"From farm to cup" và bài toán kết nối nguồn lực, nâng cao giá trị cho cà phê của doanh nghiệp cà phê Việt

05/11/2019 08:00 AM | Kinh doanh

Dù đứng top đầu trong số các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới, nhưng có một thực tế đáng buồn là giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam luôn “đội sổ” so với giá cà phê cùng loại của các nước khác.

Cà phê Việt: Nghịch lý xuất khẩu nhiều nhưng giá vẫn rẻ mạt

Dù tự hào là vùng nguyên liệu cà phê thuộc loại lớn nhất nhì thế giới nhưng có một nghịch lý là cà phê Việt khi xuất khẩu có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với cà phê cùng loại của các nước khác.

Theo báo cáo của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, xuất khẩu cà phê 8 tháng năm 2019 ước đạt 1,17 triệu tấn và gần 2 tỷ USD, giảm 11,8% về khối lượng và giảm 21,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Không những giảm về sản lượng xuất khẩu, giá giá cà phê xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt 1.708 USD/tấn, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Song, điều đáng buồn, giá cà phê Việt xuất khẩu lại đang xếp vị trí gần như đội sổ, rẻ hơn nhiều so với giá cà phê cùng loại của các nước khác.

Đơn cử, tại Tây Ban Nha, Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho nước này với hai loại chủ yếu gồm: cà phê chưa rang; chưa khử caffeine và khử caffein (không bao gồm rang) chiếm 42,8% và 39,5% trong tổng trị giá nhập khẩu hai chủng loại cà phê này trong 4 tháng đầu năm 2019.

Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Tây Ban Nha đạt mức 2.712 USD/tấn. Trong khi đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê từ Việt Nam chỉ ở mức 1.779 USD/tấn, mức giá này chỉ bằng 1/9 giá nhập khẩu cà phê của Tây Ban Nha từ Pháp.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, phần lớn cà phê Việt Nam khi thu hoạch không đáp ứng được độ chín, lẫn nhiều tạp chất, máy móc thiết bị sơ chế lạc hậu, sân phơi tạm bợ trên nền đất hoặc nền xi măng,... dẫn đến chất lượng thấp. Đã đến lúc các doanh nghiệp cà phê Việt cần nâng cao chất lượng quản lý hạt cà phê để không bị thua ngay trên chính sân nhà của mình.

"From farm to cup"- Lời giải cho bài toán nâng cao chất lượng hạt cà phê cho doanh nghiệp Việt

Một điểm trừ khiến chất lượng cà phê nguyên liệu Việt chưa cao do thu hoạch không đúng thời điểm (khi quả còn xanh hoặc chín quá), lẫn nhiều tạp chất, phơi cà phê trên sàn ẩm, máy móc còn lạc hậu nên không lọc được các hạt kém chất lượng…

From farm to cup và bài toán kết nối nguồn lực, nâng cao giá trị cho cà phê của doanh nghiệp cà phê Việt - Ảnh 1.

"From farm to cup" được tạm hiểu là mô hình quản lý chất lượng đầu cuối, kết nối các nguồn lực để đảm bảo chất lượng nguyên liệu tươi ngon "từ nông trại đến ly cà phê". Đây là mô hình mà Laha Cafe một thương hiệu cà phê Việt đang áp dụng. Do nhu cầu sản xuất tăng mạnh, bên cạnh trang trại 6 héc ta của chính mình, Laha còn tiến hành hợp tác, bao tiêu sản phẩm từ các hộ gia đình khác với giá nhiều hơn 20 -30% so với thị trường.

Những người nông dân có mong muốn hợp tác với Laha sẽ được đội ngũ chuyên gia đào tạo cách làm, các tiêu chuẩn và cách sản xuất, thu hái…. Họ cần đầu tư một phần sân bãi, Laha sẽ tặng các máy đánh vỏ để có thể sản xuất ra loại cà phê đúng tiêu chuẩn Laha. Sau đó họ được hướng dẫn cách hái, sơ chế và chế biến để cho ra thành phẩm đạt chất lượng.

From farm to cup và bài toán kết nối nguồn lực, nâng cao giá trị cho cà phê của doanh nghiệp cà phê Việt - Ảnh 2.

Hạt cà phê của Laha hoàn toàn được hái bằng tay và chỉ hái khi trái chín. Sau đó, hạt được phơi trong nhà kính và trên nền xi măng để tránh ẩm mốc. Người nông dân cũng được yêu cầu lựa các hạt cà phê bằng tay, để loại bỏ hạt sâu mốc, đen vỡ trong thành phẩm.

From farm to cup và bài toán kết nối nguồn lực, nâng cao giá trị cho cà phê của doanh nghiệp cà phê Việt - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, hạt cà phê chuẩn Laha được sơ chế theo 3 phương pháp chính: Natural (phơi khô tự nhiên), honey processing (chế biến kiểu mật ong, quả cà phê được xát tươi bằng máy và đánh sạch một phần nhớt rồi mang phơi), fully washed (phương pháp chế biến ướt, không chỉ đánh vỏ mà hạt cà phê còn ngâm lên men để thịt và chất nhầy của trái được tách ra khỏi hạt). Mỗi phương pháp sẽ cho ra những hạt cà phê có hương vị khác nhau, Tùy theo điều kiện thời tiết, cơ sở vật chất mà người nông dân lựa chọn phương pháp sơ chế cho phù hợp. Dù mỗi loại có ưu nhược điểm riêng, nhưng đều đảm bảo tạo nên những hạt cà phê thơm ngon, nguyên chất, giúp nâng cao giá trị của loại hạt quý mà Việt Nam sở hữu này.

Đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào là điều kiện tiên quyết để có thể mang tới những ly cà phê thơm ngon cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Việc kết hợp các nguồn lực chính là lời giải cho bài toán nâng cao giá trị cà phê Việt mà Laha đang là người đi tiên phong.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM