Đưa ngay người nhà đến bệnh viện trong thời gian vàng đột quỵ

08/11/2017 13:30 PM | Sống

Cứ mỗi phút trôi qua sẽ mất đi một số lượng lớn các tế bào thần kinh và những tế bào này đã mất đi thì không thể phục hồi lại được, di chứng, tàn phế ảnh hưởng càng lớn. Thời gian vàng là thời gian trong khoảng 3 giờ đầu đến 6 giờ tối đa bệnh nhân phải được điều trị bằng các biện pháp tiên tiến.

Đột quỵ trẻ đang có xu hướng gia tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hằng năm trên thế giới có 17 triệu người bị đột quỵ. Trong số này, có khoảng 5 triệu người bị tàn phế suốt đời và hơn 6 triệu người tử vong.

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, 30% trong số đó tử vong và 70% số người sống sót sau đột quỵ phải sống chung với các di chứng của đột quỵ. Điều này cho thấy đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu.

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ, nhưng dự kiến sẽ có sự dịch chuyển về nhân khẩu học thông qua dân số tăng chậm và ngày càng già đi. Tỷ lệ số dân từ 60 tuổi trở lên của nước ta dự kiến sẽ tăng gần gấp ba, từ 10,7% dân số trong năm 2016 lên 27,9% vào năm 2050. Kéo theo đó là sự gia tăng số người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp… có thể dẫn đến đột quỵ. “Sự thay đổi về nhân khẩu học này là điều đáng mừng vì đây là kết quả của việc giảm tỷ lệ tử vong, tăng tuổi thọ và giảm tỷ lệ gia tăng dân số, nhờ vào các tiến bộ y tế. Tuy nhiên sự thay đổi này cũng dẫn đến một số thách thức, chẳng hạn như thách thức trong việc quản lý bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… có thể dẫn đến đột quỵ, vì các bệnh này khiến người lớn tuổi khó duy trì sức khỏe tốt. Các nhà quản lý y tế đã và đang tiếp tục làm việc để bảo vệ và nâng cao quyền lợi của người lớn tuổi – người cao tuổi có quyền được sống hạnh phúc và năng động, đây cũng là một phần không thể thiếu trong Hiến chương Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi đánh giá cao các tiến bộ y khoa vì nhờ đó mà chất lượng cuộc sống của người cao tuổi được nâng cao,” PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế cho biết.

Tỷ lệ các bệnh nhân bị đột quỵ trẻ đang có xu hướng gia tăng, nhiều bệnh nhân chỉ khoảng từ 12, 13 tuổi và 20, 30 tuổi là những câu chuyện thường gặp hằng ngày. Một tỷ lệ khá lớn các bệnh nhân trẻ tuổi sử dụng các loại thuốc gây nghiện, thuốc lá, rượu, bia,.. là những chất làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, béo phì, thừa cân, ít vận động và sử dụng các chất gây nghiện bia rượu làm tăng lên đáng kể tỷ lệ đột quỵ ở giới trẻ, TS.BS Nguyễn Huy Thắng - Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM chia sẻ.

Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người trẻ, thanh niên bị đột quỵ do cao huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường. Vì vậy, vấn đề quan trọng là từng người trong chúng ta có đủ kiến thức và công cụ để chăm sóc tốt cho sức khỏe, phòng bệnh và nâng cao ý thức dự phòng và phát hiện bệnh sớm, PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế cho biết.

Thận trọng với đột quỵ do rung nhĩ

Đưa ngay người nhà đến bệnh viện trong thời gian vàng đột quỵ - Ảnh 1.

Chuyên gia cập nhật thông tin mới nhất về phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ

Theo TS.BS Nguyễn Huy Thắng, rung nhĩ chiếm tỉ lệ khoảng 15% trong các nguyên nhân gây ra đột quỵ, nhưng chiếm vai trò hết sức quan trọng vì đột quỵ do rung nhĩ có nguy cơ tử vong, nguy cơ tàn phế cao hơn rất nhiều. Nguy cơ tái phát đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ cũng cao hơn so với các bệnh nhân khác. “Có thể thấy đối với các bệnh nhân đã đột quỵ rồi mà liên quan rung nhĩ, chỉ cần sử dụng kháng đông thôi đã giảm được 70% nguy cơ tái phát lại”.

“Điều đáng mừng là đột quỵ do rung nhĩ có thể phòng ngừa được. Các thuốc kháng đông đường uống không phải nhóm kháng vitamin K được xem là bước tiến trong phòng ngừa đột quỵ cho bệnh nhân rung nhĩ. Các thuốc này có hiệu quả tương tự như thuốc kháng vitamin K, nhưng có những ưu điểm đã được chứng minh như: tỷ lệ xuất huyết nội sọ thấp, liều cố định, ít tương tác thuốc và thức ăn, không cần xét nghiệm máu, không cần theo dõi chỉ số INR (chỉ số theo dõi tình trạng đông máu) và thuận tiện sử dụng cho bệnh nhân” , TS.BS Nguyễn Huy Thắng giải thích.

“Tại Bayer, chúng tôi đem đến nhiều giải pháp điều trị tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị trong các lĩnh vực cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… là những bệnh có thể dẫn đến đột quỵ. Chúng tôi cam kết tích cực hợp tác với cơ quan quản lý, cộng đồng y khoa và học thuật để với những tiến bộ này, chúng ta có thể góp phần giải quyết các thách thức của nền y tế Việt Nam. Cùng nhau, chúng ta có thể giúp bệnh nhân được tiếp cận tốt hơn nữa các tiến bộ y khoa, giúp người lớn tuổi kiểm soát tốt bệnh mãn tính, có cuộc sống năng động, khỏe mạnh,” bà Lynette Moey, Giám đốc Nhánh Dược phẩm của Bayer tại Việt Nam cho biết.

Cùng xem video chi tiết tại đây.

A.D

Từ khóa:  sức khỏe
Cùng chuyên mục
XEM