Facebook thay đổi mô hình kinh doanh, bạn có sẵn sàng trả 84,41 USD để sử dụng?
Nếu được phụ trách một cỗ máy in tiền Facebook, bạn có muốn thay đổi mô hình kinh doanh này.
Đến giờ thì có lẽ mọi người đã hiểu mô hình kinh doanh của Facebook cần dữ liệu người dùng như thế nào. Facebook thu hút các nhà quảng cáo tiếp cận những phân khúc khách hàng mục tiêu từ cơ sở dữ liệu người dùng khổng lồ. Chẳng ai biết nhiều về người tiêu dùng bằng Facebook.
Trong phiên điều trần với Quốc hội Mỹ, một số nghị sĩ đã hỏi Zuckerberg liệu anh có xem xét việc thay đổi mô hình kinh doanh của Facebook không. Tuy nhiên, Zuckerberg đều lảng tránh từ chối trả lời.
Ảnh: Bloomberg
Bỏ qua sự trì hoãn của ông chủ Facebook, chúng ta có thể đưa ra câu trả lời: Không. Có hai lý do chính đáng cho điều này.
Đầu tiên, Facebook đã xây dựng được mô hình kinh doanh tốt nhất thế giới, đạt mức tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận cao mà không công ty công nghệ cao nào sánh được. Dù cho là Google, Amazon, Apple hay Netflix. Thành công về tài chính đáng kinh ngạc của Facebook được ghi nhớ với công thức 50/50/50/500: Trong vùng số tròn, doanh thu hàng năm 50 tỷ USD, tăng trưởng 50% mỗi năm vói tỷ suất doanh thu hoạt động 50%, tạo ra một thị phần gần 500 tỷ USD.
Tăng trưởng doanh thu-lợi nhuận của các công ty công nghệ cao năm 2017
Mô hình kinh doanh của Facebook cũng khiến nhiều công ty phải mơ ước:
- Không cần chi phí mua hàng (Người dùng cá nhân và doanh nghiệp cung cấp nội dung miễn phí)
- Không cần chi phí tiếp thị (Mạng lưới lan truyền và thông tin truyền miệng của người dùng thúc đẩy tăng trưởng)
- Không cần chi phí bán hàng (Hầu hết các quảng cáo đều được mua thông qua nền tảng đặt quảng cáo tự động)
Nếu được phụ trách một cỗ máy in tiền như này, bạn có muốn thay đổi mô hình kinh doanh của nó không?
Nhưng nếu Facebook cung cấp một dịch vụ giá trị cho hơn 2 tỷ người dùng thì tại sao công ty lại không thể thay thế mô hình tính phí người dùng? Tuy vậy, nhiệm vụ của Facebook được xác định là "giúp mọi người xây dựng một công đồng lớn mạnh và đưa thế giới đến gần nhau hơn". Với nhiệm vụ này thì Zuckerberg cho rằng chỉ có thể hoàn thành nếu cung cấp dịch vụ miễn phí.
Mark Zuckerberg cũng đã khuếch đại chủ đề này trong cuộc khẩu chiến gần đây của anh với Tim Cook. Bởi vì CEO Apple đã công khai trừng phạt Facebook trong việc bán quyền truy cập vào kho dữ liệu người dùng. Zuckerberg đã gọi những bình luận của Tim Cook là "cực kỳ khôn khéo và không phù hợp với sự thật". Mark cũng nói:
"Thực tế là nếu bạn muốn xây dựng một dịch vụ muốn kết nối tất cả mọi người trên thế giới thì sẽ có nhiều người không có khả năng chi trả. Do đó, giống như nhiều phương tiện truyền thông, việc có một mô hình hỗ trợ quảng cáo là cách duy nhất để dịch vụ tiếp cận mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xây dựng môt dịch vụ không chỉ phục vụ cho người giàu có thì bạn cần có được thứ mà mọi người có thể mua được."
Lý do thực sự thứ hai khiến Facebook sẽ tiếp tục mô hình kinh doanh hiện tại: Các nhà quảng cáo sẵn sàng chi tiền cho Facebook để xâm chiếm quyền riêng tư của người tiêu dùng nhiều hơn rất nhiều so với số tiền người dùng sẵn sàng trả để bảo vệ quyền riêng tư của mình.
Chúng ta có thể xem xét một số thông tin. Vào năm 2017, doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) tại khu vực Bắc Mỹ của Facebook là 84,41 USD. Để thay thế nguồn thu này bằng một dịch vụ không quảng cáo, Facebook sẽ phải tính phí mỗi người dùng ít nhất một khoản tiền tương đương với ARPU hiện tại. Có bao nhiêu thành viên của cộng đồng Facebook sẽ sẵn sàng trả số tiền này để nhận đặc quyền không nhìn thấy quảng cáo hay bị lộ thông tin trên Internet? Tôi nghĩ con số này không nhiều.
Trong một cuộc khảo sát người dùng Facebook ở Mỹ gần đây cho thấy, chưa đến 10% người dùng sẵn sàng trả tiền bằng mức ARPU hiện tại cho một dịch vụ không có quảng cáo. Như vậy, nếu Facebook tính phí người dùng tương đương ARPU, cộng đồng sẽ sụt giảm đáng kể. Kết quả là 10% người dùng sẽ phải trả phí gấp 10 lần ARPU hiện tại để bù đắp cho 90% người dùng từ bỏ nền tảng này. Liệu có ai chịu trả phí đến 1,000 USD cho một cộng đồng chẳng có bao nhiêu người dùng vì nó không có quảng cáo. Đúng như lời bình luận của ông chủ Facebook: "Điều đó nghe có vẻ vô lý với tôi!". Đó cũng là lý do thuyết phục để Facebook giữ nguyên mô hình kinh doanh hiện tại của mình.
Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào về cam kết của Facebook với mô hình kinh doanh được quảng cáo hỗ trợ, hãy kiểm tra lời hứa của Facebook trên trang đăng ký cho người dùng mới: "Hoàn toàn miễn phí và sẽ luôn là vậy".
Trang đăng ký cho người dùng mới của Facebook
Nếu mô hình kinh doanh này của Facebook có lợi cho công ty và các cổ đông, vậy còn người dùng chúng ta thì sao? Những rủi ro xã hội trên Facebook cũng như các mạng xã hội khác vẫn rất lớn mà chúng ta chưa thể giảm thiểu hết rủi ro. Tôi sẽ cùng bạn khám phá những khía cạnh rắc rối nhất trong thế giới Facebook trong các bài viết tiếp theo.