“Đừng từ bỏ” là một lời khuyên sai lầm: Có 3 thứ mà người thành công phải sẵn sàng buông bỏ để tiến xa hơn
“Đừng từ bỏ” là lời khuyên chúng ta thường xuyên được nghe mỗi khi đối mặt với khó khăn. Đa số chúng ta đều cho rằng “từ bỏ” không phải là một lựa chọn bởi những người thành công là người luôn cố gắng vượt qua mọi trở ngại để vươn tới thành công.
Sự thật là những người thành công đã phải từ bỏ rất nhiều thứ. Họ biết rõ khi nào cần phải từ bỏ. Trên chuyến hành trình dài của bạn, đôi khi bạn cần kiên trì cho dù khó khăn thế nào đi nữa nhưng cũng có lúc bạn nên đóng lại một cánh cửa để mở ra những cánh cửa khác.
Steve Jobs đã loại bỏ rất nhiều dây chuyền sản xuất của Apple, khiến cho 3000 người mất việc
Năm 1997, Apple phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ Microsoft. Là CEO của Apple khi đó, Steve Jobs phải đưa ra một vài thay đổi để cải thiện tình hình của công ty. Ông buộc phải cắt bỏ những thứ lỗi thời để phù hợp với chiến lược mới.
Khi đó, Macintosh đang chịu trách nhiệm sản xuất phần cứng, màn hình và máy chủ cho công ty. Steve Jobs đã quyết định cắt bỏ tất cả những dây chuyền sản xuất này để tập trung vào 4 sản phẩm chính của công ty.
Nhìn lại một chút, chúng ta sẽ thấy quyết định của Steve Jobs là chính xác. Một điều thú vị là chúng ta chỉ nhận ra giá trị hành động ấy của Steve Jobs khi biết nhờ nó mà công ty đã thành công vượt bậc.
Thời điểm ấy, phần lớn mọi người không hài lòng với quyết định này của Steve. Hơn 3000 người mất việc và 70% các sản phẩm của Apple bị dừng sản xuất. Điều này chẳng khác nào thảm họa vì Steve đã từ bỏ quá nhiều thứ.
Khi loại bỏ một vài thứ khỏi công việc kinh doanh hoặc khỏi cuộc đời mình, chúng ta thường cảm thấy mình đang mất mát nhiều. Bạn cảm thấy hổ thẹn vì bạn đã từ bỏ thứ mà bạn bỏ biết bao công sức để làm nên. Tuy nhiên, từ bỏ không có nghĩa là bạn thiếu kiên trì. Không ai muốn trở thành một kẻ bỏ cuộc nhưng đôi lúc bạn cần từ bỏ một vài thứ để đạt được những thứ lớn lao hơn.
3 thứ mà người thành công phải sẵn sàng từ bỏ
Đôi khi kiên trì tốt hơn từ bỏ nhưng bạn vẫn cần phải cân nhắc giữa hai lựa chọn ấy. Bạn cần từ bỏ một vài điều để xây dựng nền móng cho một tương lai rộng mở phía trước.
Những thứ có ích trong quá khứ nhưng không còn hiệu quả ở hiện tại
Chúng ta đang sống trong một thế giới phát triển với tốc độ chóng mặt, những thứ hiệu quả ngày hôm qua chưa chắc đã có ích vào ngày mai. Dù là bạn đang quản lý công việc kinh doanh hay đang xoay xở với cuộc sống thì bạn cũng nên liên tục cập nhật tình hình biến động của thế giới. Dự đoán trước sự thay đổi của mọi thứ sẽ giúp bạn điều chỉnh hướng đi đúng và tốn ít chi phí hơn.
Loại bỏ những thứ không còn hiệu quả đôi khi không hề dễ dàng. Bạn sẽ rơi vào tình trạng “ngụy biện cho chi phí chìm”, điều này nghĩa là bạn cứ khăng khăng tiếp tục làm một việc dù nó không mang lại hiệu quả như ý chỉ vì nghĩ rằng bạn đã đầu tư quá nhiều thời gian, tiền bạc, công sức vào đó rồi.
Những thứ bạn tiêu tốn nhiều sức lực, thời gian mà không đem lại lợi ích nào
Bạn đảm nhận một dự án với suy nghĩ mình cần nỗ lực hơn nữa để đạt được kết quả như ý. Điều quan trọng bạn cần làm là tránh làm những điều vô ích và chờ đợi thành công.
Hãy đặt ra mục tiêu giới hạn thời gian và lập ra bảng phân tích chi phí-lợi ích, thiết lập khoảng thời gian bạn cần để xác định mức độ nỗ lực và đầu ra. Nếu trong khoảng thời gian bạn thiết lập, bạn thấy mình không có được lợi tức từ khoản đầu tư đó thì bạn nên cân nhắc việc loại bỏ ý tưởng đó.
Khi bạn đầu tư quá nhiều thời gian vào thứ gì đó, bạn nên ngừng làm miễn phí hoặc bạn sẽ chịu lỗ. khi bạn bỏ quá nhiều công sức vào việc gì đó, bạn cũng sẽ không có cơ hội thực hiện những sáng kiến mang lại nhiều lợi ích hơn.
Những người không chung mục tiêu và tầm nhìn
Ai cũng từng nghe câu nói “Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn quan tâm nhất”. Bạn muốn đưa ra lựa chọn thật sáng suốt về những người bạn muốn dành thời gian ở bên bởi vì họ là những người có ảnh hưởng lớn tới bạn. Nếu họ không có chung tầm nhìn với bạn thì bạn và họ sẽ xảy ra cãi vã, tranh chấp hoặc bạn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.
Khi bạn dành thời gian cho những người cùng chí hướng, bạn sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn. Bạn đồng hành của bạn hiểu được được nhiệm vụ của bạn là gì, vậy nên bạn có thể sử dụng nguồn lực và trí tuệ cả cả tập thể để đạt được thành công. Những người như vậy sẽ luôn khuyến khích bạn và mở rộng tầm nhìn cho bạn.
“Sự điên rồ là gì? Bạn cứ lặp đi lặp lại những điều giống nhau rồi ngồi mong kết quả khác đi” – Albert Einstein.
Khi bạn loại bỏ được những ý tưởng “hết đát”, bạn mới có chỗ để hình thành những ý tưởng mới. từ bỏ không hẳn là một điều xấu. Can đảm từ bỏ chính là một trong những bí quyết của người thành công.