thức giới thiệu tới cộng đồng công nghệ toàn cầu Vi An – Human AI (AI Digital Human) siêu thực hay người ảo siêu thực đầu tiên của Việt Nam.

Trong khuôn khổ sự kiện có quy mô hơn 100.000 người tham dự (đến từ 205 quốc gia và vùng lãnh thổ), Vi An đã cho thấy bước đột phá trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của Viettel nói riêng và Việt Nam nói chung.

Gây kinh ngạc ở sự kiện quốc tế 100.000 người: Vi An là ai mà đưa Việt Nam gõ cửa

Viettel công bố người ảo Vi An tại MWC 2024. Ảnh: Viettel

Được thiết kế với làn da, ánh mặt và mái tóc chân thật như người thực, kết hợp với phong cách GenZ đặc trưng, Vi An nhanh chóng nhận được nhiều sự chú ý. Sản phẩm này do các kỹ sư Việt Nam phát triển, trong đó ứng dụng công nghệ MetaHuman mới nhất, kết hợp với hệ thống Ngôn ngữ lớn (LLM - Large Language Model) do Viettel tuỳ chỉnh và đào tạo liên tục.

Điểm nổi bật của Vi An là chất lượng siêu thực, được đánh giá vượt trội các KOL ảo (Key Opinion Leader - nhân vật có sức ảnh hưởng) của Mỹ, Nhật, Thái và ngang ngửa với người ảo Oh Rozy của Hàn Quốc. Bên cạnh đó là khả năng nhận diện ngôn ngữ tự nhiên, cập nhật thông tin và tương tác thông minh, linh hoạt vượt trội Chat GPT.

Trong suốt 4 ngày triển lãm, Vi An đã trả lời gần 2.000 câu hỏi bằng nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…, gây ấn tượng lớn cho quan khách.

Gây kinh ngạc ở sự kiện quốc tế 100.000 người: Vi An là ai mà đưa Việt Nam gõ cửa "mỏ vàng" 300.000 tỷ? - Ảnh 2.

Gây kinh ngạc ở sự kiện quốc tế 100.000 người: Vi An là ai mà đưa Việt Nam gõ cửa "mỏ vàng" 300.000 tỷ? - Ảnh 3.

Gây kinh ngạc ở sự kiện quốc tế 100.000 người: Vi An là ai mà đưa Việt Nam gõ cửa "mỏ vàng" 300.000 tỷ? - Ảnh 4.

Gây kinh ngạc ở sự kiện quốc tế 100.000 người: Vi An là ai mà đưa Việt Nam gõ cửa "mỏ vàng" 300.000 tỷ? - Ảnh 5.

Gây kinh ngạc ở sự kiện quốc tế 100.000 người: Vi An là ai mà đưa Việt Nam gõ cửa "mỏ vàng" 300.000 tỷ? - Ảnh 6.

Vi An là người ảo siêu thực đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Instagram @vian.righthere

Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, đại diện Viettel cho biết: "Vi An có thể trả lời và phản hồi mọi câu hỏi về hầu hết các lĩnh vực người dùng đặt ra như đời sống, văn hoá du lịch, dịch vụ, thông tin thương hiệu Viettel.

Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo này có khả năng suy luận dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) nên có những màn đối đáp rất tự nhiên và thú vị với người dùng".

Bên cạnh đó, giống như ChatGPT, Vi An "có khả năng chặn lọc những thông tin nhiễu và từ chối những câu hỏi mang tính tiên đoán tương lai hay đi ngược lại với quy chuẩn xã hội".

Gây kinh ngạc ở sự kiện quốc tế 100.000 người: Vi An là ai mà đưa Việt Nam gõ cửa

Ấn tượng chung của các chuyên gia công nghệ có mặt tại MWC 2024 là Vi An thực sự thông minh, có thể linh hoạt đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi.

Ông Thomas Kittner - kỹ sư cấp cao của tập đoàn Mazda Motor Europe GmbH (Tây Ban Nha) đánh giá cao Vi An ở 3 khía cạnh: tạo hình 3D siêu thực, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và holobox thể hiện hình ảnh vô cùng thu hút, sáng tạo.

Gây kinh ngạc ở sự kiện quốc tế 100.000 người: Vi An là ai mà đưa Việt Nam gõ cửa

Trong khi đó, nhân sự từ Meta (Facebook) và đại diện đến từ Nvidia (tập đoàn Mỹ với thế mạnh về chip và AI) tỏ ra ngỡ ngàng trước khả năng của Vi An, bởi ban đầu họ đều cho rằng đây đơn thuần là một "concept" – sản phẩm mang tính ý tưởng tương lai. Không ngờ, Vi An lại có thể trả lời thuần thục các câu hỏi.

Bà Maria Pilar Merchante Hernandez, Giám đốc Chiến lược và Phân tích của TPG Mediabrands - đơn vị phụ trách hướng dẫn các đoàn doanh nghiệp Tây Ban Nha khen ngợi Vi An là "một sản phẩm tuyệt vời, có thể hiểu nhu cầu của khách hàng, trò chuyện giao tiếp".

"Công nghệ này sẽ cách mạng hóa trải nghiệm khách hàng" - Bà Hernandez nói.

Viettel cho biết, tập đoàn đã áp dụng Human AI vào tương tác với khách hàng ngay từ năm 2023.

Khi khách hàng gọi đến tổng đài Viettel video call để hỗ trợ xác thực thuê bao (KYC), cô trợ lý ảo – với cử chỉ, điệu bộ "không hề giả trân" – đã hướng dẫn các thao tác thay cho nhân sự thực tế. Một số khách hàng cho hay, đến khi xong việc, nhìn thấy nhiều người xung quanh cùng được hướng dẫn bởi một cô tổng đài viên giống nhau, họ mới biết đó là nhân sự được tạo nên nhờ công nghệ.

"Người ảo" Vi An ra mắt tại Hội nghị Di động Thế giới (MWC 2024) tổ chức ở Tây Ban Nha tháng 2/2024. Nguồn: Viettel

Tại Việt Nam, Vi An ra mắt vào ngày 21/5/2023 trong sự kiện Đại nhạc hội Viettel Y- FEST với vai trò Đại sứ ảo siêu thực đầu tiên tại Việt Nam. Human AI này được xây dựng kênh Instagram riêng, cập nhật những nội dung về thời trang, phong cách sống, cùng các bí kíp sử dụng công nghệ phục vụ cho cuộc sống.

Nhiều người bất ngờ khi Vi An đã hoạt động trên Instagram từ năm 2022 nhưng không ai phát hiện ra đây là người ảo. Tài khoản Instagram của Vi An hiện đã có hơn 35.100 người theo dõi.

Gây kinh ngạc ở sự kiện quốc tế 100.000 người: Vi An là ai mà đưa Việt Nam gõ cửa

Theo tạp chí Forbes (Mỹ), "Digital Human" có thể được định nghĩa một cách đơn giản, đó là "phiên bản nhân hóa" của các trợ lý ảo (như Siri, Alexa, Google Assistant) và chatbot. Chúng chủ yếu được thiết kế để bù đắp cho sự thiếu sót khi chatbot chỉ có thể tương tác với người dùng băng văn bản.

Trong khi đó, theo Sách Trắng có tựa đề "AI Digital Human: Động lực mới cho phát triển kinh tế kỹ thuật số" do Sense Time - một trong những tập đoàn về trí tuệ nhân tạo lớn nhất Trung Quốc xây dựng, Digital Human được mô tả như một mô hình AI tiên tiến và thông minh đang trên đà phát triển, thậm chí có thể sánh ngang với con người.

Gây kinh ngạc ở sự kiện quốc tế 100.000 người: Vi An là ai mà đưa Việt Nam gõ cửa

Nguồn: Sense Time

Digital Human có thể được chia làm 5 cấp độ, dựa trên mức độ tự chủ và tương đồng với con người. Trong đó, Digital Human cấp độ 4 có thể đạt được những tương tác thông minh giống con người bằng cách thực hiện các nét mặt và chuyển động cơ thể tự nhiên trong hầu hết các trường hợp.

Bên cạnh đó, tương tác thông minh của Digital Human ở cấp độ này có thể được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp dịch vụ và nhiều tình huống.

Oh Rozy – người ảo của Hàn Quốc, không chỉ có khả năng thể hiện các cảm xúc và hành động như con người mà còn tham gia vào các hoạt động như ký kết hợp đồng quảng cáo, tham gia vào các chương trình thời trang ảo và phát hành âm nhạc. Do đó, Oh Rozy có thể được phân loại ở Digital Human cấp độ 4. Vi An của Viettel cũng được cho là đang ở mức này.

So sánh Vi An và một số "đại sứ ảo" trên thế giới. Nguồn: ADT Global

Tại Trung Quốc, Sense Time cho biết, họ đã tạo ra Human AI siêu thực Xiao Ning để đảm nhiệm vai trò quản lý sảnh tại chi nhánh Thượng Hải của Ngân hàng Ninh Ba.

Theo China Daily, Xiao Ning có thể tương tác tự nhiên với khách hàng, trả lời tất cả các loại câu hỏi kinh doanh phức tạp và được xếp vào Digital Human cấp độ 4. Tuy nhiên, xét về độ siêu thực thì Xiao Ning chưa đạt được tới độ chân thực như của Oh Rozy và Vi An.

Digital Human cấp độ 5 thường đòi hỏi những khả năng tương tác và tự học tiên tiến hơn, có thể đưa ra quyết định như một con người thực sự.

Luan Qing, tổng giám đốc kinh doanh văn hóa và giải trí kỹ thuật số tại SenseTime cho biết, hiện nay trên thế giới, Digital Human cấp độ 5 mới chỉ dừng lại ở một khái niệm.

Gây kinh ngạc ở sự kiện quốc tế 100.000 người: Vi An là ai mà đưa Việt Nam gõ cửa

Tian Feng – người đứng đầu Viện nghiên cứu Công nghiệp Thông minh của SenseTime cho biết, dịch vụ thông minh mà Digital Human cung cấp có thể giúp tăng năng suất hoạt động đáng kể, tạo điều kiện tích hợp giữa nền kinh tế kỹ thuật số và nền kinh tế vật chất.

Theo báo cáo của công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Gartner Inc. (Mỹ), thị trường Digital human toàn cầu đã đạt giá trị 11,3 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt 125 tỷ USD vào năm 2035, thậm chí 440,3 tỷ USD vào năm 2031.

Trong thị trường này, những người ảo giữ vai trò KOL như Vi An mang lại tiềm năng lớn. Một loạt thương hiệu đang áp dụng KOL ảo để kết nối với nhóm khách hàng trẻ tuổi và tạo nên những trải nghiệm khách hàng độc đáo.

Gây kinh ngạc ở sự kiện quốc tế 100.000 người: Vi An là ai mà đưa Việt Nam gõ cửa

Hãng thông tấn Sputnik (Nga) dẫn dự báo của tổ chức nghiên cứu thị trường độc lập MarketsandMarkets cho hay, vào năm 2025, tổng quy mô thị trường KOL ảo sẽ đạt 13,8 tỷ USD (khoảng hơn 350 nghìn tỷ đồng) với mức tăng trưởng kép (CAGR) là 48.4%.

Theo ông Võ Tự Đức, chuyên gia Google Workspace người Việt đầu tiên của Google tại Đông Nam Á, KOL ảo mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm khả năng hiện diện 24/7, tăng khả năng kiểm soát và sự linh hoạt, tiết kiệm chi phí và tạo ra được sự nhất quán giữa KOL ảo với nhận diện thương hiệu.

Trường hợp của Oh Rozy, ngay sau khi ra mắt vào tháng 8/2020, KOL ảo này đã nhanh chóng trở nên phổ biến tại Hàn Quốc và bắt đầu nhận được hợp đồng từ các công ty bảo hiểm, cửa hàng tiện lợi và các nhãn thời trang. Tính riêng trong năm 2022, Oh Rozy đã mang về gần 2 triệu USD doanh thu cho công ty chủ quản.

Tại Trung Quốc, doanh thu được tạo ra từ những người ảo với thiết kế độc đáo và giữ vai trò KOL dự kiến đạt 175 tỷ NDT (khoảng 24,5 tỷ USD) vào năm 2030, trong khi doanh thu đến từ các nhân sự ảo trong ngành dịch vụ được dự báo sẽ vượt trên 95 tỷ NDT (13,2 tỷ USD).

Đối với Việt Nam, các chuyên gia nhận định Việt Nam đang dần bắt kịp với xu hướng KOL ảo trên thế giới và đang đặt AI là một động lực cho sự phát triển kinh tế.

Chia sẻ với chúng tôi, đại diện Viettel nói Digital Human giới thiệu hướng chuyển đổi cho ngành, tăng cường tương tác với khách hàng và các dịch vụ hỗ trợ. Các trợ lý có thể hoạt động 24/7, đưa ra phản hồi tức thì và góp phần cải thiện trải nghiệm dịch vụ khách hàng.

"Hiện tại trợ lí ảo của Viettel đang được áp dụng cho các cuộc gọi videoKYC xác thực khách hàng với gần 10 triệu cuộc gọi mỗi năm, các hoạt động sử dụng trợ lí ảo, trí tuệ nhân tạo trong tương tác khách hàng của Viettel Telecom đã giúp tối ưu khoảng 60 tỷ đồng mỗi năm.

Trong tương lai, những trợ lý ảo này hứa hẹn có thể vượt xa chatbot và trợ lý kỹ thuật số, thay đổi hoàn toàn cách con người tương tác với công nghệ. Human AI không còn là 1 lĩnh vực khoa học máy tính mơ hồ, xa vời mà nó đang dần được áp dụng và có thể thay thế con người trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống hàng ngày" – Đại diện Viettel cho hay.



Vy Lam

Cùng chuyên mục
XEM