Đừng tưởng sống ở nông thôn, ngoại thành là tránh được ô nhiễm!
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng thừa nhận thông thường chúng ta cứ nghĩ ở các khu công nghiệp, đô thị mới ô nhiễm nhưng hiện nay các vùng ngoại ô, nông thôn đang chịu tác động mạnh mẽ của ô nhiễm.
Trong phiên chất vấn chiều ngày 15/11 đối với Bộ trưởng bộ tài nguyên môi trường Trần Hồng Hà, vấn đề ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải, tác động của biến đổi khí hậu,… được 44 đại biểu Quốc hội đặt ra.
Một trong những vấn đề khá mới được đại biểu Quốc hội đặt ra là vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn hiện rất nghiêm trọng, việc thu gom, xử lý rác thải như vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật còn bỏ ngỏ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, môi trường khu vực nông thôn. Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm từ các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng thừa nhận thông thường chúng ta cứ nghĩ ở các khu công nghiệp, đô thị mới ô nhiễm nhưng hiện nay các vùng ngoại ô, nông thôn đang chịu tác động mạnh mẽ của ô nhiễm. Hiện có 2 hiện trạng của vấn đề này. Thứ nhất, là nhận thức về bảo vệ môi trường của khu vực nông thôn chưa bằng người dân thành thị. Thứ hai, nhận thức quản lý vẫn quan niệm nông thôn trong lành nhưng thực tế đây là khu vực các hoạt động sản xuất rất sôi động tuy nhiên những làng nghề, cụm công nghiệp lại đặt xen lẫn với dân.
Hiện chỉ có 5% cụm công nghiệp được xử lý rác thải. Bộ tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm quản lý chung tuy nhiên phân cấphạ tầng thì giao trách nhiệm cho các bộ khác nhau.
Một thực trạng khác hiện nay là các quy định pháp luật bảo vệ môi trường ở nông thôn chưa quy định rõ mặc dù đối với khu vực đô thị thì khá rõ ràng nhưng nông thôn thì không chặt chẽ. Quản lý môi trường tại nông thôn chưa được quan tâm chặt chẽ trong khi làng nghệ, cụm công nghiệp dần được chuyển về đây.
Đối với môi trường nông thôn làng nghề, bộ trưởng Hà cho rằng muốn hay không thì bài toán đầu tiên trong việc xây dựng cơ chế chính sách, pháp lý cần phải phân biệt nông thôn ngoại thành, nông thôn đô thị hóa,… để từ đó cơ chế quản lý. Các bộ phải cùng nhau xác định tiêu chí xây dựng nông thôn mới, quy hoạch hạ tầng nông thôn, thu gom rác thải.
Đồng thời nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường của người dân vùng nông thôn như phân loại rác, bao bì chai lọ. Đối với những loại rác như vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật cần kiểm soát như chất thải nguy hại. Các nhà sản xuất cũng phải có trách nhiệm thu gom.
Cần hướng dẫn người dân chăn nuôi nhỏ lẻ có thể áp dụng các công nghệ áp dụng mô hình nhỏ lẻ như bio gas. Trong trường hợp chăn nuôi tập trung cần quy hoạch ra khu riêng từ chất thải rắn đến chất thải công nghiệp.
Mỗi quận, mỗi huyện nếu không có quy hoạch rác thải thì vấn đề rất lớn. Bộ trưởng Hà cho biết trách nhiệm của cấp trung ương thuộc về bộ nhưng Bộ xây dựng cũng có trách nhiệm trong việc xây các khu xử lý chất thải nguy hại. Cần phối hợp giữa các bộ đối với những khu xử lý liên tỉnh, liên vùng.
Về ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, Bộ tài nguyên môi trường đã có các chương trình mục tiêu. Tuy nhiên giai đoạn 2011-2015 do khó khăn kinh tế nên bố trí đc 1/5 tổng kinh phí cần thực hiện. Chương trình đặt ra mục tiêu xử lý 34 làng nghề, nhưng hiện chỉ mới giải quyết đc 9 làng nghề. Với từng làng nghề nếu chỉ có sự đầu tư của nhà nước như vốn ODA hoặc ngân sách nhà nước thì không đủ, bộ trưởng đề nghị huy động nguồn vốn xã hội, doanh nghiệp đầu tư theo hình thức công tư. Để xử lý được ô nhiễm cần có cả nguồn lực và mô hình thực hiện.