Đức dự kiến chi tới 80 tỷ Euro giải cứu nền kinh tế trước đại dịch COVID-19
Sau đại dịch Covid-19, Đức là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Chính phủ Đức đã tung ra gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử để giải cứu nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng này.
Theo tuần báo Bild am Sonntag đưa tin, Đức đang nghiên cứu gói hỗ trợ trị giá 75 tỷ - 80 tỷ euro (83 tỷ - 89 tỷ USD) để hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Liên minh của thủ tướng Angela Merkel sẽ phải chi 60 tỷ euro, trong khi các bang trong khu vực sẽ gánh vác phần còn lại.
Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz từ đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và Bộ trưởng Kinh tế Peter Altmaier từ Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo Merkel (CDU) dự kiến sẽ trình bày chương trình kích thích kinh tế này vào tuần tới.
Theo đề xuất từ các nhà hoạch định chính sách khác nhau, chương trình này có thể bao gồm cắt giảm thuế, phát tiền mặt cho các gia đình, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, xóa nợ cho các thành phố và trợ cấp cho ngành công nghiệp xe hơi.
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu dự kiến sẽ lao vào suy thoái mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Gói kích thích tài chính mới này xuất hiện đầu tiên trong gói phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ euro đã được thỏa thuận vào tháng 3.
Thủ tướng Angela Merkel ngày 11/3 cam kết sẽ làm mọi thứ có thể để khống chế cuộc khủng hoảng do virus COVID-19 gây ra.
Wolfgang Schaeuble - chủ tịch quốc hội Đức đã kêu gọi kế hoạch kích thích tăng trưởng nhằm vào chính sách về khí hậu, số hóa và cải cách.
Ông đã phát biểu trên tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung (FAS) "Kế hoạch kích thích tăng trưởng này rất quan trọng bởi nó không đơn thuần chỉ là hỗ trợ về mặt tiền bạc mà còn là hành động vô cùng đúng đắn tại thời điểm này."
"Một số người nghĩ rằng chính sách về khí hậu bây giờ không cần phải ưu tiên. Nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm," ông Wolfgang Schaeuble nói, và theo ông, số tiền trợ cấp cho ngành công nghiệp xe hơi sẽ là "vô thường".