Dự báo không khí Hà Nội tuần này rất ô nhiễm, cảnh báo những bệnh dễ mắc và cách bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân

19/08/2019 11:34 AM | Sống

Cảnh báo Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tuần này tại Hà Nội luôn ở mức ô nhiễm, có hại cho sức khỏe, đặc biệt với nhóm người nhạy cảm về đường hô hấp. Mọi người khi ra đường cần phải đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khỏe.

Dự báo Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội tuần này: nhóm người nhạy cảm phải cẩn thận

Chỉ số AQI là chỉ số chất lượng không khí, theo dõi mức độ chất lượng không khí cho người dân. Chỉ số này giao độ từ 0 đến 500, chỉ số càng cao tức là mức độ ô nhiễm càng lớn. VD: chỉ số AQI từ 0-50 thể hiện chất lượng không khí tốt, ít nguy cơ đến sức khỏe; AQI > 300 được coi là mức nguy hại cho cho sức khỏe, tuyệt đối không được tiếp xúc với không khí mà không có đồ bảo hộ.

Dự báo không khí Hà Nội tuần này rất ô nhiễm, cảnh báo những bệnh dễ mắc và cách bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân - Ảnh 1.

Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội trong tuần này

Dự báo thời tiết 7 ngày tới sẽ nắng từ sáng sớm, oi và nóng hơn tầm trưa và chiều. Thời tiết này rất thích hợp để bụi rắn, bụi mịn phát tán trong không khí. Theo hệ thống theo dõi chất lượng không khí Air Visual, trong tuần này, không khí ở Hà Nội sẽ luôn ở trên mức 100, người dân nói chung và những người nhạy cảm nói riêng có nguy cơ kích ứng và các vấn đề đường hô hấp. Cá biệt, sẽ có những thời điểm chỉ số AQI vượt 150, có hại cho sức khỏe, tăng khả năng bị biến chứng và tăng mức độ trầm trọng của các bệnh tim, phổi khi tiếp xúc với không khí ngoài trời.

Không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Trong không khí, có 6 chất gây ô nhiễm chính gồm bụi mịn PM2.5, bụi PM10, khí CO (carbon oxide); SO2 (Sulfur dioxide); NO2 (Nito dioxide) và Ozone tầng mặt đất. Trong đó Bụi mịn PM2.5 ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe cơ thể.

Dự báo không khí Hà Nội tuần này rất ô nhiễm, cảnh báo những bệnh dễ mắc và cách bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân - Ảnh 2.

Hà Nội đang đứng thứ 2 về mức độ ô nhiễm, hãy cẩn thận và bảo vệ sức khỏe của bạn

Bụi Mịn PM2.5 là các hạt rắn, hạt lỏng lơ lửng trong không khí gây ô nhiễm không khí, có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet (μm). Kích thước của Bụi Mịn nhỏ chỉ bằng 1/30 lần sợi tóc của Ad thôi đấy. Bụi Mịn trông như khói nên dễ len lỏi vào phổi và lỗ chân lông kết hợp với vi khuẩn sẽ là tác nhân đáng gờm phá huỷ sức khoẻ của chúng ta hàng ngày

Một bản đánh giá các bằng chứng về việc tiếp xúc với môi trường không khí xung quanh là một yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư trong năm 2007 đã kết luận rằng phơi nhiễm PM2.5 trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ tử vong bất ngờ lên 6%/10 microgram/m3. Tiếp xúc với PM2.5 cũng làm tăng nguy cơ tử vong do ung thư phổi (khoảng: 15% đến 21%/10 microgram/m3) và tử vong do tim mạch (khoảng: 12% đến 14% mỗi 10 microgram/m3 tăng).

Không khí ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở khu vực thành thị, tiếp xúc với ô nhiễm khói bụi bệnh nhân bị nhược điểm nhầy, giảm chức năng phổi, và dễ bị chẩn đoán bệnh viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng. Không khí ô nhiễm sẽ gây các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) bao gồm các bệnh như viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng mãn. Các nghiên cứu đã chứng minh nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và COPD do gia tăng ô nhiễm không khí từ giao thông gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng làm gia tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong do hen suyễn và COPD.

Ô nhiễm không khí cũng đang nổi lên như là một yếu tố nguy cơ cho đột quỵ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển có nồng độ ô nhiễm cao nhất. Các hiệp hội Y khoa tin rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân tác động gây co mạch, viêm cấp thấp và xơ vữa động mạch.

Bảo vệ sức khỏe trong những ngày ô nhiễm

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, hãy luôn mang khẩu trang khi ra ngoài, tốt nhất là loại có thể lọc được bụi mịn, nếu bạn không có loại này, bạn có thể nhúng ướt khẩu trang vải của mình, nước có thể lọc được một phần bụi trong không khí, và với thời tiết nóng hiện nay, khẩu trang của bạn sẽ nhanh khô thôi. Tuy nhiên với cách này, bạn cần giặt khẩu trang hàng ngày để tránh biến khẩu trang của mình thành nơi cư ngụ của nấm mốc. Không nên dùng khẩu trang dùng 1 lần, bụi vẫn rất dễ dàng lọt qua những chiếc khẩu trang này.

Đóng cửa phòng để tránh không khí bẩn ở bên ngoài. Hãy chạy máy lọc không khí để đảm bảo không khí trong phòng luôn ở mức tốt. Hạn chế hoạt động, làm việc ngoài trời, nhất là các hoạt động thể thao cường độ mạnh, cơ thể bạn sẽ hô hấp nhiều hơn khi vận động mạnh, và bạn sẽ hít nhiều khói bụi vào cơ thể hơn. Uống nhiều nước cũng sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng và lọc bớt độc tố ra khỏi cơ thể, hãy luôn uống 2-3 lít nước mỗi ngày.

Hoàng Lân

Cùng chuyên mục
XEM