Đừng để "giá như" thiêu đốt sự nghiệp cũng như cuộc sống của bạn: Hãy đưa mình đến những trải nghiệm quý báu trước năm 30 tuổi

27/11/2020 11:16 AM | Sống

30 tuổi là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của một người trong mọi lĩnh vực từ tình yêu, gia đình đến sự nghiệp và tài chính. Vậy trước tuổi 30 bạn nên trải qua những gì để không phải ngậm ngùi thốt lên "giá như…"?

1. Bị sa thải

Nghe có vẻ không thực tế phải không? Nhưng theo các chuyên gia thì trước 30 tuổi, bạn "nên" bị sa thải một lần, hoặc ít nhất, hãy mừng vì bạn đã "được" sa thải. Tại sao lại như vậy?

Michael Kerr - tác giả cuốn "The Humor Advantage: Why Some Businesses Are Laughing All the Way to the Bank" cho rằng: "Bị sa thải có thể là trải nghiệm tàn nhẫn, khó khăn nhưng nó là lời cảnh tỉnh rất lớn cho mỗi người về hiệu suất làm việc cũng như con đường xây dựng sự nghiệp".

Ông còn nhấn mạnh với những người ở độ tuổi 20 – 30 rằng thà nhận ra lỗi lầm trước 30 tuổi còn hơn là ở độ tuổi 40 bởi khi đó ta còn có thời gian, còn sức khỏe, còn nhiệt huyết để bắt đầu lại. Bị sa thải sẽ dạy cho bạn những bài học có giá trị nhất trong cuộc sống.

2. Thay đổi công việc

Kate Swoboda - huấn luyện viên đào tạo bản lĩnh dũng cảm - cho rằng: "Cuộc sống rất ngắn. Do vậy, bạn không nên làm những việc mình không thích hay chấp nhận làm vì đồng lương. Thay vào đó, hãy chọn công việc bạn thích hoặc phù hợp với mình. Khi bạn mới đôi mươi, bạn có quyền thay đổi".

20 tuổi chính là quãng thời gian để bạn mạo hiểm. Bạn có thể bắt đầu với những công việc mình đam mê hoặc thay đổi công việc hiện tại (nếu đó khôn gphair là công việc bạn mong muốn). Sống trong thời đại công nghệ, chỉ cần một trái tim kiên nhẫn, với khát khao đủ lớn và có đam mê, bạn hoàn toàn có thể đạt được cuộc sống mình mong ước.

Hãy nghĩ đến việc thay đổi sớm hoặc chấp nhận cảm giác hối tiếc và khó khăn để làm lại từ đầu khi đã ngoài 30 tuổi.

Đừng để giá như thiêu đốt sự nghiệp cũng như cuộc sống của bạn: Hãy đưa mình đến những trải nghiệm quý báu trước năm 30 tuổi - Ảnh 1.

3. Lập những kế hoạch đơn giản và ngắn hạn

Swoboda chia sẻ."Bạn phải biết nơi mình muốn đi thì mới mong đạt được điều đó. Những kế hoạch không cần quá dài, tỉ mỉ, bạn chỉ cần biết tại sao mình muốn làm chúng"

Bà cũng khẳng định thêm: "Bạn có thể từ từ thiết lập kế hoạch trong tương lai của mình bằng cách trả lời các câu hỏi như: Làm sao để mỗi ngày đều cảm thấy có ý nghĩa? Làm sao để công việc mình làm có hiệu quả, đem lại niềm vui cho bản thân và những người xung quanh?" hay "Điều gì khiến bạn hài lòng với việc mình đang làm?...".

4. Học cách quản lý thời gian hiệu quả

Barry S. Saltzman - chuyên gia kinh doanh, Giám đốc điều hành tập đoàn Saltzman Enterprise Group - nhấn mạnh: "Thời gian là tiền bạc, không có công ty nào bỏ tiền ra để bạn lãng phí vào những việc không cần thiết. Bởi vậy, trước năm 30 tuổi, bạn cần học cách quản lý quỹ thời gian sao cho phát huy được tối đa khả năng chuyên môn của mình để được cấp trên nhìn nhận, đánh giá".

Nếu sau 30 tuổi mới làm điều này thì không dám chắc rằng bạn sẽ đạt được mục tiêu. Thời gian không chờ đợi một ai cả, thế nên, hãy học cách quản lý nó trước khi quá muộn.

Đừng để giá như thiêu đốt sự nghiệp cũng như cuộc sống của bạn: Hãy đưa mình đến những trải nghiệm quý báu trước năm 30 tuổi - Ảnh 2.

5. Thể hiện niềm đam mê

Bạn đã xác định được mục tiêu của mình và bây giờ hãy học cách thể hiện nó. Michelle Ward - tác giả cuốn The Declaration of You! - chỉ ra rằng: "Nhân viên văn phòng đơn thuần hay nhân viên trong lĩnh vực tài chính đều là hai ngành nghề tốt. Tuy nhiên, những nghề nghiệp này khó khiến bạn nổi bật và thể hiện được khả năng của mình. Khi ai đó muốn biết công việc của bạn, bạn sẽ hãy trả lời để họ biết những gì liên quan đến bạn, bạn là ai và bạn là người như thế nào? Bạn nên thể hiện sở thích của bản thân, ai là người giúp bạn và bạn đã làm gì để cảm ơn người đó?

6. Chuyên nghiệp trong một lĩnh vực nào đó

"Trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực đặc biệt nào đó quan trọng hơn những gì bạn nói. Bạn không cần sa đà vào làm quá nhiều việc, mà nên tập trung làm một việc sao cho hiệu quả tốt nhất" - Saltzman nhận định.

Đến năm 30 tuổi mà vẫn còn "gà mờ" với công việc hay đam mê của bạn thì ước mơ của bạn vẫn còn xa vời lắm, đặc biệt là với những ai đã lập gia đình.

Đừng để giá như thiêu đốt sự nghiệp cũng như cuộc sống của bạn: Hãy đưa mình đến những trải nghiệm quý báu trước năm 30 tuổi - Ảnh 3.

7. Học cách chấp nhận sự chối một cách khéo léo và văn minh

Bị từ chối là điều chẳng ai thích. Tuy nhiên, đây là một phần trong cuộc sống. Khi điều đó xảy ra, bạn hãy vui vẻ chấp nhận. Đừng nên trách móc hay có những lời lẽ xúc phạm người đã từ chối bạn. Điều này chỉ làm cho bạn trở nên ích kỉ hơn mà thôi và điều đó cũng chửng tỏ bạn chưa thật sự trưởng thành.

8. Ghi lại những thành tích mình đạt được

Nhật ký thành công, Done List hay bất cứ cái tên nào khác mà bạn muốn, miễn là bạn có một cuốn sổ để ghi lại tất cả những thành tích, giải thường đã đạt được trong công việc, học tập và cuộc sống.

Bằng cách tập hợp chúng lại, bạn có thể đánh giá một cách rõ ràng cả một lộ trình những việc mình đã làm tốt, đã gia tăng thêm giá trị như thế nào và bạn đã hoàn thành được những gì.

9. Chủ động trong những việc mình thích

Ước mơ sẽ phản ánh mục tiêu trong tương lai của bạn. Nếu bạn có mong muốn tham gia các sự kiện cùng sếp, tuy nhiên lại không chắc mình có được chỉ định không thì hãy làm mọi cách để chứng minh và bày tỏ mong muốn đó.

Ngoài ra, học cách chủ động khi còn trẻ sẽ giúp bạn giành được nhiều cơ hội tốt để thể hiện bản thân cũng như học hỏi được nhiều hơn nữa.

10. Học cách cho đi

20 tuổi, bạn luôn tưởng tượng về những việc trong tương lai. Tuy nhiên, khi đến 30, bạn lại có suy nghĩ khác.

Thay vì cứ khăng khăng ý kiến của mình là tốt nhất và chỉ muốn được sếp ghi nhận, bạn nên chia sẻ ý kiến với mọi người. Khi một người đồng nghiệp gặp vấn đề trong công việc, bạn nên quan tâm và hỏi: "Tôi có thể giúp gì cho cậu". Đừng e ngại khi biết vị trí của họ cao hơn mình.

11. Chinh phục kỹ năng giao tiếp

Saltzman chia sẻ: "Đáng buồn là nhiều người lúc trẻ không dành thời gian cải thiện kỹ năng giao tiếp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp của họ. 30 tuổi, bạn phải xác định những dự định của mình chính xác và thực tế, phải có kỹ năng viết lách ổn. Mỗi lời nói hay câu bạn viết đều thể hiện con người bạn, vậy tại sao bạn không chịu học ngay từ bây giờ?".

Đừng để giá như thiêu đốt sự nghiệp cũng như cuộc sống của bạn: Hãy đưa mình đến những trải nghiệm quý báu trước năm 30 tuổi - Ảnh 4.

12. Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh

Có thể bạn ghét mạng xã hội nhưng đây là một trong những yếu tố cần thiết giúp bạn xây dựng và phát triển sự nghiệp. Để kết nối hiệu quả, bạn cần vượt qua giới hạn an toàn của bản thân và nhận ra được sai lầm phổ biến nhiều người mắc phải.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn dành phần lớn thời gian để truy cập Facebook, hay liên tục đăng nhập Instagram. Hãy tận dụng chúng một cách thông minh và khoa học.

13. Xử lý mâu thuẫn, xung đột

Mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào. Vì vậy, bạn nên học cách xử lý những tình huống như vậy. Vì khó nên có nhiều người chọn cách né tránh. Tuy nhiên, đối mặt và tìm cách giải quyết là phương pháp hiệu quả nhất.

Đừng bao giờ đưa ra những lời ngụy biện cho việc bạn không thể kiểm soát mâu thuẫn. Bạn hoàn toàn có thể học chúng cơ mà.


An Chi

Cùng chuyên mục
XEM