Dùng thuốc tây chữa bệnh, chú ý gì để tránh ảnh hưởng tới gan

16/10/2021 17:30 PM | Sống

Không chỉ thuốc điều trị bệnh mạn tính (tiểu đường, huyết áp, mỡ máu…), mà các loại thuốc hàng ngày cũng gây ảnh hưởng đến gan, nếu uống dài ngày. Vì vậy chúng ta cần phải lưu tâm để tránh tác hại không tốt tới gan.

Uống thuốc chữa bệnh ai ngờ… ảnh hưởng gan!

PGS, TS Nguyễn Thị Vân Hồng - Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai cho hay cảnh báo, người uống thuốc tây lâu ngày nên chú ý bảo vệ và giải độc lá gan.

Bước ra cửa phòng khám, cô Lê Thị Thu (46 tuổi, Hà Nội) vẫn chưa hết buồn phiền khi nghe bác sĩ chẩn đoán tăng nhẹ men gan, bên cạnh 2 bệnh cũ là huyết áp và tiểu đường. Nguyên nhân là do cô uống thuốc tây 3 tháng liền mà không tái khám, mà còn dùng thêm kháng sinh và giảm đau dài ngày, gây quá tải và suy giảm chức năng gan.

Không uống nhiều loại thuốc như cô Thu, anh Hồ Đắc Kiên (32 tuổi, Hải Phòng) chỉ dùng duy nhất thuốc trị mỡ máu, nhưng men gan cũng tăng lên 450U/L, gấp 11 lần mức bình thường. Bác sĩ gặng hỏi mới biết, trong thời gian dùng thuốc, anh còn uống rượu đôi ba lần mỗi tuần bàn chuyện làm ăn.

Lý giải các trường hợp trên, PGS, TS Nguyễn Thị Vân Hồng - Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Bạch Mai cho hay, các loại thuốc luôn được kê đơn cẩn trọng để không ảnh hưởng đến gan. Song vẫn có khoảng 10% người bệnh mắc vấn đề về gan do uống nhiều loại thuốc, uống quá liều, uống dài ngày, uống rượu trong thời gian dùng thuốc… Nhiễm độc gan kéo dài sẽ gây viêm, xơ gan, suy gan. Thậm chí, nghiên cứu của Đại học Bắc California (Mỹ) trên 1.089 bệnh nhân tổn thương gan mạn tính do thuốc, chỉ ra có gần 8% tử vong trong 2 năm.

Chính vì thế các bác sĩ thường tư vấn những bệnh nhân uống thuốc dài ngày cần quay lại tái khám. Tái khám không chỉ để kiểm tra bệnh cũ có thuyên giảm, cần thay thuốc hay giảm liều không…, mà còn để kiểm tra chức năng gan. Nên làm test chức năng gan trong 4 tuần đầu dùng thuốc, rồi tiến hành test định kỳ 3-6 tháng, đặc biệt là ở bệnh nhân nhiều tuổi, phải dùng thuốc liều cao hoặc lâu dài, hoặc rối loạn chức năng gan sẵn.

Không chỉ thuốc tây kê đơn, người sử dụng thuốc không kê đơn cũng cần quan tâm bảo vệ lá gan. Đại học Y khoa Indiana (Mỹ) nghiên cứu trên 899 bệnh nhân tổn thương gan do thuốc, phát hiện thấy có đến 45% trường hợp do kháng sinh, nhiều hơn bất kể thuốc nào.

Khi thấy các triệu chứng tổn thương gan do dùng thuốc dài ngày như: nổi mẩn ngứa ngáy, đắng miệng, hơi thở có mùi, nước tiểu sậm màu, vàng da vàng mắt, chán ăn, sụt cân, đau và sưng bụng… thì nên đi khám gan sớm.

Uống thuốc dài ngày lỡ ảnh hưởng tới gan rồi, phải làm sao?

Bác sĩ Vân Hồng tư vấn, khi đi khám chữa bệnh lần đầu, người bệnh cần khai rõ với bác sĩ mọi bệnh gan từng mắc (gan nhiễm mỡ, men gan cao, xơ gan…). Trong thời gian uống thuốc theo đơn, chú ý uống đúng liều. Nếu tái khám định kỳ phát hiện các vấn đề về gan, bác sĩ sẽ cho ngừng đơn thuốc cũ hoặc thay thuốc mới, ví dụ có thể cân nhắc đổi thuốc tiểu đường dạng uống sang dạng tiêm an toàn hơn.

Dùng thuốc tây chữa bệnh, chú ý gì để tránh ảnh hưởng tới gan - Ảnh 1.

Nên tái khám định kỳ để tránh các tác hại tới gan khi phải uống thuốc tây dài ngày.

Gan không giống như thận hoặc phổi, nơi chúng ta có thể sử dụng máy lọc máu hoặc máy thở cơ học để hỗ trợ nếu cơ quan đó bị hỏng. Mắc bệnh suy gan, chúng ta không có cách khắc phục được. Do vậy, cần bảo vệ lá gan từ sớm khỏi những tác dụng phụ từ thuốc tây bằng cách bớt ăn thịt đỏ, kiêng rượu bia, tập thể thao, đi ngủ sớm để gan nghỉ ngơi đúng giờ. Đặc biệt, nên sử dụng thêm các sản phẩm giải độc hỗ trợ chức năng gan đã được kiểm nghiệm kỹ lưỡng, tránh dùng thảo dược kém chất lượng "lợi bất cập hại" gây thêm gánh nặng cho gan.

Các sản phẩm giải độc gan sẽ theo máu đi khắp cơ thể và chuyển hóa tại gan, cuối cùng được đào thải ra ngoài. Để tăng hiệu quả giải độc gan, các nhà khoa học ngày nay đã phát triển công nghệ "định chuẩn hoạt chất hướng gan". Đưa hoạt chất dược liệu tới đúng "địa chỉ nhà" của lá gan, "gõ cửa" tác động trúng đích vào vị trí của tế bào gan hư hỏng.

Công nghệ định chuẩn hướng gan giúp bảo vệ gan khỏe

Naturenz Gold ứng dụng công nghệ định chuẩn hoạt chất hướng gan, không chỉ chọn lọc 7 loại thảo dược tốt hàng đầu cho gan trong kho tàng 4.000 loài thảo dược đông y (nấm linh chi lim, hà thủ ô đỏ, đan sâm, hoa marigold, núc nác, nấm sò, hoài sơn), các nhà khoa học còn chắt lọc đúng và đủ những hoạt chất hiệu quả nhất hỗ trợ phục hồi lá gan tổn thương.

Dùng thuốc tây chữa bệnh, chú ý gì để tránh ảnh hưởng tới gan - Ảnh 2.

Naturenz Gold ứng dụng công nghệ định chuẩn hoạt chất hướng gan mang lại tác dụng hỗ trợ phục hồi gan bị tổn thương

Cụ thể, hà thủ ô đỏ có 103 hợp chất, công nghệ trên chỉ phân lập chính xác các chất hoạt hóa anthraquinon, stilbenes, flavonoid...; Nấm linh chi lim chứa hơn 400 chất, song chỉ có triterpenes, germanium, adenosine, lingzhi-8 protein... được chiết xuất để hỗ trợ giảm tình trạng viêm gan ứ mật, gan nhiễm mỡ. Tương tự, các hoạt chất flavonoid quý hiếm trong hoa marigold cũng được lấy ra để điều hòa chuyển hóa lipid và hoạt động enzyme tại gan.

Dùng thuốc tây chữa bệnh, chú ý gì để tránh ảnh hưởng tới gan - Ảnh 3.

Naturenz Gold được sản xuất theo tiêu chuẩn hiện đại "định chuẩn các hoạt chất hướng gan" giúp định chuẩn đúng thành phần có lợi cho gan.

Sản phẩm giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm gan - hỗ trợ bảo vệ gan cho lá gan khỏe

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Ánh Dương

Cùng chuyên mục
XEM